30/11/2021 09:04 GMT+7

Chuyên viên đầu tiên nhận giải thưởng Võ Trường Toản

HOÀNG HƯƠNG
HOÀNG HƯƠNG

TTO - Sáng 29-11, Sở GD-ĐT TP.HCM phối hợp với báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú cho 15 cán bộ quản lý, giáo viên và 50 nhà giáo đoạt giải thưởng Võ Trường Toản năm 2021.

Chuyên viên đầu tiên nhận giải thưởng Võ Trường Toản - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Văn Hiếu (phải, giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM) chúc mừng thầy Mai Phú Thanh sáng 29-11 - Ảnh: NHƯ HÙNG

Điểm đặc biệt trong lễ trao tặng giải thưởng Võ Trường Toản năm nay là có một chuyên viên Sở GD-ĐT TP.HCM được vinh danh. Đó là thầy Mai Phú Thanh, chuyên viên môn địa lý phòng giáo dục trung học.

Chấm... 11 điểm cho học sinh

"Mặc dù đã ra trường nhiều năm nhưng tôi không thể nào quên hình ảnh thầy dạy địa lý trong suốt ba năm THPT của mình. Thầy ngày ngày đạp xe vượt qua đoạn đường dài hơn 20km từ nội thành ra ngoại thành để đến với học trò nghèo. Đó là thầy Mai Phú Thanh" - anh Hà Thúc Tịnh, cựu học sinh Trường THPT Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP.HCM, khóa 1991-1994, nhớ lại.

"Hồi ấy học sinh chúng tôi rất ngưỡng mộ thầy Thanh. Bởi thầy hiểu biết rộng, bài giảng môn địa lý của thầy luôn gắn liền với cuộc sống, đưa chúng tôi khám phá những vùng đất mới đầy hấp dẫn. Ngoài ra, chúng tôi có thắc mắc gì, dù ở lĩnh vực nào gần như thầy đều biết để trả lời..." - anh Nguyễn Văn Hòa, cựu học sinh Trường THPT Lê Minh Xuân khóa 1989-1992, cho biết. Không chỉ vậy, thầy Thanh còn gây ấn tượng với học trò bằng cách cho điểm có một không hai của mình.

Nếu học sinh biết trình bày bài tập theo cách hiểu của mình một cách hợp lý hoặc có sáng tạo sẽ được thầy cộng thêm 1 điểm, thầy gọi đó là điểm logic. Thế nên, có học sinh đạt được 11 điểm là chuyện bình thường, tức là 10 điểm + 1 điểm logic.

Truyền hấp dẫn của môn học

Thầy Thanh kể: "Tốt nghiệp phổ thông ở Trường Pétrus Ký (nay là Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM) năm 1979, tôi thi đậu thủ khoa vào khoa hóa ĐH Sư phạm TP.HCM. Tên của tôi được chuyển qua danh sách đi du học ở Nga nhưng vì một số lý do không đi được. Khi tôi quay lại ĐH Sư phạm thì khoa hóa hết chỗ, chỉ còn một suất ở khoa địa lý. Tôi gật đầu ngay vì mơ ước lớn nhất của tôi là làm thầy giáo. Những tháng ngày ở giảng đường, tôi thực sự hạnh phúc vì được học với những giáo sư giỏi nghề, tâm huyết. Tôi nhận ra địa lý là môn khoa học hấp dẫn và tôi ấp ủ sẽ truyền sự hấp dẫn ấy đến với học trò sau này. Thế nên mới có chuyện tôi cộng điểm logic".

Tốt nghiệp sư phạm, thầy Thanh đi giảng dạy 5 năm ở huyện Duyên Hải, tỉnh Cửu Long (nay là tỉnh Trà Vinh). "Sự thiếu thốn, khó khăn ở Duyên Hải đã giúp tôi nhanh chóng thích nghi khi chuyển về giảng dạy tại Trường Lê Minh Xuân. Những nơi tôi từng công tác, học sinh đa số có hoàn cảnh khó khăn nhưng khao khát học tập. Các em mong muốn học để đổi đời. Tôi chỉ làm mỗi việc là châm "lửa" truyền cảm hứng cho các em là đủ. Đó cũng là lý do tôi không bao giờ la mắng học sinh. Tôi quan niệm chỉ dạy cho những học sinh cần học chứ tôi không bắt các em phải học" - thầy Thanh kể thêm.

Sau 15 năm gắn bó với Trường Lê Minh Xuân, thầy Thanh được bổ nhiệm làm chuyên viên phòng giáo dục trung học, Sở GD-ĐT TP.HCM. "Dù chuyển sang công việc đặc thù nhưng tôi may mắn được lãnh đạo Sở GD-ĐT tạo điều kiện để tôi giảng dạy môn địa lý ở một số trường trong TP. Nếu được chọn lại, tôi vẫn chọn nghề giáo vì nghề giáo mang lại cho tôi niềm vui và hạnh phúc mỗi ngày" - thầy Thanh tâm sự.

Và thầy giáo ấy vẫn ngày ngày đạp xe đi làm ở Sở GD-ĐT TP.HCM.

Tận tụy với nghề

Ông Nguyễn Văn Hiếu, giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết: "Giải thưởng Võ Trường Toản nhằm tôn vinh những nhà giáo có những cống hiến tích cực cho ngành GD-ĐT. Trước đây, giải thưởng dành xét tặng cho giáo viên, mấy năm gần đây có mở rộng cho cán bộ quản lý ở các trường.

Thầy Mai Phú Thanh là chuyên viên đầu tiên của Sở GD-ĐT được xét trao tặng giải thưởng Võ Trường Toản. Không chỉ chuyên môn giỏi, thầy còn rất tận tụy với nghề, đam mê tìm tòi, nghiên cứu, viết sách giáo khoa, sách tham khảo... và có những cống hiến thầm lặng cho sự nghiệp trồng người".

TP.HCM: 50 cán bộ - giáo viên đạt giải thưởng Võ Trường Toản

TTO - Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết vừa xét trao tặng Giải thưởng Võ Trường Toản lần thứ 24 năm 2021 cho 50 cán bộ - giáo viên. Lễ trao giải thưởng dự kiến diễn ra ngày 29-11 tại Nhà hát thành phố.

HOÀNG HƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bỏ hội đồng trường thành viên đại học quốc gia, đại học vùng là 'bước lùi về tự chủ đại học'?

Nhiều ý kiến cho rằng việc các trường thành viên đại học quốc gia, đại học vùng không có hội đồng trường là bước lùi về tự chủ đại học.

Bỏ hội đồng trường thành viên đại học quốc gia, đại học vùng là 'bước lùi về tự chủ đại học'?

Giao máy bay Boeing bị bỏ rơi tại sân bay Nội Bài cho Học viện Hàng không làm giáo cụ

Sau khi cân nhắc nhiều phương án, Cục Hàng không đánh giá việc giao chiếc máy bay Boeing bị bỏ rơi tại sân bay Nội Bài cho Học viện Hàng không Việt Nam làm giáo cụ là phù hợp.

Giao máy bay Boeing bị bỏ rơi tại sân bay Nội Bài cho Học viện Hàng không làm giáo cụ

Trầm cảm, lo âu học đường: Cần được nhìn nhận nghiêm túc

Đây là phát biểu của ông Lê Thắng Lợi - giám đốc Trung tâm Phát triển giáo dục và đào tạo phía Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo - tại lễ ra mắt Mạng lưới các nhà tâm lý học đường Việt Nam tại TP.HCM ngày 10-7.

Trầm cảm, lo âu học đường: Cần được nhìn nhận nghiêm túc

Chủ tịch Phú Thọ lần đầu tiếp công dân sau sáp nhập, nhiều giáo viên mong được tuyển dụng

Tại buổi tiếp công dân sau sáp nhập tỉnh và thực hiện chính quyền hai cấp của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ - Trần Duy Đông, 24 giáo viên ở tỉnh Phú Thọ (cũ) kiến nghị xem xét, ưu tiên tuyển dụng giáo viên mầm non.

Chủ tịch Phú Thọ lần đầu tiếp công dân sau sáp nhập, nhiều giáo viên mong được tuyển dụng

Ông Trump khen tiếng Anh của tổng thống Liberia: 'Ngài học ở đâu mà nói hay vậy?'

Lời khen của Tổng thống Trump dành cho người đồng cấp Liberia về khả năng nói tiếng Anh gây ra nhiều ý kiến trái chiều, khi tiếng Anh vốn là ngôn ngữ chính thức tại Liberia.

Ông Trump khen tiếng Anh của tổng thống Liberia: 'Ngài học ở đâu mà nói hay vậy?'

Thêm 46 sinh viên Trường ĐH Hoa Sen hoàn thành khóa học tại báo Tuổi Trẻ

Ngày 10-7, 46 sinh viên năm 2 khoa Marketing - Truyền thông, Trường đại học Hoa Sen đã kết thúc khóa học thực tế tại báo Tuổi Trẻ. Trước đó 45 sinh viên khác của trường cũng đã hoàn thành khóa học tại báo.

Thêm 46 sinh viên Trường ĐH Hoa Sen hoàn thành khóa học tại báo Tuổi Trẻ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar