24/11/2019 13:41 GMT+7

Cái ôm chặt của trò gây ấn tượng mạnh cho cô giáo nhận giải thưởng Võ Trường Toản

THẢO THƯƠNG
THẢO THƯƠNG

TTO- 'Các em khóc lóc đòi về với bố mẹ nhưng có một em đi theo ôm chặt tôi. Cái ôm chặt đối với một người ngày đầu vào nghề làm tim tôi rung lên. Từ đó, tôi nhận ra sự yêu thương, gắn bó với nghề'.

Cái ôm chặt của trò gây ấn tượng mạnh cho cô giáo nhận giải thưởng Võ Trường Toản - Ảnh 1.

Cô Vũ Hoàng Linh Chi (áo xanh), Trường Mầm non TP.HCM, chia sẻ về động lực gắn bó với nghề trong lễ trao giải thưởng Võ Trường Toản - Ảnh: NHƯ HÙNG

Đó là lời tâm sự của cô Vũ Hoàng Linh Chi, giáo viên Trường Mầm non TP.HCM, tại lễ trao giải thưởng Võ Trường Toản sáng 24-11 ở Nhà hát thành phố.

"Năm 1988, tôi nhận công tác. Học trò là các em 15 đến 18 tháng tuổi. Lớp có 4 cô nhưng có một bé cứ đi theo ôm chặt tôi. Cái ôm chặt làm tôi nhớ lời khi học ở Trường Sư phạm mầm non: mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương. Lúc đó tôi cảm nhận thật sâu sắc, thật rõ vị trí, tấm lòng mà giáo viên mầm non cần phải có để trẻ tin tưởng, để trẻ yêu thương", cô kể lại.

Và như thế, hơn 30 năm gắn bó với nghề, cô Chi luôn nghĩ giáo viên mầm non không chỉ là cô giáo như các cấp học khác mà phải chăm sóc các cháu như người mẹ. "Có như vậy, trò mới yêu thương, tin tưởng. Đó cũng là cách truyền lửa cho mình", cô chia sẻ thêm.

Trong khi đó, cô Phạm Thị Mộng Lan, giáo viên Trường Hi Vọng, quận 6, kể: "Tôi mới về trường thì thấy các em hát quốc ca bằng dấu tay. Khi nhận lớp các em đã ở độ tuổi tiểu học nhưng trí tuệ thấp hơn tuổi đời. Bảng chữ cái phải học bằng dấu tay và mặt chữ, lặp đi lặp lại liên tục từ tháng này qua tháng khác các em mới nhớ".

Cái ôm chặt của trò gây ấn tượng mạnh cho cô giáo nhận giải thưởng Võ Trường Toản - Ảnh 2.

Cô Phạm Thị Mộng Lan, giáo viên Trường Hi Vọng, quận 6, diễn tả lại ngôn ngữ ký hiệu khi dạy học trò - Ảnh: NHƯ HÙNG

Với Giải thưởng Võ Trường Toản lần thứ 22 năm 2019, Sở GD-ĐT trao giải cho 50 nhà giáo điển hình, xuất sắc, trong đó có 40 giáo viên và 10 cán bộ quản lý giáo dục.

Đây là giải thưởng được tổ chức từ năm 1988 đến nay nhằm tôn vinh những cống hiến thầm lặng của các nhà giáo cho sự nghiệp trồng người.

Qua 22 lần trao giải, đã có 714 thầy cô giáo tiêu biểu đại diện cho 85.000 nhà giáo hiện tại của thành phố được trao tặng giải thưởng.

Cái ôm chặt của trò gây ấn tượng mạnh cho cô giáo nhận giải thưởng Võ Trường Toản - Ảnh 3.

Các nhà giáo nhận giải thưởng Võ Trường Toản lần thứ 22 - Ảnh: NHƯ HÙNG

Rơi nước mắt với tâm sự của cô giáo nhận giải thưởng Võ Trường Toản

TTO - "Nhìn các con mặt mũi khôi ngô nhưng không nghe được, không nói được, tôi đã bật khóc và tự nhủ với lòng rằng mình sẽ gắn bó và mang hết tâm huyết của mình để cống hiến cho học sinh khuyết tật nơi đây".


THẢO THƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

3.509 thí sinh thi vào lớp 10 Trường Phổ thông Năng khiếu

Sáng 19-5, Trường Phổ thông Năng khiếu, Đại học Quốc gia TP.HCM công bố có 3.509 thí sinh dự thi vào lớp 10 năm học 2025-2026.

3.509 thí sinh thi vào lớp 10 Trường Phổ thông Năng khiếu

Tỉ lệ chọi vào lớp 6 của 3 trường 'hot' ở Thủ Đức

Sáng 19-5, Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Thủ Đức công bố số thí sinh đăng ký dự khảo sát lớp 6 vào 3 trường THCS nổi tiếng trên địa bàn.

Tỉ lệ chọi vào lớp 6 của 3 trường 'hot' ở Thủ Đức

Những đứa trẻ 'lên đỉnh Mã Pí Lèng'

Dự án dạy tiếng Anh trực tuyến cho gần 2.600 học sinh tiểu học ở Mèo Vạc (Hà Giang) do nhà giáo Nguyễn Xuân Khang hỗ trợ vừa khép lại với một cuộc thi đầy ý nghĩa: "Đường lên đỉnh Mã Pí Lèng".

Những đứa trẻ 'lên đỉnh Mã Pí Lèng'

Nam sinh lớp 6 đuối nước mất tích, công an phát thông báo tìm kiếm

Nam sinh lớp 6 trong lúc cùng bạn ra bờ sông chơi không may bị đuối nước, lực lượng chức năng cùng gia đình tìm kiếm hơn một ngày qua.

Nam sinh lớp 6 đuối nước mất tích, công an phát thông báo tìm kiếm

Nhà trường tham quan, dã ngoại cuối năm học bằng tiền tự đóng góp, sao bị dừng?

Nhiều trường học ở Ninh Thuận bị yêu cầu dừng tổ chức tham quan, du lịch ngoài tỉnh sau khi kết thúc năm học 2024-2025 do chỉ đạo của tỉnh.

Nhà trường tham quan, dã ngoại cuối năm học bằng tiền tự đóng góp, sao bị dừng?

Bộ Giáo dục lý giải 'học sinh đạt 8 điểm toán mới được học vi mạch bán dẫn'

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu môn toán ít nhất phải đạt 8 điểm mới được học vi mạch bán dẫn, điều này có thật sự cần thiết?

Bộ Giáo dục lý giải 'học sinh đạt 8 điểm toán mới được học vi mạch bán dẫn'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar