07/04/2024 11:18 GMT+7

Chấn thương thường gặp khi chạy bộ và cách phòng tránh

Tai nạn và chấn thương trong khi chạy bộ, làm sao để chạy bộ an toàn, hạn chế chấn thương không phải ai cũng nắm rõ.

Chạy bộ đúng cách giúp hạn chế chấn thương - Ảnh minh họa: DƯƠNG LIỄU

Chạy bộ đúng cách giúp hạn chế chấn thương - Ảnh minh họa: DƯƠNG LIỄU

Rất dễ chấn thương, vì sao?

Theo bác sĩ Nguyễn Trọng Thủy (nguyên bác sĩ của các đội tuyển quốc gia Việt Nam), chạy bộ là hình thức vận động bình thường của cơ thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tinh thần và vóc dáng.

Mặc dù là bộ môn không yêu cầu kỹ thuật quá cao, thế nhưng chạy bộ nhiều, quá sức có thể khiến bạn gặp một vài chấn thương như: phồng rộp do bàn chân trượt hoặc cọ xát bên trong giày; đau ống chân, đau và viêm ở các cơ và gân chạy dọc theo chiều dài của ống chân.

Các chấn thương mô mềm như bong gân cơ bị kéo hoặc dây chằng hoặc ngã khi chạy, hoặc chạy bộ có thể gây ra vết cắt và trầy xước.

Bác sĩ Thủy cho hay một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ chấn thương khi chạy bộ bao gồm:

- Tập luyện quá sức: chạy vượt quá mức thể lực hiện tại của bạn có thể khiến cơ bắp, gân và dây chằng bị căng. Đau là một chấn thương thường gặp ở người chạy bộ.

- Kỹ thuật không chính xác: có thể làm tăng nguy cơ chấn thương, ví dụ chạy bằng chân không sẽ kéo các cơ ống chân và có thể gây ra những vết rách nhỏ.

- Giày không đúng: loại giày không đúng có thể làm tăng nguy cơ bị các chấn thương khác nhau, bao gồm phồng rộp và đau ống chân.

- Quần áo không đúng cách: mặc quần áo không đúng cách có thể góp phần gây ra các vết thương do quá nóng, cháy nắng hoặc bị lạnh.

- Bề mặt cứng: tác động của việc chạy trên bề mặt cứng có thể gây ra chấn thương bao gồm đau ống chân và gãy xương do căng thẳng.

- Các yếu tố môi trường khác: những yếu tố này có thể bao gồm bề mặt chạy quá lỏng và không ổn định (ví dụ: cát), không khí ô nhiễm, các chướng ngại vật môi trường như cành cây treo thấp hoặc cháy nắng.

Chạy bộ đúng cách thế nào?

Bác sĩ Thủy khuyến cáo việc áp dụng những kỹ thuật chạy bộ đúng cách có thể giúp cơ thể cảm thấy thoải mái hơn và nâng cao hiệu quả luyện tập thể chất. Điều này vừa giúp giảm sự căng thẳng lên cơ thể vừa hạn chế nguy cơ chấn thương ở người tập.

- Luôn nhìn thẳng khi chạy: Việc quá chú ý vào đôi chân sẽ khiến người tập không thể bình tĩnh hoặc khó kiểm soát cảm xúc. Vì thế, khi chạy, mắt nên hướng thẳng phía trước nhìn đường. Điều này sẽ giúp người tập phát hiện sớm nguy hiểm từ xa và hạn chế nguy cơ té ngã, gây chấn thương. Hơn nữa, việc nhìn thẳng kết hợp tư thế cổ thẳng sẽ giúp duy trì dáng chạy đúng, về lâu dài không bị đau nhức mỏi vai gáy.

- Tay ngang với eo: khi chạy bộ, hai tay có thể di chuyển gần eo hoặc chạm nhẹ. Nếu đặt tay trước ngực sẽ không được thoải mái, khiến người chạy mau có cảm giác mệt mỏi.

- Thả lỏng cánh tay: việc siết chặt hoặc gồng cơ tay khi chạy bộ sẽ khiến người tập bị hao tốn sức lực. Vì thế, người chạy bộ, đặc biệt là ở người mới bắt đầu nên thả lỏng cánh tay khi chạy để cảm thấy thoải mái hơn.

- Duy trì tư thế chạy bộ đúng kỹ thuật: khi chạy, người tập cần đảm bảo giữ lưng thẳng không cong vẹo để giảm nguy cơ tổn thương cột sống. Phần vai cũng không được lao về phía trước vì sẽ gây đau nhức bả vai và bắp tay. 

Trong suốt quá trình chạy luôn duy trì tư thế ưỡn ngực, đầu không cúi xuống mà nhìn thẳng, chân hơi chùng gối. Sự phối hợp nhịp nhàng này sẽ giúp chinh phục mục tiêu chạy bộ 5km mỗi ngày và dễ dàng hơn.

- Không dồn quá nhiều lực khiến vai mỏi: trong khi chạy, người tập nên duy trì trạng thái dễ chịu nhất cho đôi vai. Bởi chỉ cần một bộ phận không thoải mái sẽ dồn áp lực lên những bộ phận khác. Tình trạng này có thể khiến người tập căng thẳng, mọi hoạt động tập luyện cũng vì thế mà không đạt hiệu quả.

- Vung tay nhịp nhàng: không chỉ chạy bộ, khi di chuyển hàng ngày cũng cần vung tay để hỗ trợ cơ thể hoạt động dễ dàng hơn. Khi chạy bộ, vung tay đúng cách sẽ giúp người tập cảm thấy thoải mái hơn, nâng cao trải nghiệm tập luyện.

- Giảm nguy cơ mắc chấn thương: chấn thương khi chạy bộ là điều khó tránh khỏi. Mỗi mức độ tổn thương sẽ ảnh hưởng tới cơ thể khác nhau. Một số trường hợp buộc phải tạm ngừng tập luyện trong một thời gian. Tùy thuộc vào mức độ chấn thương nên được sự tư vấn của bác sĩ.

Chạy bộ tốt nhưng ai không nên tham gia?

Mới đây, một nam giới ở Hà Nội bất ngờ tử vong khi chạy bộ. Bệnh viện E cũng vừa tiếp nhận bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch khi tham gia giải chạy.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tình hình sức khỏe 3 bệnh nhân chấn thương nặng trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Tối 9-7, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) và Bệnh viện Nhi đồng 2 đã thông tin về tình hình sức khỏe của 3 bệnh nhân được chuyển đến TP.HCM.

Tình hình sức khỏe 3 bệnh nhân chấn thương nặng trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Xếp hạng 10 cơ sở y tế ở TP.HCM có điểm cao nhất và thấp nhất

Sở Y tế TP.HCM vừa công bố bảng xếp hạng 10 bệnh viện có điểm chất lượng cao nhất và thấp nhất, sau khi kiểm tra chất lượng các bệnh viện trên địa bàn.

Xếp hạng 10 cơ sở y tế ở TP.HCM có điểm cao nhất và thấp nhất

TP.HCM nâng cấp 168 trạm y tế thành 'bệnh viện mini, cửa ngõ' chăm sóc sức khỏe

Sau sáp nhập, TP.HCM tập trung nâng cao năng lực 168 trạm y tế trên địa bàn thành 'bệnh viện mini, cửa ngõ' chăm sóc sức khỏe người dân.

TP.HCM nâng cấp 168 trạm y tế thành 'bệnh viện mini, cửa ngõ' chăm sóc sức khỏe

Thợ điện lạnh phá cửa kính cứu tài xế đột quỵ trong ô tô

Một người thợ sửa chữa điện tử, điện lạnh ở Nghệ An thấy chiếc xe trôi tự do đã nhanh trí phá cửa kính, đưa tài xế bị đột quỵ bên trong xe đi cấp cứu.

Thợ điện lạnh phá cửa kính cứu tài xế đột quỵ trong ô tô

Hà Nội sẽ hỗ trợ 100% tiền đóng bảo hiểm y tế cho những trường hợp nào?

HĐND TP Hà Nội thông qua nghị quyết quy định mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế cho các trường hợp chính sách.

Hà Nội sẽ hỗ trợ 100% tiền đóng bảo hiểm y tế cho những trường hợp nào?

'Kê huyết đằng' vị thuốc quý bổ máu, chữa đau xương khớp nhưng cần sử dụng cho đúng

Gần đây trên mạng xã hội nhiều TikToker sống ở vùng cao đã khai thác và bán cây kê huyết đằng, có người gọi là cỏ máu. Đây là vị thuốc có khả năng chữa bệnh, nhưng cần kết hợp đúng cách với các dược liệu khác mới mang lại hiệu quả cao.

'Kê huyết đằng' vị thuốc quý bổ máu, chữa đau xương khớp nhưng cần sử dụng cho đúng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar