19/12/2004 18:12 GMT+7

Giao lưu văn học với Trần Đăng Khoa và Dạ Ngân

LAM ĐIỀN
LAM ĐIỀN

TTO - Các bạn trẻ thủ đô thật sự xúc động khi được nghe nhà văn Dạ Ngân cùng với nhà thơ Trần Đăng Khoa tâm sự trong chương trình giao lưu văn học tại Cung thiếu nhi Hà Nội vào sáng nay, 19-12.

Phóng to
Trần Đăng Khoa đang kể chuyện Đảo chìm - Ảnh: Lam Điền
TTO - Các bạn trẻ thủ đô thật sự xúc động khi được nghe nhà văn Dạ Ngân cùng với nhà thơ Trần Đăng Khoa tâm sự trong chương trình giao lưu văn học tại Cung thiếu nhi Hà Nội vào sáng nay, 19-12.

Với cách gọi miền Tây Nam Bộ là "miền sáng tác", nhà văn Dạ Ngân giới thiệu với các em những bối cảnh, con người, những tâm sự về nhân vật để ra đời truyện Miệt vườn xa lắm.

Tại buổi giao lưu, cậu học sinh Quang Huy đã hỏi cô Dạ Ngân có khóc khi đọc lại truyện Miệt vườn xa lắm không, và cậu thú thật rằng đã khóc đến mấy lần khi đọc truyện này. Một cậu bé khác nói rằng cậu đã phải nhờ bà giải thích một số từ ngữ Nam bộ khi đọc truyện...

Các bạn nhỏ rất lí lắc thắc mắc tại sao cô Dạ Ngân ở Hà Nội đã lâu nhưng tác phẩm chủ yếu vẫn viết về Nam bộ. Nhà văn Dạ Ngân cho rằng để viết được những đề tài Hà Nội, cô cần có một thời gian, "để cho cái chất Hà Nội nó ngấm vào người đã".

Không khí của cuộc giao lưu sôi nổi và cuốn hút hẳn lên khi nhà thơ Trần Đăng Khoa "đăng đàn" kể chuyện Đảo Chìm ở Trường Sa. Chuyện về những người lính thèm rau sống đến nỗi vừa về tới đất liền đã lao ngay vào quán phở nhai ngấu nghiến toàn rau là rau; chuyện Trần Đăng Khoa và người bạn lạc vào một đảo hoang, bất ngờ phát hiện ra miếu thờ thủy thần với rất nhiều tiền thật đã mủn nát...

Đề tài người lính đã được các em tìm mọi cách cảm nhận qua rất nhiều câu hỏi về nhân vật, về cảm hứng, về cách dùng từ... Tin rằng có nhiều em đang nung nấu giấc mộng văn chương, nhà thơ Trần Đăng Khoa gửi gắm: "Tác phẩm chú thấy tâm đắc là tác phẩm chú định viết. Viết văn như người leo núi, trước mỗi đỉnh núi sắp leo đều thấy cao, thấy thú vị, nhưng leo lên rồi lại thấy thấp, lại phải leo tiếp..."

Để chứng minh khả năng văn chương, các bạn trẻ của Cung thiếu nhi cũng lên diễn đàn trình bày các sáng tác của mình. Cậu bé Quang Anh, lớp ba trường Trưng Trắc, biểu diễn bài "Chúng cháu đến thăm ông bà" được viết khi em được nhà trường cho đi thăm các gia đình liệt sĩ. Bài thơ rất có âm hưởng của Trần Đăng Khoa thuở còn là "thần đồng":

Chúng cháu đến thăm ông bàthấy vui như được về nhà mình chơiông bà tuy đã già rồitóc xanh bạc trắng, râu thời phơ phơtrong căn nhà sạch đơn sơcháu nghe bà kể chuyện xưa nước mình...

LAM ĐIỀN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

Đúng 17h, xá lợi Đức Phật đã về đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong sự nghênh đón long trọng của hàng ngàn người dân, Phật tử xếp hàng phía trước chùa và các tuyến đường xung quanh.

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Theo Phật Sự Online, chiều 13-5 xá lợi Phật được Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chư tăng Ấn Độ cung rước đã đến sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội.

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Tượng đài 'Bác Hồ về thăm quê' được Bộ Công an trao tặng nhân dân tỉnh Nghệ An, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2025).

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Gần mười năm kể từ khi xuất bản ở Pháp, tiểu thuyết Le venin du papillon của Anna Mọi mới có bản dịch tiếng Việt dưới tên Nọc bướm.

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

Xá lợi Phật được chư tôn đức Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ấn Độ cung rước đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) sau thời gian tôn trí tại núi Bà Đen.

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ

Nhiều ý kiến tỏ lòng thành kính tiếc thương PGS Bùi Hiền, cũng như ghi nhận những đóng góp của ông với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ.

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar