20/11/2023 18:31 GMT+7
Trở lại chủ đề

Sứ mệnh của nhà văn là phải viết cho hay

Theo nhà văn Dạ Ngân, sứ mệnh của các nhà văn đương đại trong việc đưa văn học Việt Nam ra thế giới là phải viết cho hay và không lặp lại chính mình.

Từ trái qua: nhà văn Lưu Vĩ Lân, Dạ Ngân, Lại Văn Long - Ảnh: THÁI THÁI

Từ trái qua: nhà văn Lưu Vĩ Lân, Dạ Ngân, Lại Văn Long - Ảnh: THÁI THÁI

Ngày 20-11, tại TP.HCM diễn ra sự kiện giao lưu với ba nhà văn Dạ Ngân, Lưu Vĩ Lân, Lại Văn Long về chủ đề ký ức lịch sử, sự nghiệp sáng tác và vai trò của các nhà văn đương đại Việt Nam. 

Chương trình do lớp dịch văn học (LIT310) Trường đại học Fulbright Việt Nam tổ chức.

Dạ Ngân khuyên không lặp lại chính mình

Ngoài chia sẻ kỷ niệm liên quan đến chiến tranh Việt Nam, các nhà văn còn đưa ra những ý kiến về việc đưa văn học Việt Nam ra quốc tế.

Nhà văn Dạ Ngân cho rằng sứ mệnh của các nhà văn đương đại trong việc lan tỏa văn học Việt Nam trước hết là phải viết cho hay.

Bà nói: "Nhà văn cứ viết mà không cần nghĩ tác phẩm sẽ được dịch ra nước nào. Sứ mệnh của nhà văn là phải tập trung viết hay. Sau đó là phải khác với những cuốn sách trước của mình.

Khi viết 10 cuốn thì phải khác hết 10. Nếu như đạt được điều đó thì sẽ lan tỏa, sẽ được giải thưởng, được dư luận quan tâm, từ đó tự khắc sẽ có người dịch và đưa tác phẩm của mình ra thế giới".

Nhà văn Dạ Ngân tại buổi giao lưu vào ngày 20-11 - Ảnh: THÁI THÁI

Nhà văn Dạ Ngân tại buổi giao lưu vào ngày 20-11 - Ảnh: THÁI THÁI

Một trong những nhà văn viết hay mà tác giả Gia đình bé mọn yêu thích là Nguyễn Ngọc Tư. Bà thích văn của Nguyễn Ngọc Tư vì có ngôn ngữ thuần Nam Bộ nhưng được hàn lâm hóa một cách có ý thức.

Nguyễn Ngọc Tư cống hiến từ ngữ Nam Bộ cho kho từ ngữ Việt Nam, người miền Bắc đọc tới đọc lui sẽ hiểu vì Tư đặt chữ đúng văn cảnh và rất đắt giá.

"Nguyễn Ngọc Tư tự đọc, tự học nhiều, vì vậy mà đọc sách của cô ấy sẽ thấy ngày càng minh triết. Tài năng và thiên lương của nhà văn lớn cho nên mới làm được những điều trên" - nhà văn Dạ Ngân trao đổi với Tuổi Trẻ Online.

Còn đối với Lại Văn Long, ông nghĩ bên cạnh sự nỗ lực của các nhà văn thì sự góp sức của nhà nước chính là "đòn bẩy" hiệu quả đưa văn học Việt Nam ra thế giới, đây chính là điều mà tác giả Hồ sơ lửa mong mỏi từ lâu.

"Vấn đề dịch thuật trong nhiều năm qua còn hạn chế, chỉ thỉnh thoảng mới có vài tác phẩm được dịch.

Trong số đó, đa phần không thông qua cơ quan chuyên môn mà được chuyển ngữ dựa vào mối quan hệ cá nhân của các nhà văn hoặc đến từ nhu cầu tìm hiểu văn học Việt Nam của một số người nước ngoài.

Đây không phải quy trình dịch bền vững, có bề sâu làm cho nền văn học Việt Nam đủ sức bật lên. 

Bên cạnh đó, đa phần tác phẩm dịch đều đã cũ, ít chú trọng văn học lúc đổi mới, chính vì vậy tôi mong sẽ có nhiều tác phẩm viết về thời hiện đại" - ông Long nói.

"Người yêu dấu" sắp được xuất bản tại Mỹ

Trong nỗ lực đưa văn học Việt Nam ra thế giới, cuốn tiểu thuyết Người yêu dấu của nhà văn Dạ Ngân sắp có phiên bản tiếng Anh phát hành tại Mỹ.

Sách Người yêu dấu phiên bản tiếng Việt do NXB Phụ Nữ phát hành năm 2017 - Ảnh: NXB Phụ Nữ

Sách Người yêu dấu phiên bản tiếng Việt do NXB Phụ Nữ phát hành năm 2017 - Ảnh: NXB Phụ Nữ

Bà "bật mí" với Tuổi Trẻ Online rằng việc ký kết hợp đồng đã xong, bây giờ ê kíp ở Mỹ đang chuẩn bị biên tập và làm bìa.

Dự kiến đầu năm 2024 sẽ chính thức xuất bản.

Trước Người yêu dấu, tác phẩm Gia đình bé mọn chính là quyển sách được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất của nhà văn Dạ Ngân.

Sách đã có bản tiếng Anh, tiếng Pháp. Bản tiếng Hàn đang trong quá trình dịch.

Nói về sự khác nhau của hai tác phẩm, Dạ Ngân nói Gia đình bé mọn là cuốn tiểu thuyết tự truyện về chủ đề tình yêu, gia đình, gia tộc, chiến tranh và thời hậu chiến.

"Còn Người yêu dấu có dung lượng 'mỏng và nén', vấn đề được nêu ra cụ thể là 'khi trao vũ khí vào tay con người thì sẽ có xu hướng lạm sát, bản thân con người bị kích động khi cầm được vũ khí giết người trong chiến tranh'.

Cuốn sách đã có một góc nhìn khác về chiến tranh", tác giả bày tỏ.

Bảo Ninh không viết Nỗi buồn chiến tranh để chữa lành

Nhà văn Bảo Ninh nói đời sống xã hội làm cho những người lính như ông dịu đi những 'chấn thương' vì chiến tranh, chứ tự thân mỗi người thì không làm được.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sài Gòn từng là 'Paris thu nhỏ' trong mắt người Pháp

Theo PGS.TS Trần Thị Mai, trong quá khứ, người phương Tây ví Sài Gòn còn lớn hơn Băng Cốc của Vương quốc Xiêm và không thua kém một số thành phố ở châu Âu. Vì vậy, họ đã từng quyết tâm xây dựng Sài Gòn thành một 'Paris thu nhỏ'.

Sài Gòn từng là 'Paris thu nhỏ' trong mắt người Pháp

Con trai Kim Tử Long đóng Lý Thường Kiệt, nối tiếp vai diễn của ông ngoại và cha

Nghệ sĩ Trinh Trinh vừa đăng trên trang cá nhân tiết mục dự thi của con trai cô, cháu Gia Khánh, thể hiện nhân vật Lý Thường Kiệt. Đây là nhân vật mà nghệ sĩ Kim Tử Long cũng mới vừa thể hiện dịp đại lễ 30-4.

Con trai Kim Tử Long đóng Lý Thường Kiệt, nối tiếp vai diễn của ông ngoại và cha

Kêu gọi tăng ni, phật tử tình nguyện trực bảo vệ xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức

Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM tổ chức lễ tưởng niệm 62 năm Bồ tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân, tại Việt Nam Quốc Tự.

Kêu gọi tăng ni, phật tử tình nguyện trực bảo vệ xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức

Bác Hồ, những hình ảnh đẹp và những bài báo cuối cùng canh cánh nỗi niềm ‘vì miền Nam ruột thịt'

Triển lãm ‘Rạng rỡ tên Người’ tại báo Nhân Dân (71 Hàng Trống, Hà Nội) đang giới thiệu tới người xem những bức ảnh cảm động về Bác Hồ và cả những bài báo Bác viết canh cánh nỗi niềm ‘vì miền Nam ruột thịt’.

Bác Hồ, những hình ảnh đẹp và những bài báo cuối cùng canh cánh nỗi niềm ‘vì miền Nam ruột thịt'

Đề xuất cấm trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và phát tin bài như báo chí

Dự thảo Luật Báo chí sửa đổi đề xuất nghiêm cấm trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và phát tin, bài như cơ quan báo chí.

Đề xuất cấm trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và phát tin bài như báo chí

Nghệ sĩ lô tô Cường Phạm qua đời ở tuổi 31, gia cảnh vô cùng khó khăn

Diễn viên Cường Phạm mất ngày 15-5, hưởng dương 31 tuổi, sau một thời gian điều trị bệnh tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới. Cường Phạm là một nghệ sĩ lô tô được nhiều người yêu mến.

Nghệ sĩ lô tô Cường Phạm qua đời ở tuổi 31, gia cảnh vô cùng khó khăn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar