24/05/2025 16:19 GMT+7
Trở lại chủ đề

Người hiến tinh trùng mang gene ung thư, sinh ra ít nhất 67 trẻ, 10 em bị bệnh

Một vụ việc gây chấn động y học châu Âu khi tinh trùng của một người hiến mang đột biến gene hiếm gây ung thư đã được dùng để thụ thai ít nhất 67 trẻ em tại 8 quốc gia, trong đó 10 bé đã mắc bệnh.

Người hiến tinh trùng mang gene ung thư, sinh ra ít nhất 67 trẻ, 10 em bị bệnh - Ảnh 1.

10 đứa trẻ được thụ thai bằng tinh trùng của người đàn ông mang gene gây ung thư đã được chẩn đoán mắc các bệnh ung thư, bao gồm bạch cầu và u lympho không Hodgkin - Ảnh: THE GUARDIAN

Theo báo Guardian, tinh trùng của một người hiến tặng được phát hiện mang gene gây ung thư đã được sử dụng để thụ thai ít nhất 67 đứa trẻ tại 8 quốc gia khắp châu Âu. Trong số này, 10 em đã được chẩn đoán mắc các bệnh.

Trường hợp này làm dấy lên lo ngại về việc thiếu các giới hạn và quy định quốc tế về số lượng con có thể sinh ra từ một người hiến tinh trùng.

Vụ việc được phát hiện khi hai gia đình khác nhau tại châu Âu cùng báo cáo con mình mắc cùng một loại ung thư hiếm liên quan đến một biến thể gene. Xét nghiệm cho thấy cả hai trẻ đều mang một biến thể hiếm ở gene TP53, nghi ngờ liên quan đến nguồn tinh trùng hiến tặng.

Qua điều tra, Ngân hàng Tinh trùng châu Âu xác nhận người hiến này mang đột biến gene TP53, có liên quan đến hội chứng Li-Fraumeni - một rối loạn di truyền làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại ung thư.

Người này đã hiến tặng tinh trùng vào năm 2008, khi biến thể gene này chưa được biết đến rộng rãi là nguyên nhân gây ung thư, và cũng không thể phát hiện qua các phương pháp sàng lọc tiêu chuẩn thời điểm đó.

Thông qua phối hợp giữa các khoa di truyền và nhi khoa trên khắp châu Âu, đã xác định được 67 trẻ từ 46 gia đình ở 8 quốc gia có liên quan đến người hiến này.

Trong đó, 23 trẻ mang biến thể gene nguy cơ, và ít nhất 10 em đã phát bệnh ung thư nghiêm trọng như bạch cầu và u lympho không Hodgkin. Các trẻ này được khuyến nghị theo dõi y tế nghiêm ngặt bằng MRI toàn thân định kỳ, chụp MRI não, và tầm soát định kỳ khi trưởng thành.

Người phát ngôn của Ngân hàng Tinh trùng châu Âu, bà Julie Paulli Budtz, cho biết họ rất đau lòng trước vụ việc, đồng thời khẳng định người hiến đã được xét nghiệm kỹ lưỡng. Dù vậy, số lượng chính xác trẻ được sinh ra từ người hiến này vẫn chưa được ngân hàng công khai.

Bà thừa nhận rằng “không thể phát hiện đột biến gây bệnh nếu không biết chính xác cần tìm gì”, và kêu gọi đối thoại quốc tế để thiết lập giới hạn số lượng gia đình cho mỗi người hiến.

Hiện tại, ngân hàng này đang áp dụng giới hạn toàn cầu là tối đa 75 gia đình cho mỗi người hiến tinh trùng.

Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng con số này vẫn quá cao và việc thiếu hệ thống quốc tế để theo dõi và thông báo cho người nhận về các rủi ro di truyền là một thiếu sót nghiêm trọng.

Giáo sư Nicky Hudson thuộc Đại học De Montfort (Anh) cảnh báo việc vận chuyển và sử dụng tinh trùng giữa các quốc gia mà không có giới hạn phù hợp có thể dẫn đến những hệ lụy y tế và xã hội sâu rộng.

Bà nhấn mạnh cần có sự phối hợp quốc tế để đặt ra giới hạn nghiêm ngặt hơn, cũng như cải thiện cơ chế truy vết và thông báo khi phát hiện các vấn đề y tế nghiêm trọng liên quan đến người hiến.

Thú tiêu khiển mới của giới nhà giàu: Cuộc đua tinh trùng

Vào ngày 25-4 tới, một cuộc đua mới toanh lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại sẽ xuất hiện. Ở đấu trường này, các vận động viên là những chú... tinh trùng!

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lò vi sóng tạo ra bức xạ, có gây hại khi hâm thức ăn?

Những cảnh báo lan truyền trên mạng xã hội cho rằng khi hoạt động, lò vi sóng phát ra bức xạ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Lò vi sóng tạo ra bức xạ, có gây hại khi hâm thức ăn?

Từ vụ hút thuốc bồi thường 4,8 triệu, cách nào chấm dứt hút thuốc ở nơi cấm?

Nhiều bạn đọc quan tâm với câu hỏi: Các quy định cấm hút thuốc ở những nơi không được hút lâu nay thực thi ra sao?

Từ vụ hút thuốc bồi thường 4,8 triệu, cách nào chấm dứt hút thuốc ở nơi cấm?

Nụ hôn, chiếc cầu trường sinh cho tình yêu và sức khỏe?

Trong những món quà vô giá mà tạo hóa dành tặng loài người, có lẽ không gì tinh tế và kỳ diệu bằng nụ hôn.

Nụ hôn, chiếc cầu trường sinh cho tình yêu và sức khỏe?

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Quy trình hiến máu hiện nay diễn ra rất nhanh chóng với việc quét mã QR căn cước công dân, an toàn và hoàn toàn miễn phí. Người hiến máu sẽ trải qua các bước kiểm tra sức khỏe, lấy máu và nghỉ ngơi dưới sự hỗ trợ của nhân viên y tế.

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Kê đơn thuốc 2-3 tháng/lần: Nhiều bệnh nhân mãn tính nói chỉ được cấp thuốc như cũ

Quy định mới cho phép kê đơn thuốc mãn tính tối đa 90 ngày nhưng tại nhiều bệnh viện, bệnh nhân vẫn chỉ nhận thuốc 28 ngày.

Kê đơn thuốc 2-3 tháng/lần: Nhiều bệnh nhân mãn tính nói chỉ được cấp thuốc như cũ

Cần tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ

Làm thế nào để chủ trương này thực sự đi vào cuộc sống? Tuổi Trẻ ghi nhận ý kiến của người dân, bác sĩ và chuyên gia.

Cần tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar