21/10/2023 19:32 GMT+7

Chạy bộ tốt nhưng ai không nên tham gia?

Mới đây, một nam giới ở Hà Nội bất ngờ tử vong khi chạy bộ. Bệnh viện E cũng vừa tiếp nhận bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch khi tham gia giải chạy.

Người dân chạy bộ tại công viên ở Hà Nội - Ảnh: NAM TRẦN

Người dân chạy bộ tại công viên ở Hà Nội - Ảnh: NAM TRẦN

Tử vong, nguy kịch khi chạy bộ

Ngày 15-10 vừa qua, một người dân tại quận Tây Hồ, Hà Nội bất ngờ ngã quỵ khi đang chạy bộ tập thể dục. Mặc dù được các bác sĩ cấp cứu nhưng bệnh nhân đã không qua khỏi.

Mới đây, Bệnh viện E lại tiếp nhận nam thanh niên 37 tuổi nhập viện cấp cứu khi đang tham gia một giải chạy phong trào.

Bệnh nhân là anh N.M.H., trong lúc đang tham gia giải chạy bộ phong trào, anh H. thấy chóng mặt, choáng váng và ngất xỉu, được sơ cứu tại bệnh viện gần điểm chạy, sau đó chuyển tới Bệnh viện E.

Theo bác sĩ Đỗ Quốc Phong - phó trưởng khoa hồi sức tích cực và chống độc, Bệnh viện E, anh H. nhập viện trong tình trạng kích thích vật vã, mất nước, mạch nhanh, huyết áp tụt.

"Xét nghiệm máu cho thấy bệnh nhân có dấu hiệu toan chuyển hóa, suy thận cấp, tăng CK máu (một loại enzyme xúc tác phản ứng sinh hóa của cơ thể). Bệnh nhân đã được bác sĩ chỉ định điều trị tích cực, lọc máu. Hai tuần sau, tình trạng bệnh nhân cải thiện, có nước tiểu", bác sĩ Phong thông tin.

Anh H. chia sẻ bản thân anh có tiền sử khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể thao. Tuy nhiên, trước giải chạy ba ngày, bệnh nhân có bị sốt. Hết sốt, anh H. nghĩ mình đã khỏe nên tham gia giải chạy. Các bác sĩ cho rằng đây là sai lầm của bệnh nhân và rất nhiều người đang mắc phải đã vô tình gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Theo bác sĩ Phong, mỗi năm bệnh viện đều tiếp nhận 4-5 bệnh nhân vào cấp cứu do sốc, choáng do vận động gắng sức. Trường hợp như anh H. cũng không phải hiếm gặp.

Bất cứ ai khi tham gia hoạt động thể lực gắng sức đều có thể dẫn tới choáng, sốc, giảm thể tích tuần hoàn. Bệnh nhân sẽ có dấu hiệu choáng váng, mạch nhanh, ngất. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể tử vong.

Ai cần cẩn trọng khi chạy bộ?

Theo PGS.TS Võ Tường Kha - Bệnh viện Thể thao Việt Nam, thực tế trên thế giới hay tại Việt Nam không hiếm những trường hợp tử vong trên đường chạy. Trong đó, trường hợp đột tử ở người trẻ sau khi gắng sức do hai nguyên nhân chính là đột quỵ tim và đột quỵ não.

"Những trường hợp này nhìn bề ngoài trông khỏe mạnh nhưng có thể có bệnh lý tiềm ẩn. Họ có thể mắc các bệnh bẩm sinh về cơ tim, van tim, mạch vành, mạch não... Những tình trạng này không gây ra các triệu chứng khi một người hoạt động bình thường nên chúng thường không được phát hiện.

Tuy nhiên, khi họ hoạt động với lượng vận động quá lớn, vượt ngưỡng của tim, mạch, hô hấp… dẫn đến biến chứng. 

Hậu quả là gây vỡ mạch, thiếu máu (dinh dưỡng, oxy) cho cơ tim, cho não để duy trì hoạt động, ngừng tim đột ngột và tử vong", PGS Kha thông tin.

Một số người cũng có thể có dị dạng ở mạch máu não hoặc có bệnh mãn tính chưa điều trị khỏi. Khi tập luyện cường độ cao, kéo dài gây cường giao cảm, dẫn tới co mạch, tăng huyết áp, gây co thắt mạch não, vỡ điểm yếu (phình) mạch não hoặc làm cơ thể bị quá sức, quá tải dẫn đến những biến cố, đột tử không mong muốn. 

Để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra, chuyên gia khuyến cáo trước khi tập chạy hay chơi bất kỳ môn thể thao nào, đặc biệt đòi hỏi sức bền, người dân đều cần phải kiểm tra thể lực.

Theo bác sĩ Phong, thời gian gần đây có nhiều giải chạy phong trào với sự tham gia đông đảo, thậm chí hàng chục nghìn người.

"Chạy thể dục, thể thao tốt cho sức khỏe nhưng việc chạy cần phù hợp với sức khỏe của mình, không cố chạy gắng sức để đạt mục tiêu của bản thân mà quên đi thể lực hiện tại. Trước mỗi cuộc chạy, bạn cần chuẩn bị tập luyện thật kỹ càng, nâng dần dần độ khó.

Khi tập thể lực, bạn cần chú ý tới các dấu hiệu như khát nước liên tục dù đã uống nước, choáng, mệt cần dừng lại. Sau khi tập luyện, nếu có biểu hiện đau cơ kéo dài, mệt mỏi, nước tiểu ít, nước tiểu có màu đỏ, bạn cần nhanh chóng tới cơ sở y tế để được bác sĩ can thiệp", bác sĩ Phong khuyến cáo.

Tê chân không chỉ do ngồi một chỗ, còn gặp cả khi chạy bộ, vì sao?

Không chỉ ngồi một chỗ trong thời gian dài khiến tê chân hoặc có cảm giác như kiến bò ở lòng bàn chân, mà ngay cả khi chúng ta chơi thể thao cũng gặp tình trạng này. Nhiều người chưa rõ lý do vì sao?

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hành trình ‘tìm con’ của vợ chồng người dân tộc thiểu số

Với chi phí hàng trăm triệu làm thụ tinh trong ống nghiệm, gia đình anh Phùng Văn Ba (34 tuổi, người dân tộc Mường) và chị H Dla Buôn Ya (29 tuổi, người dân tộc Ê Đê) ở Phú Thọ chưa từng nghĩ sẽ có một ngày ước mơ làm cha mẹ thành hiện thực.

Hành trình ‘tìm con’ của vợ chồng người dân tộc thiểu số

VNVC hợp tác với Quỹ Đầu tư Nga về vắc xin công nghệ mới

Ngày 10-5, dưới sự chứng kiến của Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng Bí thư Tô Lâm, Công ty Vắc xin Việt Nam (VNVC) và Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) ký thỏa thuận hợp tác chiến lược, hướng đến chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin.

VNVC hợp tác với Quỹ Đầu tư Nga về vắc xin công nghệ mới

5 thủ phạm ‘giấu mặt’ gây ra nỗi ám ảnh mang tên bệnh trĩ

Bệnh trĩ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở người từ 45-65 tuổi. Dù không nguy hiểm tính mạng, bệnh trĩ lại là “kẻ thù” thầm lặng đe dọa chất lượng cuộc sống, khiến nhiều người ngại ngùng, tự ti.

5 thủ phạm ‘giấu mặt’ gây ra nỗi ám ảnh mang tên bệnh trĩ

Tã hè thoáng khí có lỗ thoát mồ hôi giúp lưng bé luôn khô ráo

Những ngày gần đây, nhóm mẹ bỉm hiện đại đang chia sẻ một bí quyết chọn tã mùa hè: ưu tiên tã có khả năng thoáng khí tốt, đặc biệt ở vùng lưng - nơi bé dễ đổ mồ hôi nhất.

Tã hè thoáng khí có lỗ thoát mồ hôi giúp lưng bé luôn khô ráo

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường: Những phụ nữ thụ tinh ống nghiệm thực sự can đảm, dám hy sinh

Kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đã giúp nhiều gia đình có được hạnh phúc. Tuy nhiên cũng có nhiều góc khuất nhiều người chưa hiểu hết.

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường: Những phụ nữ thụ tinh ống nghiệm thực sự can đảm, dám hy sinh

Ung thư đại trực tràng đang trẻ hóa, làm sao để phát hiện sớm?

Độ tuổi mắc bệnh ung thư đại trực tràng ngày càng trẻ hóa khi không ít người ở độ tuổi 30-40, thậm chí 20, đã trở thành bệnh nhân ung thư.

Ung thư đại trực tràng đang trẻ hóa, làm sao để phát hiện sớm?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar