10/07/2025 18:35 GMT+7

Trầm cảm, lo âu học đường: Cần được nhìn nhận nghiêm túc

Đây là phát biểu của ông Lê Thắng Lợi - giám đốc Trung tâm Phát triển giáo dục và đào tạo phía Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo - tại lễ ra mắt Mạng lưới các nhà tâm lý học đường Việt Nam tại TP.HCM ngày 10-7.

Trầm cảm, lo âu học đường: Cần được nhìn nhận nghiêm túc - Ảnh 1.

Ông Lê Thắng Lợi nhấn mạnh các vấn đề tâm lý như trầm cảm, lo âu học đường đang ngày càng phổ biến và cần được ngành giáo dục quan tâm đúng mức - Ảnh: HỒ NHƯỠNG

Thiết yếu giữa chuyển động giáo dục

Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Thắng Lợi nhận định tâm lý học đường đang ngày càng được nhìn nhận đúng với vai trò thiết yếu của nó trong hệ thống giáo dục, khi nền giáo dục Việt Nam bước vào một giai đoạn chuyển đổi toàn diện.

"Chúng ta đang chứng kiến một cuộc chuyển mình mạnh mẽ, từ chuyển đổi số, đổi mới thiết bị, phương thức dạy học, cho đến định hướng hội nhập quốc tế. Đồng thời giáo dục còn đang phải đối mặt với những thách thức sâu sắc mang tính quốc gia, đi cùng làn sóng phát triển của trí tuệ nhân tạo.

Những thay đổi này không chỉ tác động đến hệ thống quản lý, phương pháp giảng dạy, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý và sức khỏe tinh thần của học sinh, phụ huynh và cả đội ngũ giáo viên. Trầm cảm, lo âu do áp lực học tập, bắt nạt học đường, tổn thương cảm xúc… đang trở nên phổ biến và cần được nhìn nhận như những vấn đề cốt lõi”, ông Lợi nhấn mạnh.

Theo ông Lợi, dù các hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường những năm gần đây đã có nhiều bước tiến về mặt chuyên môn, ông cho rằng hệ thống vẫn còn thiếu sự kết nối hiệu quả, chưa tận dụng tối đa các nguồn lực, từ chuyên gia, tài liệu, công nghệ đến cơ sở dữ liệu, để hình thành một hệ sinh thái vững chắc và bền lâu.

Trong bối cảnh đó, việc mở rộng chuyên môn và xây dựng mạng lưới các nhà tâm lý học đường Việt Nam tại khu vực phía Nam là một bước đi hoàn toàn đúng đắn và thực chất. Đây là hành động thiết thực để cùng nhau chuyển hóa nhu cầu rời rạc thành một hệ sinh thái hỗ trợ toàn diện, từ chính sách, đào tạo đến truyền thông và phát triển cộng đồng nghề.

Tâm lý học đường: Cần chuyên môn

PGS.TS Đỗ Tất Thiên - trưởng khoa tâm lý học, Trường đại học Sư phạm TP.HCM - cho rằng việc đào tạo đại học hiện nay đã chú trọng năng lực chuyên môn, song vẫn chưa đủ để chuẩn bị toàn diện cho sinh viên khi bước vào nghề. Theo ông Thiên, người làm tâm lý học đường muốn đi đường dài cần liên tục trau dồi, bổ sung kiến thức qua các khóa học chuyên sâu, thực hành thực tế hoặc học lên trình độ cao hơn.

Cùng quan điểm, TS Nguyễn Thị Bích Hồng - chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý học đường và sức khỏe tâm thần học sinh - cũng lưu ý thêm về hoàn cảnh sống của nhiều học sinh hiện nay. 

Từ thực tế giảng dạy, bà từng gặp những lớp học có tới 40% học sinh không sống cùng cha mẹ, thiếu sự quan tâm, dẫn đến khó hòa nhập và dễ bị cuốn vào các hành vi tiêu cực như chơi game, hút thuốc. Điều này cho thấy việc hỗ trợ sức khỏe tâm thần học đường cần đặt trong bối cảnh tổng thể các mối quan hệ quanh học sinh từ gia đình, bạn bè đến thầy cô.

Ở góc độ thực hành, chị Huỳnh Mai - nhà tâm lý học đường Trường TH-THCS-THPT Tân Phú - cho rằng người làm tâm lý học đường cần hiểu rõ cơ chế vận hành nội bộ trường học, từ luật lệ, quản lý, đến các yếu tố ảnh hưởng đến “bầu khí” lớp học. 

Chị cho rằng vai trò của người tham vấn không thể tách rời khỏi hệ thống nhà trường, mà cần tham gia điều chỉnh từ những chi tiết nhỏ nhất, như cách sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, văn bản để tạo ảnh hưởng tích cực đến học sinh.

Chuyên gia: 'Học sinh có nhu cầu được tham vấn tâm lý rất lớn'

Theo các chuyên gia, nhiều học sinh đang không nhận ra mình có vấn đề về tâm lý. Ngay cả phụ huynh của các em cũng xem nhẹ điều này.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bỏ hội đồng trường thành viên đại học quốc gia, đại học vùng là 'bước lùi về tự chủ đại học'?

Nhiều ý kiến cho rằng việc các trường thành viên đại học quốc gia, đại học vùng không có hội đồng trường là bước lùi về tự chủ đại học.

Bỏ hội đồng trường thành viên đại học quốc gia, đại học vùng là 'bước lùi về tự chủ đại học'?

Giao máy bay Boeing bị bỏ rơi tại sân bay Nội Bài cho Học viện Hàng không làm giáo cụ

Sau khi cân nhắc nhiều phương án, Cục Hàng không đánh giá việc giao chiếc máy bay Boeing bị bỏ rơi tại sân bay Nội Bài cho Học viện Hàng không Việt Nam làm giáo cụ là phù hợp.

Giao máy bay Boeing bị bỏ rơi tại sân bay Nội Bài cho Học viện Hàng không làm giáo cụ

Chủ tịch Phú Thọ lần đầu tiếp công dân sau sáp nhập, nhiều giáo viên mong được tuyển dụng

Tại buổi tiếp công dân sau sáp nhập tỉnh và thực hiện chính quyền hai cấp của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ - Trần Duy Đông, 24 giáo viên ở tỉnh Phú Thọ (cũ) kiến nghị xem xét, ưu tiên tuyển dụng giáo viên mầm non.

Chủ tịch Phú Thọ lần đầu tiếp công dân sau sáp nhập, nhiều giáo viên mong được tuyển dụng

Ông Trump khen tiếng Anh của tổng thống Liberia: 'Ngài học ở đâu mà nói hay vậy?'

Lời khen của Tổng thống Trump dành cho người đồng cấp Liberia về khả năng nói tiếng Anh gây ra nhiều ý kiến trái chiều, khi tiếng Anh vốn là ngôn ngữ chính thức tại Liberia.

Ông Trump khen tiếng Anh của tổng thống Liberia: 'Ngài học ở đâu mà nói hay vậy?'

Thêm 46 sinh viên Trường ĐH Hoa Sen hoàn thành khóa học tại báo Tuổi Trẻ

Ngày 10-7, 46 sinh viên năm 2 khoa Marketing - Truyền thông, Trường đại học Hoa Sen đã kết thúc khóa học thực tế tại báo Tuổi Trẻ. Trước đó 45 sinh viên khác của trường cũng đã hoàn thành khóa học tại báo.

Thêm 46 sinh viên Trường ĐH Hoa Sen hoàn thành khóa học tại báo Tuổi Trẻ

TP.HCM xây dựng phương án tuyển sinh lớp 10 năm 2026

Sau sáp nhập, giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM yêu cầu các phòng chuyên môn xây dựng phương án tuyển sinh lớp 10 năm 2026.

TP.HCM xây dựng phương án tuyển sinh lớp 10 năm 2026
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar