16/11/2023 17:26 GMT+7

Bảo Ninh không viết Nỗi buồn chiến tranh để chữa lành

Nhà văn Bảo Ninh nói đời sống xã hội làm cho những người lính như ông dịu đi những 'chấn thương' vì chiến tranh, chứ tự thân mỗi người thì không làm được.

Nhà văn Bảo Ninh tại buổi giao lưu vào sáng 16-11 - Ảnh: THÁI THÁI

Nhà văn Bảo Ninh tại buổi giao lưu vào sáng 16-11 - Ảnh: THÁI THÁI

Ngày 16-11, khoa văn học Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) tổ chức buổi gặp gỡ, trò chuyện cùng nhà văn Bảo Ninh và GS Hà Mạnh Quân (Đại học Montana, Mỹ) - người dịch các tác phẩm của Bảo Ninh.

Nhắc nhớ "Nỗi buồn chiến tranh"

Tại chương trình, Bảo Ninh chia sẻ nhiều điều về tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh - cuốn tiểu thuyết được bạn đọc đón nhận nồng nhiệt suốt mấy chục năm qua.

Nỗi buồn chiến tranh kể về câu chuyện của người lính tên Kiên, dòng thời gian trong sách đan xen giữa hiện tại đầy ám ảnh, hồi ức mất mát về chiến tranh và mối tình đầu giữa Kiên và cô bạn học Phương. 

Tác phẩm đã đi sâu vào nỗi niềm cá nhân của người lính để bật lên những câu chuyện cảm động nhất về chiến tranh. 

Năm 1991, cuốn tiểu thuyết được tặng Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam. Sau đó, sách được dịch và xuất bản đi hàng chục quốc gia trên thế giới.

Sách "Nỗi buồn chiến tranh" - Ảnh: NXB Trẻ 

Sách "Nỗi buồn chiến tranh" - Ảnh: NXB Trẻ

Trước câu hỏi "Có phải Bảo Ninh viết Nỗi buồn chiến tranh để chữa lành cho những "chấn thương" trong quá khứ?", nhà văn trả lời:

"Vì cuộc chiến ở Việt Nam rất dài và mang tính chất toàn dân, sau khi đi bộ đội về thì người lính sẽ lao vào cuộc sống bình thường, anh ấy gặp toàn những người từng tham chiến nên không đơn độc. 

Năm tháng của cuộc sống sau chiến tranh là rất gian lao. Toàn dân chìm trong đời sống đó. 

Từ đây, những người lính được đời sống xã hội xung quanh làm cho dịu đi, chứ không phải tự mình làm được.

Cách viết văn chỉ là một trong những việc làm ở đời sống mới, ngoài ra còn có các hoạt động như kiếm sống, hòa mình vào mọi người, trả ơn nghĩa đến thế hệ của mình. Cho nên, đó không hẳn là chữa lành".

Xuất bản những truyện ngắn của Bảo Ninh

Trong sự nghiệp văn chương cá nhân, Bảo Ninh đã viết một số truyện ngắn về đề tài chiến tranh, trong đó có nhiều tác phẩm ấn tượng như Khắc dấu mạn thuyền, Bội phản, Bí ẩn của làn nước...

Vào tháng 3 năm nay, quyển sách Hà Nội at midnight (Hà Nội lúc 0 giờ) - tập hợp 12 truyện ngắn đặc sắc của Bảo Ninh - đã được ra mắt. Người chọn và dịch tuyển tập này là GS Hà Mạnh Quân (Đại học Montana, Mỹ).

Theo ông Quân, điểm đặc biệt trong văn phong của Bảo Ninh nằm ở ngôn từ. 

Tác giả Nỗi buồn chiến tranh dùng ngôn từ rất đẹp, có kết cấu câu chuyện hay với nhiều chuyển biến bất ngờ, điều này khiến độc giả không thể đoán trước.

Sau khi ra mắt Hà Nội at midnight, đã có nhiều độc giả gửi mail cảm ơn, thăm hỏi Bảo Ninh. 

Ông Quân nói: "Tôi thấy phản hồi của mọi người khá tốt, 90% đến 100% độc giả đánh giá 4, 5 sao. Những đánh giá này đều là người nước ngoài và họ không biết tiếng Việt. 

Tờ báo nổi tiếng của Mỹ Washington Post đã có bài phỏng vấn Bảo Ninh nhằm quảng bá cho cuốn sách này".

Trong quá trình chuyển ngữ, ông Quân kể khó khăn nằm ở việc một số tác phẩm của Bảo Ninh không trình bày theo cấu trúc tuyến tính thông thường. 

Ông Quân đôi khi không biết chi tiết nào xảy ra trước, chi tiết nào xảy ra sau, cái nào là suy tưởng, cái nào là giấc mơ. Để giải quyết vấn đề này, ông Quân dành nhiều thời gian để trao đổi kỹ với nhà văn. 

Ghi chép của nhà văn Bảo Ninh: Mùa đông bão tố

TTCT - ...Khắc khổ, rét mướt thì nói chung tết thời bao cấp là vậy, nhưng bất an, đấy là tâm trạng của chỉ tết 1979...

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

Đúng 17h, xá lợi Đức Phật đã về đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong sự nghênh đón long trọng của hàng ngàn người dân, phật tử xếp hàng phía trước chùa và các tuyến đường xung quanh.

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Theo Phật Sự Online, chiều 13-5 xá lợi Phật được Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chư tăng Ấn Độ cung rước đã đến sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội.

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Tượng đài 'Bác Hồ về thăm quê' được Bộ Công an trao tặng nhân dân tỉnh Nghệ An, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2025).

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Gần mười năm kể từ khi xuất bản ở Pháp, tiểu thuyết Le venin du papillon của Anna Mọi mới có bản dịch tiếng Việt dưới tên Nọc bướm.

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

Xá lợi Phật được chư tôn đức Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ấn Độ cung rước đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) sau thời gian tôn trí tại núi Bà Đen.

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ

Nhiều ý kiến tỏ lòng thành kính tiếc thương PGS Bùi Hiền, cũng như ghi nhận những đóng góp của ông với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ.

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar