15/07/2025 06:43 GMT+7
Trở lại chủ đề

Quán chè Mười Sáu vắt qua hai thế kỷ: Nhà mình vẫn bán chè Hà Nội

Từ những năm 1990, nhiều loại chè trong Nam được du nhập ra Bắc nhưng quán Chè Mười Sáu vẫn bán những món chè truyền thống của người Hà Nội.

Chè Mười Sáu - Ảnh 1.

Chè Mười Sáu mang hương vị truyền thống của người Hà Nội - Ảnh: ĐẬU DUNG

Hà Nội có nhiều quán chè có tiếng như Chè Bốn Mùa (Hàng Cân), Chè Bà Thìn (Bát Đàn), Chè Lộc Tài (Hàng Điếu), Chè Xoan (Hàng Giấy)…

Trong đó Chè Mười Sáu, quán quen vắt qua hai thế kỷ, vẫn lưu giữ hương vị của người Hà Nội.

Khác với chè miền Nam thường nhiều màu sắc, thêm cốt dừa hoặc pha trộn nhiều vị, chè Hà Nội "như những gì bạn thấy". Thoạt nhìn thì hơi tẻ nhạt nhưng chân thật và gần với tự nhiên nhất.
Ông Phạm Xuân Thanh

Chè Mười Sáu vì tuổi 16 hay ăn chè

Chè Mười Sáu khởi nguồn từ cụ bà Nguyễn Thị Nghĩa Lộc, được sinh ra trong một gia đình tiểu tư sản, khá giả của Hà Nội. Theo lời kể của ông Phạm Xuân Thanh, con rể cụ, gái Hà Nội thời đó đều được dạy công dung ngôn hạnh nên cụ nấu nướng rất giỏi.

Tới những năm 1958 - 1960, gia đình sa sút, cụ bắt đầu nấu chè, gánh chè đi bán rong trên phố, rồi ra bán cố định ở chợ Hôm.

Tới đầu những năm 1980, các con của cụ nối nghiệp mẹ nhưng không ra chợ mà bán tại 16 Ngô Thì Nhậm, cũng là nơi ở của cả gia đình thời đó.

Lúc đó quán chưa có tên. Ông Thanh chính là người đặt tên Chè Mười Sáu cho quán. Phần vì gợi nhắc địa chỉ của quán; phần nữa theo lời ông, tuổi 16 là lứa tuổi hay ăn chè.

Không chỉ người trẻ mà người già, trẻ con cũng thích ăn chè - Ảnh: ĐẬU DUNG

Tới năm ngoái, vợ chồng ông Thanh tách ra bán ở cơ sở riêng, đặt ở Lò Đúc. Địa chỉ cũ ở  Ngô Thì Nhậm do gia đình em vợ ông bán. Cả hai đều lấy tên chung là Chè Mười Sáu.

Ông Thanh nói với Tuổi Trẻ Online hiện có nhiều loại chè có màu sắc bắt mắt nhưng Chè Mười Sáu của gia đình luôn cố gắng giữ lại hồn cốt của dân tộc và hương vị truyền thống thuần túy Hà Nội. Ông nhấn mạnh yếu tố "thuần túy Hà Nội" và nói đó là slogan của quán gần nửa thế kỷ qua.

Chè Mười Sáu - Ảnh 5.

Địa chỉ cũ, nay do gia đình em gái bà Trân đứng quầy - Ảnh: ĐẬU DUNG

Chè Mười Sáu - Ảnh 6.

Địa chỉ Lò Đúc mới mở năm ngoái - Ảnh: ĐẬU DUNG

Chè Hà Nội thoạt nhìn tẻ nhạt nhưng rất tự nhiên

Vậy chè Hà Nội khác gì chè Nam?

Chè Mười Sáu - Ảnh 7.

Chè Mười Sáu có vị ngọt thanh, không ngọt gắt như nhiều hàng chè khác - Ảnh: ĐẬU DUNG

Ông vừa cười vừa múc chè vào cốc cho khách: "Chè Hà Nội có vị thanh tao, ngọt dịu, không nhiều màu sắc rực rỡ như chè những vùng khác. Nó thể hiện thói ăn chơi của người Hà Nội xưa".

Bà Vũ Thị Minh Trân - con gái cụ Nghĩa Lộc, cũng là vợ ông Thanh - tiết lộ bí quyết nấu chè ngon không có gì phức tạp, chỉ cần nguyên liệu tốt, ngon và sạch.

Khi nấu, không pha trộn. Đỗ xanh là đỗ xanh, đỗ đen là đỗ đen, gạo nếp là gạo nếp, không pha lẫn tạp chất.

Bên cạnh một số công đoạn nhờ tới máy móc để giải phóng sức lao động, một số việc vẫn được gia đình làm hoàn toàn thủ công như vắt trân châu nhân dừa…

Được biết các món Chè Mười Sáu không để dự trữ từ ngày này qua ngày khác. Khi hết mẻ này thì sẽ lại nấu mẻ mới bởi chè phải ăn trong ngày, để qua ngày coi như… thôi.

Quán chè Mười Sáu vắt qua hai thế kỷ: Nhà mình vẫn bán chè Hà Nội - Ảnh 8.

Vợ chồng bà Trân - ông Thanh - Ảnh: ĐẬU DUNG

Trong chè có nhịp của mùa

Menu quán có khá nhiều món. Trong đó "truyền thống nhất là sen dừa, đỗ xanh, đỗ đen, đỗ xanh sen, đỗ đen sen, xôi chè, bánh trôi bánh chay, chè kho", ông Thanh liệt kê.

Quán cũng bán thêm một số món mới như bánh chín tầng mây, chè trôi tầu, thập cẩm… Đặc biệt chè thập cẩm là "món để chiều khách" chứ ngày xưa không có món này.

Chè Mười Sáu - Ảnh 9.

Sen được ninh mềm, bở mà không nát - Ảnh: ĐẬU DUNG

Ông nói vào mùa hè, người ta hay ăn sen dừa, đỗ xanh, đỗ đen cho mát. Mùa thu, đông thì chuộng bánh trôi tàu, vị ngọt và cay nhẹ của gừng ăn vào mà ấm cái bụng. Tết đến, chè kho, chè con ong và xôi vò, xôi vò gấc lại đắt hàng.

Cũng như thời tiết của Hà Nội, trong từng bát/cốc chè có nhịp của mùa. Như một nhà thơ Mới từng viết: "Đáy đĩa mùa đi nhịp hải hà".

Mỗi ngày bán trung bình bao nhiêu cốc, chủ quán không nhớ - Clip: ĐẬU DUNG

Từ những năm 1990, nhiều món chè trong Nam "du nhập" ra Bắc nhưng bà Trân nói bà hạnh phúc vì "nhà mình vẫn bán chè Hà Nội".

Mỗi lần nhớ về nhà cũ, nơi mình đã sống ở đó tới 70 năm, bà Trân vẫn nhớ khôn nguôi.

Trong ký ức của bà vẫn còn đó hình ảnh người mẹ tảo tần đã mất và món chè truyền thống của Hà Nội đã "đưa gia đình đi qua bao thăng trầm, gian khó nhưng cuối cùng cũng vượt qua mạnh mẽ, nhẹ nhàng, êm đềm, tử tế như cách mình nấu chè".

Với bà, chè mang phong vị của Hà Nội. Nhắc đến sen dừa, xôi vò… ai mà chẳng biết đó là thức quà của Hà Nội.

Món chè trong bữa mưa dầm

Những ngày mưa dầm luôn làm tôi nhớ cái bếp nhỏ với mấy món chè đơn sơ má nấu.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bông lan trứng muối Vũng Tàu có gì mà khách mua nhiều dữ?

Cuối tuần, đường Lê Hồng Phong, Vũng Tàu (TP.HCM) nhiều người xếp hàng giữa trưa nắng chờ mua bánh bông lan trứng muối. Loại bánh này có gì ngon mà phải mất công vậy?

Bông lan trứng muối Vũng Tàu có gì mà khách mua nhiều dữ?

Cha mẹ độc hại ảnh hưởng ra sao đến sự trưởng thành của một đứa trẻ?

Sẽ thế nào nếu một ngày ta nhận ra mình đã bị bạo hành dưới danh nghĩa yêu thương? Liệu câu chuyện tổn thương của ta chỉ là nỗi đau mang tính cá nhân hay là bi kịch chung của một cộng đồng?

Cha mẹ độc hại ảnh hưởng ra sao đến sự trưởng thành của một đứa trẻ?

Ca sĩ Kiều Nga qua đời

Ca sĩ Kiều Nga - 'nữ hoàng nhạc New Wave' thập niên 1980 - qua đời vào chiều 13-7 (giờ địa phương) tại Mỹ, thọ 65 tuổi.

Ca sĩ Kiều Nga qua đời

Kang Seo Ha qua đời vì ung thư ở tuổi 31

Sau quãng thời gian chiến đấu với căn bệnh ung thư, diễn viên Kang Seo Ha, phim Hoa trong ngục, qua đời ở tuổi 31.

Kang Seo Ha qua đời vì ung thư ở tuổi 31

Di sản văn hóa thế giới là di sản đặc biệt của Phật hoàng Trần Nhân Tông góp cho nhân loại

UNESCO vừa công nhận quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.

Di sản văn hóa thế giới là di sản đặc biệt của Phật hoàng Trần Nhân Tông góp cho nhân loại

Món bún súng hải sản lạ miệng của NSND Lệ Thủy

Ca sĩ Dương Đình Trí, con trai nghệ sĩ Lệ Thủy, hào hứng khoe món ăn mẹ anh nấu đãi mọi người với cái tên ngộ ngộ: bún súng hải sản.

Món bún súng hải sản lạ miệng của NSND Lệ Thủy
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar