TTCT - Gần như mọi phân tích về chiến tranh và chiến tranh trên biển hiện đại đều cho rằng tàu sân bay ngày nay là những mục tiêu quá ngon ăn trong thời buổi định vị và bấm nút: chúng có thể bị tìm ra, theo dõi, và tiêu diệt bằng tên lửa dễ hơn nhiều so với trước kia. Vậy thì tại sao nhiều nước vẫn chạy đua đóng mới những chiếc tàu ngày một lớn?Visakhapatnam - tàu khu trục tên lửa có dẫn đường tàng hình P15B bản địa đầu tiên, đóng tại bến tàu Mazagon, Mumbai được bàn giao cho Hải quân Ấn Độ ngày 28 -10 -2021. (Nguồn: Wiki)Không chỉ Trung Quốc hay Ấn Độ tăng cường năng lực tàu sân bay. Trong thập kỷ qua, Anh đã đóng mới và đưa vào biên chế hai tàu sân bay lớn, Nhật Bản chỉnh sửa hai tàu hiện hữu để có thể cất và hạ cánh máy bay chiến đấu hiện đại, Hàn Quốc đang cân nhắc tự đóng tàu sân bay...Câu trả lời có lẽ nằm ở tính đa nhiệm của loại tàu này. Nhưng trước hết, chúng vẫn còn hữu ích về mặt quân sự: vẫn là một sân bay di động có lẽ dễ phòng thủ và sống sót hơn so với các cơ sở cố định. Thậm chí ngay cả nếu tàu sân bay gặp rủi ro lớn trong kịch bản chiến đấu cường độ cao, chúng vẫn hữu ích trong hàng loạt kịch bản khác khi chiến sự không diễn ra quá cấp tập, hay thậm chí cho các mục đích phi quân sự.Sự ra đời của các máy bay chiến đấu thế hệ mới cũng là một nguyên nhân quan trọng. Như với Mỹ, thế hệ máy bay chiến đấu thứ năm F-35B có thể vận hành ngay cả trên những tàu sân bay nhỏ, chi phí phải chăng. Các phi đội của không - hải quân Anh, Ý, và Nhật Bản hiện đều có chủ lực là F-35B. Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ và Úc cũng đều có các máy bay này.Thứ hai, việc hạ thủy một tàu sân bay mang lại uy tín lớn lao cho một quốc gia nói chung, và hải quân nước đó nói riêng, như những tự hào phủ kín báo chí Ấn Độ và Trung Quốc suốt hơn một tháng qua. Ngay cả nếu chỉ hoạt động hạn chế trong một chiến dịch Đài Loan chẳng hạn, các tàu sân bay Trung Quốc vẫn có ý nghĩa tinh thần to lớn. Nga cũng đã vất vả đưa chiếc tàu sân bay cổ lỗ của họ, Đô đốc Kuznetsov, tới tận Syria vào năm 2016 chỉ để chứng minh rằng họ vẫn còn năng lực đó.Với những nước như Mỹ, Anh, hay Nga, chiếc tàu sân bay thể hiện năng lực toàn cầu của một quân đội. Với Trung Quốc và Ấn Độ, nó đại diện cho tính hiện đại và sự vươn lên vị thế siêu cường.Tuy nhiên, như đã nói, không phải nước nào cũng mặn mà hay đủ sức theo đuổi hoặc tiếp tục đại dự án tàu sân bay. Nga chính là một ví dụ, chiếc Đô đốc Kuznetsov đã ngưng hoạt động từ năm 2018 để bảo dưỡng và không biết bao giờ mới trở lại. Hải quân Brazil cũng đã thất bại trong việc đưa trở lại biển chiếc Sao Paulo (vốn là chiếc Foch cũ của Pháp). Những nước này có vẻ quyết định rằng chi phí đóng, mua mới và duy trì tàu sân bay là quá cao so với lợi ích và uy tín thu được.■ Tags: Tàu sân bayTrung QuốcẤn Độ
Tuổi Trẻ Cuối Tuần số 26-2025: Muốn biết kinh tế ra sao, hãy hỏi người tiêu dùng TTCT 10/07/2025 384 từ
Tin tức thế giới 10-7: Ông Trump áp thuế 50% với Brazil; Cựu tổng thống Yoon lại bị bắt DUY LINH 10/07/2025 Ông Trump: Mỹ tốt với châu Phi hơn Trung Quốc; Ông Trump chỉ trích các chính sách của Brazil; Mỹ và Ukraine bàn cách trừng phạt Nga nặng hơn.
Tin tức sáng 10-7: Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét phê chuẩn bổ nhiệm nhân sự BÌNH KHÁNH 10/07/2025 Một số tin tức đáng chú ý: Petrolimex lên tiếng vụ ông Đào Nam Hải; Giao dịch hàng trăm tỉ đồng, nhưng một công ty công bố thông tin sai lệch; Tổng giám đốc Nova Consumer bất ngờ từ chức; ‘Viện Máu’ kêu gọi thêm 30.000 đơn vị máu cho dịp hè...
Từ 2026 người dân được khám sức khỏe định kỳ miễn phí THÀNH CHUNG 10/07/2025 'Khám sức khỏe định kỳ là để người dân chủ động đánh giá tình trạng hiện tại, dự phòng, tầm soát, chẩn đoán sớm các bệnh lý có thể xảy ra, giúp ngành y tế địa phương xác định được cơ cấu bệnh tật tại địa phương".
Sốc: PSG 'nhấn chìm' Real Madrid ở bán kết FIFA Club World Cup 2025 HOÀI DƯ 10/07/2025 Rạng sáng 10-7, PSG đã đè bẹp Real Madrid 4-0 ở bán kết, qua đó giành quyền vào chung kết FIFA Club World Cup 2025.