03/06/2024 13:59 GMT+7
Trở lại chủ đề

Không nên chạy bộ cường độ cao sau khi uống rượu

Uống rượu trước khi chạy bộ có thể làm tăng nguy cơ bị rối loạn nhịp tim bất thường, bị mất nước nhiều hơn...

Ảnh minh họa: marathonhandbook.com

Ảnh minh họa: marathonhandbook.com

Sau khi uống rượu, chúng ta có thể gặp phải một số vấn đề như suy giảm các chất điện giải, giảm khả năng phối hợp các động tác vận động và phản xạ với tác nhân gây nguy hiểm từ bên ngoài.

Những rủi ro khi tập thể dục sau khi uống rượu bia gồm:

1. Mất các chất điện giải: Uống rượu làm cơ thể mất nhiều nước hơn trong quá trình tập luyện. Bởi vì rượu là một chất lợi tiểu, có nghĩa là nó giảm lượng nước mà thận của một người có thể tái hấp thu trở lại vào máu, khiến họ đi tiểu thường xuyên hơn.

Khi chạy bộ, nhiệt độ toàn thân tăng lên và cơ thể chúng ta "thải nhiệt" bằng cách đổ mồ hôi. Việc đổ mồ hôi kết hợp với tác dụng lợi tiểu của rượu làm tình trạng mất nước trầm trọng thêm, nếu một người tập luyện sau khi uống rượu.

Mất nước có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu qua cơ thể của một người. Lưu lượng máu là cần thiết để oxy và các chất dinh dưỡng đến các cơ và cơ quan của con người. Tác động này làm giảm hiệu suất tập luyện của một người.

2. Ngất do tập luyện (Exercise - Associated Collapse, viết tắt là EAC):

Uống rượu trước khi tập luyện dễ gây ngất, bất tỉnh hơn so với bình thường. Thông thường, hiện tượng ngất do tập luyện hay gặp ở những người tham gia các sự kiện sức bền như marathon, chạy trail.

Một số tình trạng khác cũng tương tự như việc ngất do tập luyện là ngất do say nóng hoặc do hạ huyết áp tư thế ở một số môn thể thao đặc thù.

3. Rối loạn nhịp tim: Uống rượu trước khi tập luyện có thể làm tăng nguy cơ bị rối loạn nhịp tim bất thường. Nguy cơ cao hay thấp còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Trong quá trình chạy bộ, nhịp tim của chúng ta sẽ tăng lên. Nếu có một lượng lớn nồng độ cồn trong máu, tim sẽ phải hoạt động dưới nhiều áp lực hơn.

Một số phương pháp nhằm giảm tác hại của uống rượu trước khi tập luyện

- Dùng bữa trước khi đến buổi nhậu: Khi ăn no, dạ dày sẽ đầy hơn và bạn đọc sẽ uống rượu, bia ít hơn.

- Chờ đến khi cơ thể thanh thải hết rượu.

- Uống nước: Quá trình ngủ kéo dài từ 6 đến 8 giờ, chúng ta gần như không uống nước. Tuy nhiên, do đặc tính lợi tiểu của rượu nên một phần nước trong cơ thể đã bị thải ra sau khi nhậu. Vì vậy, trước khi đi ngủ, cần uống để tránh tình trạng mất nước.

- Giảm cường độ và thời gian tập luyện: Sau khi chờ cơ thể thanh thải hết nồng độ cồn, bạn đọc cần giảm cường độ và thời gian tập luyện khoảng một nửa so với thường ngày.

Nhiều người gặp rủi ro khi tham gia giải chạy bộ: Bác sĩ y học thể thao chỉ ra các bất cập

Thời gian gần đây, các giải chạy bộ dần nở rộ và tạo thành trào lưu lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng. Tuy nhiên đã có nhiều trường hợp gặp sự cố nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí tử vong. Chủ tịch Liên chi hội Y học thể thao TP.HCM nêu ra 3 bất cập.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lại thu hồi mỹ phẩm nhà Đoàn Di Băng, Bộ Y tế yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh

Ngày 24-5, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế tiếp tục có quyết định thu hồi sản phẩm liên quan đến công ty nhà Đoàn Di Băng phân phối. Cục cũng yêu cầu tạm dừng hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty EBC Group và Công ty VB Group.

Lại thu hồi mỹ phẩm nhà Đoàn Di Băng, Bộ Y tế yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh

Người hiến tinh trùng mang gene ung thư, sinh ra ít nhất 67 trẻ, 10 em bị bệnh

Một vụ việc gây chấn động y học châu Âu khi tinh trùng của một người hiến mang đột biến gene hiếm gây ung thư đã được dùng để thụ thai ít nhất 67 trẻ em tại 8 quốc gia, trong đó 10 bé đã mắc bệnh.

Người hiến tinh trùng mang gene ung thư, sinh ra ít nhất 67 trẻ, 10 em bị bệnh

Lần đầu lấy máu xét nghiệm bị nhân viên y tế quát: 'Sợ thì nắm vào cạnh bàn'

Trước những vụ việc người nhà bệnh nhân hành hung nhân viên y tế, chúng tôi không khỏi suy nghĩ khi nhớ lại những câu chuyện dưới đây.

Lần đầu lấy máu xét nghiệm bị nhân viên y tế quát: 'Sợ thì nắm vào cạnh bàn'

Phát hiện tác dụng thần kỳ của ánh sáng ban ngày đối với hệ miễn dịch

Một nghiên cứu mới cho thấy ánh sáng ban ngày có thể giúp tăng cường khả năng của hệ miễn dịch trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, mở ra hướng điều trị mới cho các bệnh viêm nhiễm.

Phát hiện tác dụng thần kỳ của ánh sáng ban ngày đối với hệ miễn dịch

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’ ở Đồng Nai: Thanh tra có làm thay việc của công an?

Sau thông tin vụ 2 mỹ phẩm bị đình chỉ lưu hành do công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối không có dấu hiệu hình sự, bạn đọc mong muốn làm sáng tỏ vụ việc.

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’ ở Đồng Nai: Thanh tra có làm thay việc của công an?

Nhóm dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ dễ bị bỏ qua

Hằng năm khoa phẫu thuật nhi và trẻ sơ sinh, Bệnh viện Việt Đức thực hiện khoảng 2.000 ca mổ dị tật, trong đó hơn 2/3 liên quan đến hệ tiết niệu - sinh dục. Tuy nhiên đây là nhóm dị tật dễ bị bỏ sót bởi nằm ở vùng kín, phụ huynh ít để ý hoặc e ngại.

Nhóm dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ dễ bị bỏ qua
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar