28/02/2025 12:25 GMT+7
Trở lại chủ đề

Người lấn chiếm vỉa hè đuổi người đứng chờ xe: 'Chỗ này là chỗ buôn bán chứ cứ đứng xớ rớ đó hoài'

'Chỗ này là chỗ buôn bán chứ cứ đứng xớ rớ đó hoài!'. Tôi đã bị người bán hàng lấn chiếm vỉa hè ở quận Bình Thạnh, TP.HCM nói như vậy khi đứng chờ tài xế xe ôm công nghệ.

'Tôi bị đuổi đi nơi khác khi đứng trên vỉa hè chờ xe' - Ảnh 1.

Vỉa hè, lòng đường Nguyễn Gia Trí (quận Bình Thạnh, TP.HCM) bị lấn chiếm. Ghi nhận tối 23-2 - Ảnh: CHÂU TUẤN

Liên quan đến vụ lấn chiếm và ngang nhiên cho thuê lòng đường, vỉa hè ở nhiều nơi tại TP.HCM được báo Tuổi Trẻ phản ánh, UBND TP.HCM vừa có chỉ đạo xử lý khẩn. 

Theo đó, UBND các quận huyện, TP Thủ Đức cùng các đơn vị liên quan khẩn trương rà soát, báo cáo và đề xuất hướng xử lý tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè và đề xuất hướng xử lý, trình UBND TP.HCM trước ngày 3-3-2025.

Bạn đọc Nhất Nguyên gửi bài viết đến Tuổi Trẻ Online chia sẻ thêm về vấn đề này.

Bị đuổi vì đứng chờ xe ở vỉa hè

Trong lúc tôi đứng trên vỉa hè đường Bùi Hữu Nghĩa (quận Bình Thạnh, TP.HCM) để chờ tài xế xe ôm công nghệ, chủ cửa hàng ban đầu nhìn chằm chằm, rồi sau đó liền đi ra, yêu cầu tôi nếu không mua gì thì đi chỗ khác đứng.

"Chỗ này là chỗ buôn bán chứ cứ đứng xớ rớ đó hoài!" - chị nói khi đã bày đầy hàng hóa lấn chiếm vỉa hè, vốn là chỗ dành cho người đi bộ chứ không phải là nơi được phép buôn bán. 

Cũng con đường này, đi lên một chút, gần khu vực chợ Bà Chiểu, nhiều hàng bán cá, bán dừa, bán bánh... không chỉ chiếm trọn vỉa hè mà còn đưa hàng hóa, thau chậu, xe đẩy xuống dưới lòng đường bán luôn. 

Xe cộ qua lại khó khăn, một số người đi bộ đành phải bước xuống lòng đường, dù biết rằng đi như vậy vừa không an toàn, vừa vi phạm quy định.

Tình trạng lấn chiếm vỉa hè để buôn bán diễn ra ở nhiều nơi. Ngày ngày đi lại trên đường, không khó để bắt gặp những hình ảnh chưa đẹp này. 

Nhiều nơi, chính quyền treo bảng cấm lấn chiếm vỉa hè để buôn bán nhưng rồi ngày ngày, tầm trưa chiều trở đi là một quán cơm tấm với rất đông khách vẫn buôn bán tấp nập, người ra kẻ vô ngay cái bảng cấm đó, như bảng cấm chưa hề tồn tại. 

Hay như đường Nguyễn Hữu Thọ (quận 7), đoạn từ cầu Kênh Tẻ đến ngã tư giao với đường D4 và đường số 15, các hộ bán cá cảnh, bán chậu, bán cây vẫn lấn chiếm gần như toàn bộ vỉa hè từ nhiều năm nay. 

Dịp Tết, có cửa hàng còn chiếm luôn cái trạm xe buýt ngay đó để buôn bán.

Chỗ nào lấn chiếm ít thì đặt bảng quảng cáo hay vài cái ghế nhỏ trên vỉa hè, còn nhiều hơn thì chiếm hết vỉa hè, bày đủ loại bàn ghế, tủ kính, cho xe dựng luôn dưới lòng đường. 

Kỳ lạ hơn nữa là chỉ cần ai đứng đó mà không mua gì là sẽ bị lườm nguýt, kêu phải đi chỗ khác, như sự việc tôi đã gặp phải.

Chờ đợi sự quyết liệt của cơ quan chức năng

Như tại Bangkok (Thái Lan), vốn có văn hóa hàng rong đặc sắc, nhưng nếu để ý sẽ thấy những người bán hàng đứng gọn vào một góc và luôn luôn chừa lối đi cho người đi bộ chứ không "bao" hết vỉa hè. 

Và hết giờ, hết khách, họ cũng dẹp gọn vào nhà hoặc đẩy xe về nhà, ra chỗ khác chứ cũng chẳng biến vỉa hè chung thành lối riêng của nhà mình.

Mô hình cho thuê vỉa hè tại một số tuyến đường ở quận 1 (TP.HCM) thời gian qua phần nào cho thấy tác dụng tích cực trong việc hài hòa lợi ích các bên. Chính quyền có thêm nguồn thu vào ngân sách công, người bán hàng vẫn có chỗ để kinh doanh, người đi bộ vẫn có đường để đi. 

Bên cạnh việc nghiên cứu, hoàn chỉnh và nhân rộng mô hình này, chính quyền địa phương cần tăng cường kiểm tra, xử phạt các cửa hàng lấn chiếm vỉa hè, và phải làm thật quyết liệt.

Nhiều người chỉ ra rằng việc lấn chiếm vỉa hè, xem "của chung thành của riêng" đã xảy ra nhiều năm. Mỗi lần báo chí phản ánh thì chính quyền địa phương đi kiểm tra, phạt rồi sau đó có nơi lại tái diễn như cũ, như trường hợp Tuổi Trẻ Online phản ánh ở quận Bình Thạnh ngày 26-2-2025.

Mới đây, một người quen của tôi khoe rằng chị đang tính sau khi đường ở khu vực chị - nơi đang được giải phóng mặt bằng để thi công mở rộng đường làm xong, chị sẽ buôn bán cái gì đó ngay trên vỉa hè rộng rãi trước nhà chị.

Phải chăng vì vậy mà "cuộc chiến" giành lại vỉa hè, giành lại không gian chung cho cộng đồng và người đi bộ không hề dễ dàng?

Hy vọng với chỉ đạo mới nhất của UBND TP, việc lập lại trật tự vỉa hè, lòng đường sẽ đi vào nề nếp, quy củ hơn, trả lại vỉa hè thông thoáng cho người đi bộ.

Không chỉ tôi mà nhiều người dân TP đang chờ đợi điều đó.

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, cần giải pháp gì mang tính bền vững để quản lý tốt vỉa hè, lòng đường không bị lấn chiếm?

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

Ngang nhiên, tùy tiện cho thuê... vỉa hè

Vỉa hè bị chiếm dụng, cho thuê làm chỗ buôn bán, đậu xe... khiến người đi bộ không có chỗ để đi. Bao giờ hết tình trạng này?

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hình ảnh san lấp chóng vánh đất nông nghiệp được giao, mở cả đường dưới chân cầu

Khu đất nông nghiệp dưới chân cầu Nhật Tân được giao cho các hộ dân ở xã Vĩnh Ngọc (huyện Đông Anh, Hà Nội) theo nghị định 64 của Chính phủ, đã bị san lấp chóng vánh.

Hình ảnh san lấp chóng vánh đất nông nghiệp được giao, mở cả đường dưới chân cầu

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Sau khi hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế để phát triển, như: Khu kinh tế Dung Quất, cửa khẩu Bờ Y, dược liệu đặc hữu sâm Ngọc Linh, khu du lịch Măng Đen, đảo Lý Sơn...

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Từ 2026, Hà Nội và TP.HCM cấm ô tô sản xuất trước năm 2017, thực hư ra sao?

Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền thông tin Bộ Nông nghiệp và Môi trường sắp ban hành quy chuẩn khí thải mới. Trong đó, Hà Nội và TP.HCM cấm ô tô sản xuất trước năm 2017 lưu hành trên địa bàn.

Từ 2026, Hà Nội và TP.HCM cấm ô tô sản xuất trước năm 2017, thực hư ra sao?

Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi mới sẽ có cơ sở 2 ở Kon Tum?

Với địa hình đồi núi, khoảng cách giữa TP Kon Tum và TP Quảng Ngãi hiện nay lên đến 200km. Ban Thường vụ 2 tỉnh cơ bản thống nhất thành lập cơ sở 2 của tỉnh Quảng Ngãi mới ở TP Kon Tum để thuận tiện điều hành.

Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi mới sẽ có cơ sở 2 ở Kon Tum?

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng

Sau cơn mưa lớn đầu mùa, đủ loại rác trôi theo dòng nước dồn ứ tại khu vực cống hộp trên kênh Hy Vọng, quận Tân Bình, TP.HCM. Ngày 11-5, các tình nguyện viên cùng với lực lượng chức năng đã dọn khoảng 20 tấn rác và gắn phao chắn rác ở khu vực trên.

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng

Hậu Giang lấy trụ sở dôi dư làm thư viện, công viên

Trụ sở dôi dư sau sáp nhập tại Hậu Giang được ưu tiên chuyển đổi công năng để làm cơ sở y tế, giáo dục, công viên, thư viện.

Hậu Giang lấy trụ sở dôi dư làm thư viện, công viên
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar