27/02/2025 05:20 GMT+7
Trở lại chủ đề

Thu phí dùng tạm đường, vỉa hè ở TP.HCM: Nơi đã làm, nơi vẫn 'án binh bất động'

Từ tháng 5-2024, TP.HCM đã bắt đầu thực hiện đề án thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè tại một số tuyến đường được quy định. Một số địa phương đã làm và dần vào guồng trong khi nhiều nơi khác vẫn chưa thể thực hiện.

Thu phí dùng tạm đường, vỉa hè ở TP.HCM: Nơi đã làm, nơi vẫn 'án binh bất động' - Ảnh 1.

Lực lượng trật tự đô thị quận Bình Thạnh tuần tra lập lại trật tự ở đường Vạn Kiếp tối 25-2 - Ảnh: CHÂU TUẤN

Một số nơi ở quận 1, 3, 10 đã tiên phong triển khai đề án. Hiện nay, tại những khu vực này, người dân và doanh nghiệp có thể đăng ký sử dụng tạm thời vỉa hè để kinh doanh, giữ xe với mức phí theo quy định. Trật tự vỉa hè cũng đã được cải thiện tích cực.

Nơi làm, nơi vẫn loay hoay

Chị Lê Như, chủ quán ăn trên đường Hai Bà Trưng, quận 1, cho biết: "Gia đình tôi bán hàng ăn, mặt bằng phía trong nhà khá hẹp, tôi luôn lo lắng bị phạt vì để bàn ghế lấn ra vỉa hè. Nhưng từ khi có quy định thu phí, tôi cảm thấy yên tâm hơn khi kinh doanh.

Dù phải đóng tiền nhưng đổi lại, mình được buôn bán - kinh doanh đúng quy định, không thấp thỏm lo bị xử phạt bất ngờ".

Tuy vẫn còn những khu vực tồn tại việc lấn chiếm, nhưng có thể thấy rõ trật tự vỉa hè ở quận 1 đã có những cải thiện.

Trên các tuyến đường Hai Bà Trưng, Đinh Tiên Hoàng, Hàm Nghi, Nguyễn Trãi... vỉa hè đã được quản lý bài bản và chỉn chu hơn. Khu vực dành cho xe máy được người dân sử dụng hiệu quả, ngăn nắp.

UBND quận 1 đã chỉ đạo đội quản lý trật tự đô thị quận cùng các phường thường xuyên giám sát tình hình thực tế, sắp xếp lại các vị trí phù hợp với phương án đã được thông qua, trên cơ sở đó để phát triển việc thu phí cho phù hợp, quản lý đô thị đạt hiệu quả cao.

Thế nhưng, nhiều quận khác vẫn chưa triển khai thu phí do vướng mắc về danh mục các tuyến đường đủ điều kiện hoặc đang chờ xem xét hiệu quả từ các địa phương khác.

Liên quan về vấn đề này, một lãnh đạo địa phương (chưa triển khai đề án) cho hay: "Ở một số quận trung tâm, hạ tầng giao thông được nâng cấp tốt, cấu tạo đô thị đã có sẵn các đoạn vỉa hè rộng nên dễ dàng triển khai đề án quản lý lòng đường, vỉa hè có thu phí.

Với những địa phương ở xa, việc kinh doanh buôn bán hỗn hợp, nhu cầu buôn bán ở vỉa hè để mưu sinh cao và hạ tầng còn hạn chế thì khó có thể triển khai ngay được".

Đại diện Sở Giao thông công chánh TP.HCM cho biết dù thời gian qua đơn vị đã phát hành nhiều văn bản hướng dẫn, đôn đốc, góp ý gửi các đơn vị triển khai (có một số gửi trực tiếp cho chủ tịch TP Thủ Đức, quận huyện) và các đơn vị liên quan tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát.

Nhưng theo báo cáo tiến độ gần đây, hiện chỉ có quận 1, quận 3, quận 4, quận 10, quận 12 triển khai thực hiện thu phí để dùng tạm lòng đường, vỉa hè. Những địa phương còn lại vẫn còn lúng túng, chậm trễ, "chờ đợi" vào các địa phương làm trước...

Thực tế, ngoài những hiện trạng bề rộng lòng đường, vỉa hè còn bất cập (bề rộng hẹp, bố trí nhiều công trình hiện hữu, công tác bảo trì một số nơi chưa được xử lý kịp thời...) thì việc triển khai thu phí, quản lý lòng đường, vỉa hè của một số đơn vị còn chậm, nhiều đơn vị chưa nghiên cứu kỹ các quy định, hướng dẫn do đó còn lúng túng.

Thu phí dùng tạm đường, vỉa hè ở TP.HCM: Nơi đã làm, nơi vẫn 'án binh bất động' - Ảnh 2.

Nhiều hàng quán ở đường Nguyễn Gia Trí (quận Bình Thạnh, TP.HCM) tái lấn chiếm sau khi lực lượng trật tự đô thị rời đi. Ghi nhận tối 25-2 - Ảnh: CHÂU TUẤN

Đại diện Phòng quản lý đô thị quận 1 cho biết quận đã thu vào ngân sách hơn 2,8 tỉ đồng với 542 trường hợp đã đóng phí cho việc dùng tạm lòng đường, vỉa hè.

Điều chỉnh phù hợp luật mới và nhân rộng

Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 26-2, ông Đỗ Ngọc Hải - trưởng Phòng quản lý khai thác hạ tầng giao thông đường bộ (Sở Giao thông công chánh TP.HCM) - cho biết nghị định 168 về quản lý, sử dụng đường bộ, dự kiến có hiệu lực từ đầu năm 2025, có một số thay đổi quan trọng so với Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và liên quan đến nghị định 32.

Do đó, Sở Giao thông công chánh TP.HCM đang rà soát, tham mưu và đề xuất UBND TP.HCM điều chỉnh, đánh giá lại các quy định để đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế.

Trong khi chờ hướng rà soát, điều chỉnh cụ thể về việc sử dụng tạm vỉa hè, lòng đường có thu phí, các địa phương vẫn cần phải tập trung xử lý tình trạng lấn chiếm, xem đây là bước đầu tiên và điều kiện cần thiết để tiến tới quản lý hiệu quả hơn.

Tuy nhiên theo ông Hải, thời gian gần đây, các địa phương ít gửi báo cáo thống kê về tình trạng lấn chiếm vỉa hè và tiến độ tham gia đề án.

Người dân còn tâm lý xem vỉa hè - lòng đường trước nhà là "của nhà mình". Từ đó, dẫn tới tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè và gây khó khăn cho việc triển khai quản lý lòng đường, vỉa hè.

Về chủ trương thu phí sử dụng vỉa hè, lòng đường, ông Hải nhấn mạnh đây là một chính sách mới, sẽ được triển khai linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế, đồng thời tính đến tác động đối với sinh kế của một bộ phận người dân.

Các địa phương cần đề xuất giải pháp phù hợp, chẳng hạn như tổ chức các khu vực mua bán tập trung để hỗ trợ người dân.

"Để thực hiện tốt việc quản lý lòng đường, vỉa hè, cần tăng cường giám sát và nâng cao mức xử lý, xử phạt đối với các trường hợp vi phạm", ông Hải nhấn mạnh.

Thủ tục đăng ký có dễ dàng?

Theo quy định, để được sử dụng vỉa hè hoặc lòng đường có thu phí, cá nhân và doanh nghiệp phải làm hồ sơ đăng ký tại UBND quận/huyện.

Hồ sơ bao gồm đơn xin phép, bản vẽ mô tả khu vực sử dụng và cam kết tuân thủ quy định. Thời gian giải quyết theo ghi nhận khoảng 5 ngày làm việc.

Dù vậy, nhiều hộ kinh doanh mong rằng thủ tục cần được đơn giản hóa, phổ biến rộng rãi hơn qua các ứng dụng.

Hiện nay, quận 1 là địa phương đã áp dụng thu phí qua ứng dụng điện tử giúp người dân dễ dàng tra cứu, đảm bảo minh bạch, tránh thất thoát. Tuy nhiên ở nhiều nơi, việc giám sát vẫn còn hạn chế và chủ yếu dựa vào thủ công.

Với các tuyến đường thí điểm thu phí vỉa hè qua ứng dụng, người dân có thể tra cứu nhanh chóng chức năng hè phố tại vị trí số nhà cụ thể, thông qua bản đồ số hè phố.

Quận 1 cũng triển khai ứng dụng thu phí, lệ phí trực tiếp nộp vào ngân sách nhà nước ưu tiên không dùng tiền mặt để tạo thuận lợi cho người dân.

Quận Bình Thạnh lập lại trật tự vỉa hè trong đêm, có trường hợp tái lấn chiếm ngay sau đó

Tối 25-2, lực lượng chức năng quận Bình Thạnh (TP.HCM) đã ồ ạt ra quân tuần tra, xử lý lập lại trật tự vỉa hè, đặc biệt tại hai điểm nóng mà báo Tuổi Trẻ đã phản ánh là đường Nguyễn Gia Trí và Vạn Kiếp.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chả hiểu vì sao người dân cứ vứt rác quanh cổng trường Châu Văn Liêm, Cần Thơ

Nhiều bạn đọc là phụ huynh học sinh Trường THPT Châu Văn Liêm (quận Ninh Kiều), TP Cần Thơ bức xúc phản ánh về tình trạng vứt rác bừa bãi quanh cổng ngôi trường này từ nhiều năm qua.

Chả hiểu vì sao người dân cứ vứt rác quanh cổng trường Châu Văn Liêm, Cần Thơ

Người đàn ông biến thái ở bờ biển Nha Trang bị gọi lên phường viết cam kết

Lực lượng chức năng đã làm việc với người đàn ông có hành vi biến thái trước mặt các cô gái ở bãi đá ven biển, gần khu vực danh thắng Hòn Chồng - Hòn Đỏ (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa).

Người đàn ông biến thái ở bờ biển Nha Trang bị gọi lên phường viết cam kết

Người bị thương, xe hư hỏng do lún đường ở Tây Ninh: Ai chịu trách nhiệm bồi thường?

Một ô tô và hai xe máy đi qua tuyến đường chưa được nghiệm thu tại Tây Ninh thì bất ngờ bị sụt lún đường dẫn tới hư hỏng và người bị thương, ai sẽ chịu trách nhiệm bồi thường?

Người bị thương, xe hư hỏng do lún đường ở Tây Ninh: Ai chịu trách nhiệm bồi thường?

Giao thông quanh nhà ga T3: Bạn đọc góp ý mở thêm hướng rẽ để tránh ùn tắc

Trước các đề xuất mở thêm hướng rẽ quanh nhà ga T3 để tránh ùn tắc, cơ quan chức năng cho biết đang theo dõi tình hình thực tế để có hướng điều chỉnh phù hợp.

Giao thông quanh nhà ga T3: Bạn đọc góp ý mở thêm hướng rẽ để tránh ùn tắc

Cứ mỗi lần mưa lớn giờ tan tầm ở Thủ Đức, mẹ lại gọi 'con ơi, khoan về'

Sống ở thành phố mà lại phải ngủ lại công ty, ngủ nhờ nhà bạn hay đồng nghiệp, chỉ vì trời mưa.

Cứ mỗi lần mưa lớn giờ tan tầm ở Thủ Đức, mẹ lại gọi 'con ơi, khoan về'

Học sinh hút thuốc lá điện tử, bạo lực học đường: Viết bản kiểm điểm có đủ sức răn đe?

Bản kiểm điểm liệu có đủ sức răn đe đối với những học sinh hút thuốc lá điện tử, bạo lực học đường?

Học sinh hút thuốc lá điện tử, bạo lực học đường: Viết bản kiểm điểm có đủ sức răn đe?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar