21/05/2025 18:47 GMT+7
Trở lại chủ đề

Đi bộ 7.000 bước mỗi ngày, giảm nguy cơ mắc 13 loại ung thư

Nghiên cứu mới của Đại học Oxford cho thấy chỉ với 7.000 bước mỗi ngày, nguy cơ mắc 13 loại ung thư có thể giảm đáng kể.

đi bộ - Ảnh 1.

Tăng số bước đi bộ hằng ngày có thể giúp phòng ngừa ung thư - Ảnh do AI tạo

Nghiên cứu do các nhà khoa học thuộc Đại học Oxford (Anh) thực hiện với sự tham gia của hơn 85.000 người trưởng thành trên khắp Vương quốc Anh, đã làm rõ mối liên quan giữa hoạt động đi bộ và sức khỏe, đồng thời nhấn mạnh rằng việc tăng số bước đi bộ hằng ngày có thể đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa ung thư.

Trong nghiên cứu, người tham gia được trang bị thiết bị đeo theo dõi vận động, giúp đo chính xác lượng vận động và cường độ hoạt động mỗi ngày - khác với các nghiên cứu trước đây chủ yếu dựa trên báo cáo theo chủ quan.

Sau 6 năm theo dõi, các nhà khoa học ghi nhận một xu hướng rõ ràng: càng đi bộ nhiều, nguy cơ ung thư càng giảm. Lợi ích bắt đầu xuất hiện từ mức 5.000 bước/ngày, và khi đạt ngưỡng 7.000 bước/ngày, nguy cơ ung thư giảm 11%.

Nghiên cứu đã xem xét 13 loại ung thư bao gồm: thực quản, gan, phổi, thận, dạ dày, nội mạc tử cung, bạch cầu dòng tủy, u tủy, đại tràng, đầu và cổ, trực tràng, bàng quang và vú. 

Kết quả cho thấy xu hướng nhất quán: tăng bước đi bộ hằng ngày giúp giảm nguy cơ mắc các loại ung thư này.

Đáng chú ý, nghiên cứu khẳng định không cần phải thực hiện các bài tập thể chất cường độ cao mới có được lợi ích sức khỏe. Số bước đi bộ là quan trọng hơn tốc độ đi bộ trong việc giảm nguy cơ ung thư.

Nghiên cứu cũng phát hiện rằng thay thế thời gian ngồi yên bằng các hoạt động nhẹ hoặc vừa phải đều góp phần giảm nguy cơ ung thư. Điều này cho thấy yếu tố then chốt không phải là cường độ vận động, mà chính là việc giảm thời gian không vận động.

Mức dưới 5.000 bước mỗi ngày được coi là dấu hiệu của lối sống ít vận động và tại ngưỡng này không ghi nhận lợi ích rõ rệt đối với phòng ngừa ung thư. Tuy vậy, ngay cả những thay đổi nhỏ - chẳng hạn như tăng thêm 4.000 bước/ngày, tương đương với khoảng 40 phút đi bộ nhẹ nhàng - cũng đã có thể mang lại tác động tích cực về lâu dài.

Tập thể dục theo độ tuổi: Tuổi nào nên chạy, đi bộ hay tham gia các môn khác?

Mỗi độ tuổi cần lựa chọn thời gian vận động, cường độ vận động khác nhau để cải thiện sức khỏe.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: Đi bộ Ung Thư

Tin cùng chuyên mục

TP.HCM ra văn bản khẩn phòng chống COVID-19, tập trung bảo vệ nhóm nguy cơ cao

Để chủ động ứng phó dịch bệnh COVID-19 diễn biến khó lường trên thế giới, Sở Y tế TP.HCM vừa có văn bản khẩn chỉ đạo các đơn vị liên quan chủ động triển khai phòng chống COVID-19 trên địa bàn TP.

TP.HCM ra văn bản khẩn phòng chống COVID-19, tập trung bảo vệ nhóm nguy cơ cao

Một thiết bị nhà bếp có thể gây nguy cơ ung thư

Nghiên cứu mới cho thấy một thiết bị nấu bếp quen thuộc đang làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư, đặc biệt ở trẻ em.

Một thiết bị nhà bếp có thể gây nguy cơ ung thư

Anh triển khai vắc xin ngừa lậu đầu tiên trên thế giới

Vắc xin 4CMenB được đánh giá là 'bước tiến lớn trong chăm sóc sức khỏe tình dục', hứa hẹn hỗ trợ giảm mạnh số ca mắc bệnh lậu.

Anh triển khai vắc xin ngừa lậu đầu tiên trên thế giới

Người mắc COVID-19: Cách ly như thế nào?

Trong bối cảnh ca mắc COVID-19 tại một số nước đang có xu hướng gia tăng, Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) có văn bản đề nghị các cơ sở y tế sẵn sàng thu dung, cách ly điều trị ca bệnh COVID-19.

Người mắc COVID-19: Cách ly như thế nào?

Bệnh viện tuyến cuối tại TP.HCM lo quá tải sau sáp nhập, có thể tăng cả chục triệu lượt khám

Sau khi Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu sáp nhập vào TP.HCM, dự báo lượt khám bệnh tại các bệnh viện tuyến cuối TP.HCM sẽ tăng gần chục triệu lượt, gây quá tải.

Bệnh viện tuyến cuối tại TP.HCM lo quá tải sau sáp nhập, có thể tăng cả chục triệu lượt khám

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn

Nghiên cứu mới cho thấy siêu vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa có thể phát triển mạnh trong môi trường vô trùng bằng cách ăn nhựa y tế.

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar