24/05/2025 14:09 GMT+7
Trở lại chủ đề

Phát hiện tác dụng thần kỳ của ánh sáng ban ngày đối với hệ miễn dịch

Một nghiên cứu mới cho thấy ánh sáng ban ngày có thể giúp tăng cường khả năng của hệ miễn dịch trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, mở ra hướng điều trị mới cho các bệnh viêm nhiễm.

hệ miễn dịch - Ảnh 1.

Ánh sáng ban ngày có khả năng "kích thích đồng hồ sinh học" của một loại bạch cầu, giúp tăng cường đáng kể khả năng tiêu diệt vi khuẩn - Ảnh: THE CONVERSATION

Theo trang thông tin y khoa News Medical, ngày 23-5 nhóm nhà khoa học thuộc Đại học Auckland (New Zealand) công bố một báo cáo cho thấy cơ chế ánh sáng ban ngày có thể thúc đẩy khả năng của hệ miễn dịch trong việc chống lại các tác nhân gây nhiễm khuẩn.

Nhóm phát hiện bạch cầu trung tính - loại tế bào miễn dịch phổ biến nhất trong cơ thể - có một “đồng hồ sinh học” giúp chúng nhận biết thời điểm ban ngày và gia tăng hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn.

"Ánh sáng ban ngày kích hoạt đồng hồ sinh học bên trong bạch cầu trung tính, từ đó nâng cao khả năng miễn dịch tự nhiên", phó giáo sư Christopher Hall, trưởng nhóm nghiên cứu thuộc khoa y học phân tử và bệnh học, cho biết.

Các nhà khoa học đã sử dụng cá ngựa vằn - một loài cá nước ngọt nhỏ - làm sinh vật mô hình. Lựa chọn này dựa trên hai yếu tố chính: cấu trúc gene của chúng gần giống với con người, và loài cá này có thể được lai tạo để có cơ thể trong suốt, cho phép dễ dàng quan sát các quá trình sinh học diễn ra bên trong cơ thể chúng theo thời gian thực.

Các thí nghiệm trên cá ngựa vằn cho thấy phản ứng miễn dịch của cá đạt đỉnh điểm vào buổi sáng. Nhóm nghiên cứu cho rằng đây là một “phản ứng tiến hóa”, bởi vào ban ngày vật chủ hoạt động nhiều hơn nên có nhiều khả năng tiếp xúc và đối mặt với nguy cơ nhiễm khuẩn hơn.

Do đó khi gặp ánh sáng ban ngày, đồng hồ sinh học bên trong bạch cầu trung tính được “thiết lập lại”, giúp cải thiện đáng kể khả năng tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập.

Vì loại bạch cầu này chính là những tế bào miễn dịch đầu tiên được điều động đến các vị trí viêm nhiễm, phát hiện này có ý nghĩa rất lớn trong việc ứng dụng vào điều trị nhiều bệnh lý viêm nhiễm.

"Phát hiện này mở đường cho việc phát triển các loại thuốc trong tương lai có khả năng nhắm vào đồng hồ sinh học của bạch cầu trung tính, từ đó nâng cao hiệu quả chống nhiễm khuẩn của chúng”, phó giáo sư Hall nhấn mạnh.

Hiện tại, nhóm nghiên cứu vẫn đang tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về các cơ chế phân tử cụ thể mà ánh sáng tác động và điều chỉnh đồng hồ sinh học của bạch cầu trung tính. Những hiểu biết này được kỳ vọng sẽ đóng góp vào việc tối ưu hóa các chiến lược phòng ngừa và điều trị bệnh nhiễm khuẩn.

Phát hiện chủng vi khuẩn chưa từng biết đến trên trạm vũ trụ của Trung Quốc

Các mẫu lấy từ trạm vũ trụ của Trung Quốc chỉ ra dấu vết của một chủng vi khuẩn chưa từng thấy trên Trái đất.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lấy muỗi trị muỗi

Muỗi, sinh vật từng khiến loài người ám ảnh suốt bao thế kỷ, giờ đây đang được sử dụng như một công cụ cứu rỗi thiên nhiên.

Lấy muỗi trị muỗi

Thủ tướng muốn Cần Thơ tiên phong về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định ngoài "bộ tứ trụ cột" là các nghị quyết của Bộ Chính trị, sắp tới còn các nghị quyết về giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa, sẽ có đường lối tương đối hoàn chỉnh để phát triển đất nước.

Thủ tướng muốn Cần Thơ tiên phong về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Động đất mạnh 3,3 độ ở Măng Đen, Quảng Ngãi

Tại xã Măng Đen, tỉnh Quảng Ngãi vừa xảy ra một trận động đất mạnh 3,3 độ (độ lớn M). Hiện Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.

Động đất mạnh 3,3 độ ở Măng Đen, Quảng Ngãi

Phát hiện mạng lưới sông cổ dài 15.000km trên sao Hỏa

Nguồn nước hình thành nên mạng lưới sông trên sao Hỏa nhiều khả năng là từ mưa liên tục.

Phát hiện mạng lưới sông cổ dài 15.000km trên sao Hỏa

Rùa biển xanh trong Sách đỏ về đẻ trứng ở Hòn Cau

Ngày 11-7, Ban quản lý Khu bảo tồn biển Hòn Cau phát hiện ổ trứng rùa biển xanh, tín hiệu đáng mừng cho công tác bảo tồn loài động vật quý hiếm đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Rùa biển xanh trong Sách đỏ về đẻ trứng ở Hòn Cau

Cực Trái đất dịch chuyển vì các đập nước trên thế giới

Trong 200 năm qua, con người đã âm thầm tác động lên các cực của Trái đất khi xây dựng hàng ngàn đập nước trên khắp thế giới, khiến các cực này dịch chuyển hơn 1m.

Cực Trái đất dịch chuyển vì các đập nước trên thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar