18/10/2005 12:01 GMT+7

Nhà văn Dạ Ngân: Viết tiểu thuyết như xây nhà

Theo Nông thôn ngày nay
Theo Nông thôn ngày nay

Gia đình bé mọn - cuốn tiểu thuyết mới nhất của nhà văn Dạ Ngân mới đây đã được Hội nhà văn Hà Nội chọn để trao giải thưởng tiểu thuyết năm nay. Chị tâm sự: "Tôi viết văn cực lắm, như một mình xây cả một ngôi nhà vậy".

Phóng to

Vợ chồng nhà văn Dạ Ngân - Nguyễn Quang Thân

Gia đình bé mọn - cuốn tiểu thuyết mới nhất của nhà văn Dạ Ngân mới đây đã được Hội nhà văn Hà Nội chọn để trao giải thưởng tiểu thuyết năm nay. Chị tâm sự: "Tôi viết văn cực lắm, như một mình xây cả một ngôi nhà vậy".

* Rất nhiều người sau khi đọc xong Gia đình bé mọn của chị cứ tò mò không hiểu có bao nhiêu phần trăm trong tiểu thuyết này là sự thật?

- Theo tôi, trong văn chương người ta không thể phân định rạch ròi đâu là sự thật đâu là hiện thực đã qua gia công, gọt giũa. Nếu chỉ viết sự thật thì sẽ không có sự chân thực của nghệ thuật.

Tôi chỉ có thể nói rằng: Gia đình bé mọn có nhiều yếu tố tự truyện. Thật ra đến thời điểm này, tôi cũng không biết chi tiết nào là thực chi tiết nào là hư cấu, bởi nó ám tôi trong một thời gian khá dài, quãng bảy hay tám năm gì đó.

Có những chi tiết của chính tôi và nhiều chi tiết hư cấu, trong tiểu thuyết này chúng thực sự đã được trộn lẫn như người thợ trộn hồ.

* Phụ nữ Á đông có lẽ chưa quen lắm với việc bộc bạch những suy nghĩ thầm kín, hoặc nói một cách đơn giản hơn là "phơi bày" chuyện tình yêu của mình. Khi đặt bút viết Gia đình bé mọn, chị có cảm giác ngần ngại không?

- Tôi biết cái tạng của mình, "biết mình biết người", bền bỉ với thế mạnh của mình cũng là để cống hiến. Tôi luôn nghĩ nghệ thuật rất cần những nghệ sĩ biết cống hiến cái phần làm nên người đó. Các nhà tiểu thuyết nữ nổi tiếng thế giới, như Marguerite Duras viết Người tình hay Margaret Mittchell viết Cuốn theo chiều gió cũng đều dựa trên những câu chuyện tình, từ những nguyên mẫu có thật và những điều trải nghiệm của chính họ.

Tôi nghiệm ra một điều, rằng nếu không triết luận cao xa được thì viết về những gì mình trải nghiệm, mình thông thuộc nhất thì thế nào người đọc cũng đón nhận thôi.

* Vậy những người thân trong gia đình chị đã "phản ứng" thế nào khi đọc cuốn sách này?

- Tôi có gửi một cuốn sách cho chị gái tôi - nguyên mẫu của chị Mỹ Nghĩa trong tiểu thuyết, chưa thấy chị nói gì vì chị tôi bao giờ cũng tin tưởng tôi. Chỉ có một đứa cháu họ đọc trước và gửi tin nhắn vào điện thoại tôi: "Thật tuyệt vời dì Tám ơi".

Thật ra, với dòng tộc của tôi, khi tôi đi theo văn chương, mọi người đã xem tôi là một đứa "đi lạc", "lạc loài", một đứa con có lẽ có tài nhưng cách biệt, khó hiểu. Bởi vậy những cảm nhận của họ cũng không ảnh hưởng đến sáng tác của tôi nhiều lắm.

* Những cuốn tiểu thuyết của chị, như "Miệt vườn xa lắm" và bây giờ là "Gia đình bé mọn", đều cho người đọc cái cảm giác, chị viết cứ như đang thò tay vào túi rút cái "chất miệt vườn" từ trong túi mình ra vậy...

- Không dễ dàng thế đâu. Tôi chẳng biết mọi người sao chứ tôi viết tiểu thuyết cực lắm.

Nếu viết một truyện ngắn như xây một bức tường, thì viết tiểu thuyết như một mình xây cả một ngôi nhà vậy. Thiết kế, đào móng, trộn vữa... tất tật đều một thân một mình không người giúp đỡ. Nếu xây mà không chuẩn thì trước tiên nó sẽ vỡ ùm ra rồi đổ sụp lên chính đầu mình.

* Rời Cần Thơ theo chồng ra Hà Nội, cuộc sống của chị có thay đổi nhiều không? Chị có cảm thấy nuối tiếc môi trường văn học của mình không?

- Đã mười mấy năm nay tôi sống ở Hà Nội, cũng vất vả lắm để tạo dựng một cuộc sống riêng cho mình, nào là đi đại học, việc làm rồi hộ khẩu. Được ra với Hà Nội tôi cảm thấy đó là may mắn lớn, tôi mê chất hàn lâm và điềm tĩnh của mảnh đất này.

Ở miền Tây Nam Bộ của tôi, đương nhiên là tù túng và cách bức rồi. Khi ra với Hà Nội tôi cũng đã 40, những gì mình đã chuẩn bị cho đời văn của mình thì cũng đã xong xuôi hết cả rồi.

* Nhiều người biết phu quân của chị hiện nay nhà văn Nguyễn Quang Thân - chính là người đã khiến chị rời bỏ quê hương, vượt bao nhiêu khó khăn cách trở để tìm đến. Và hình như đó cũng là một nhân vật được nhắc nhiều trong tình yêu mãnh liệt của Gia đình bé mọn?

- Anh Thân không chỉ là ảnh hưởng mà còn là số phận, tiền định (cười). Cách trở, nhọc nhằn, cay cực, bầm dập, đủ cả.

Giờ thì yên ấm và nhờ sự thanh thản đó mà tôi viết Gia đình bé mọn một cách điềm đạm, tận cùng, khách quan với cả chính mình.

* Đến bao giờ thì người đọc sẽ được đón nhận những tác phẩm mới của chị?

Gia đình bé mọn đang được NXB Phụ nữ in nối bản. In đợt đầu 1.200 cuốn, bán trong vòng ba tháng hết sạch, thật là mừng cho chúng tôi.

Còn đầu năm sau, Công ty Đông A của họa sĩ Trần Đại Thắng sẽ xuất bản một tuyển tập của tôi trong sê-ri "Văn mới" có tên "Những truyện hay nhất và mới nhất".

Một dự định viết cuốn tiểu thuyết mới thì có sẵn trong đầu rồi, chỉ chưa có thời gian thôi. Tôi đang tính phải "chạy trốn" bằng cách lên Đại Lải thuê phòng tự nhốt mình, nếu không thì biết đến bao giờ mới xong đây.

Theo Nông thôn ngày nay

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bên hông Saigon Square có một gánh chè

83 tuổi, bà Phạm Thị Mai vẫn luôn tay múc chè, lấy ghế, mời người đi đường ghé vào đôi quang gánh đơn sơ, gánh chè để bà có tiền trang trải cho con.

Bên hông Saigon Square có một gánh chè

Triển lãm kỷ niệm 80 năm Quốc khánh, có máy bay, vệ tinh, xe cơ giới đặc chủng

Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội kỷ niệm 80 năm ngày Quốc khánh sẽ giới thiệu những thành tựu nổi bật của đất nước, từ những thành tựu của ngành hàng không và vũ trụ, công nghiệp an ninh quốc phòng, đến nông nghiệp, công ngệp văn hóa.

Triển lãm kỷ niệm 80 năm Quốc khánh, có máy bay, vệ tinh, xe cơ giới đặc chủng

Sân khấu Hồng Vân đem chuyện buôn bán nội tạng lên sàn kịch

Tiếp nối vở kịch về đề tài y khoa Một cuộc chiến khác, sân khấu kịch Hồng Vân lại tiếp tục đưa lên sàn diễn một vở kịch mới về chuyện buôn bán nội tạng.

Sân khấu Hồng Vân đem chuyện buôn bán nội tạng lên sàn kịch

Choáng ngợp với bộ tranh động vật hoang dã, có loài đã tuyệt chủng, của họa sĩ Việt Nam

Câu chuyện về voọc, sao la, khỉ vòi, vượn cáo khổng lồ, gà lôi lam mào trắng, thỏ vằn Annam và rất nhiều động vật hoang dã quý hiếm, một số loài đã tuyệt chủng... đang được kể đầy sống động qua triển lãm tranh đặc biệt của họa sĩ Đào Văn Hoàng.

Choáng ngợp với bộ tranh động vật hoang dã, có loài đã tuyệt chủng, của họa sĩ Việt Nam

Phở trong hình dung của một nhà phê bình ẩm thực cực kỳ nổi tiếng?

Tom Parker Bowles, chuyên gia ẩm thực nổi tiếng, cũng là con của Hoàng hậu Camilla - vợ Vua Charles III - nói: ‘Ẩm thực đường phố là bình dân nhưng bình dân không có nghĩa là tệ’.

Phở trong hình dung của một nhà phê bình ẩm thực cực kỳ nổi tiếng?

Diễn viên nào đang sở hữu một bảo vật quốc gia cùng kho tàng gốm từ thời dựng nước?

Hơn 400 hiện vật gồm bảo vật quốc gia chõ gốm và các bộ sưu tập độc bản, Bảo tàng Gốm thời dựng nước mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho người xem.

Diễn viên nào đang sở hữu một bảo vật quốc gia cùng kho tàng gốm từ thời dựng nước?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar