15/07/2025 20:12 GMT+7
Trở lại chủ đề

Đọc tiểu thuyết đầu tay của tác giả Không gia đình

'Về với gia đình', tiểu thuyết đầu tay của nhà văn Hector Malot vừa tái ngộ bạn đọc Việt, dịch giả Lê Đình Chi chuyển ngữ toàn văn từ nguyên bản tiếng Pháp.

Đọc tiểu thuyết đầu tay của tác giả Không gia đình - Ảnh 1.

Về với gia đình do dịch giả Lê Đình Chi chuyển ngữ - Ảnh: HỒ LAM

Về với gia đình là tác phẩm thứ tư trong bộ sách Văn học kinh điển của Công ty Ðông A sau ba cuốn đã ra mắt bạn đọc: Tâm hồn cao thượng, Trên sa mạc và trong rừng thẳm, Gia đình Robinson Thụy Sỹ.

Đây là những tác phẩm kinh điển vượt thời gian, có nhiều thế hệ bạn đọc yêu mến, được xuất bản với hình thức có bìa cứng, bọc vải, in nhũ sắc nét, gợi cảm giác hoài niệm, bụng sách nhũ vàng...

Bám sát bản gốc để chuyển ngữ 

Ở Việt Nam, Về với gia đình từng được dịch giả Hà Mai Anh chuyển ngữ sang tiếng Việt, về sau có thêm bản dịch của dịch giả Nguyễn Bích Hằng dưới tên gọi Cuộc đời chìm nổi của Rô-manh Can-bri. Cả hai bản dịch đều ra mắt bạn đọc từ hơn 30 năm trước, ít nhiều có tỉnh lược.

Lần xuất bản này, dịch giả Lê Đình Chi chuyển ngữ toàn văn tác phẩm từ nguyên bản tiếng Pháp. Tâm sự với Tuổi Trẻ Online, anh Chi cho biết khi dịch tác phẩm, anh cố gắng bám sát nội dung bản gốc để chuyển ngữ đầy đủ, chính xác nhất sang tiếng Việt. 

"Điểm khác biệt nếu có giữa bản dịch của tôi với các bản dịch trước đây chủ yếu ở quan điểm chuyển ngữ của mỗi người. Khó khăn lớn nhất khi dịch bám sát nguyên tác là có khác biệt về thời đại diễn ra trong truyện và ngày nay", anh Chi nói. 

Về với gia đình - Ảnh 2.

Bản dịch của Lê Đình Chi bổ sung minh họa của họa sĩ Émile Bayard

Về với gia đình là cuốn tiểu thuyết đầu tay của Hector Malot viết về đề tài gia đình và giáo dục tình cảm, đạo đức cho thiếu niên, ra mắt năm 1869. Sách đánh dấu thành công mở đầu để ông trở lại với Không gia đình nổi tiếng gần một thập niên sau đó. 

Tác phẩm chứa đựng thông điệp mạnh mẽ của Hector Malot về tầm quan trọng của giáo dục tiến bộ. 

Với nhân vật de Bihorel và qua các kiến thức, cách làm người ông dạy cho Romain, Hector Malot khẳng định vai trò của giáo dục mà không gì, kể cả tiền tài, có thể thay thế trong việc tạo nên những con người lành mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần.

Tất cả những bài học ấy được Hector Malot nhẹ nhàng trải vào cuốn tiểu thuyết của mình trong khi vẫn tạo dựng được cho nó hình hài của một tác phẩm văn chương hấp dẫn, cuốn hút và để lại dư vị ngọt ngào lâu dài trong tâm trí người đọc. 

Ngoài Không gia đình Về với gia đình, Đông A cũng chuẩn bị tái bản Trong gia đình của Hector Malot với bản dịch của Huỳnh Lý và Mai Hương.

Về với gia đình - Ảnh 3.

Ngoài phiên bản bìa cứng, Đông A cũng ra mắt bản bìa mềm của tựa sách, nhằm có thêm lựa chọn dành cho độc giả

Hector Malot là nhà văn nổi tiếng người Pháp, ông sinh năm 1830 tại La Bouille, miền Bắc nước Pháp. Tác phẩm đầu tay Những người tình (Les Amants) của ông xuất bản năm 1859 đã gây được tiếng vang lớn.

Trong sự nghiệp, ông đã viết trên 70 tác phẩm. Về với gia đình (1869), Trong gia đình (1893) và đặc biệt là Không gia đình (1878) được các độc giả nhỏ tuổi vô cùng yêu thích.

Nhạc kịch ‘Không gia đình’, món quà Tết Thiếu nhi đẹp xinh

Tác phẩm văn học thiếu nhi kinh điển ‘Không gia đình’ lần đầu được dựng nhạc kịch hấp dẫn trên sân khấu Nhà hát Tuổi Trẻ, một món quà đẹp xinh cho cả gia đình dịp Tết Thiếu nhi và hè này.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Elvis Phương tưởng nhớ Kiều Nga, người em gái ông thương yêu nhất

Giọng ca gạo cội Elvis Phương có bài đăng xúc động tưởng nhớ người em gái mới qua đời, 'nữ hoàng nhạc new wave' Kiều Nga.

Elvis Phương tưởng nhớ Kiều Nga, người em gái ông thương yêu nhất

Sân khấu TP.HCM không nên sa đà vào giải trí đơn thuần

Theo Chủ tịch Hội Sân khấu TP.HCM Trần Ngọc Giàu, nếu chỉ quanh quẩn trong dòng kịch hài - giải trí đơn thuần thì sân khấu TP.HCM sẽ không đủ chiều sâu để chạm vào những vấn đề lớn của xã hội.

Sân khấu TP.HCM không nên sa đà vào giải trí đơn thuần

Đại địa chấn kinh tế

'Đại địa chấn kinh tế' dẫn ta đi qua 10 cuộc khủng hoảng tài chính tàn khốc của thế giới, từ cuộc Đại sụp đổ 1929, khủng hoảng tiền tệ ở Mỹ Latinh, châu Âu cho đến khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 hay những chấn động của đại dịch COVID-19.

Đại địa chấn kinh tế

Bên hông Saigon Square có một gánh chè

83 tuổi, bà Phạm Thị Mai vẫn luôn tay múc chè, lấy ghế, mời người đi đường ghé vào đôi quang gánh đơn sơ, gánh chè để bà có tiền trang trải cho con.

Bên hông Saigon Square có một gánh chè

Triển lãm kỷ niệm 80 năm Quốc khánh, có máy bay, vệ tinh, xe cơ giới đặc chủng

Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội kỷ niệm 80 năm ngày Quốc khánh sẽ giới thiệu những thành tựu nổi bật của đất nước, từ những thành tựu của ngành hàng không và vũ trụ, công nghiệp an ninh quốc phòng, đến nông nghiệp, công ngệp văn hóa.

Triển lãm kỷ niệm 80 năm Quốc khánh, có máy bay, vệ tinh, xe cơ giới đặc chủng

Sân khấu Hồng Vân đem chuyện buôn bán nội tạng lên sàn kịch

Tiếp nối vở kịch về đề tài y khoa Một cuộc chiến khác, sân khấu kịch Hồng Vân lại tiếp tục đưa lên sàn diễn một vở kịch mới về chuyện buôn bán nội tạng.

Sân khấu Hồng Vân đem chuyện buôn bán nội tạng lên sàn kịch
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar