25/11/2020 16:29 GMT+7
Trở lại chủ đề

Anh đạp xích lô tốt nghiệp đại học năm 40 tuổi nhận giải thưởng Võ Trường Toản

THẢO THƯƠNG - PHẠM TRANG
THẢO THƯƠNG - PHẠM TRANG

TTO - ‘Tôi luôn nghiêm khắc dạy học sinh từ trải nghiệm của bản thân mình. Từ cuộc đời anh đạp xích lô sang người 'lái đò' không phải đơn giản. Tôi truyền cho học trò ý chí, giúp các em hiểu rằng nghèo khó thì chỉ có học mới thay đổi được nhiều thứ'.

Anh đạp xích lô vào đại học năm 40 tuổi nhận giải thưởng Võ Trường Toản - Ảnh 1.

Thầy Phạm Đông Phương - giáo viên môn vật lý Trường THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa (TP.HCM) - chia sẻ về nghề tại lễ trao giải thưởng Võ Trường Toản sáng 25-11 - Ảnh: NHƯ HÙNG

Đó là tâm sự của thầy Phạm Đông Phương, giáo viên môn vật lý Trường THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa (TP.HCM), tại lễ trao giải thưởng Võ Trường Toản sáng 25-11 ở Nhà hát TP.HCM. 

"Tôi năm nay 55 tuổi, nhưng chỉ dạy được 15 năm. Tôi tốt nghiệp đại học năm 40 tuổi, bạn cùng lớp gọi bằng 'chú'. Tôi phải thay cha mẹ lo cho 7 anh em trai ăn học đàng hoàng, sau đó mới đến lượt mình vào đại học. 

Đi dạy, tôi quan niệm dạy điều gì không quan trọng, quan trọng trước hết phải làm cho học sinh thích mình trước. Từ đó các em mới có hứng thú thích môn học của mình, khi đã thích thì học nghiêm túc, hiệu quả" - thầy Phương chia sẻ.

Từ những năm mới ra trường dạy tại Trường THPT Long Trường (quận 9) đến lúc thuyên chuyển về Trường THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa, thầy luôn truyền hứng thú học tập cho học trò, nhất là các em trong đội tuyển học sinh giỏi. 

"Tôi cứ làm hết mình, dạy hết mình, được lãnh đạo trường tin tưởng giao việc, dạy các lớp bồi dưỡng học sinh giỏi, chứ phía sau có rất nhiều giáo viên giỏi hơn tôi", thầy nói.

Ba năm nay, dù bị bệnh ung thư, người thầy quê Bình Định vẫn miệt mài dạy, sáng kiến những tiết dạy sáng tạo. 

"Tôi không có bí quyết gì cao siêu. Tôi thương học sinh như con mình, la học sinh như la con mình... Trường nơi tôi dạy đa số là phụ huynh nghèo khó, bận công việc ít thời gian bên con nên từ bản thân mình, tôi dạy các em tình thương, khát vọng chiến thắng, quyết tâm qua những khúc quanh của cuộc sống", thầy tâm sự.

Anh đạp xích lô vào đại học năm 40 tuổi nhận giải thưởng Võ Trường Toản - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Hồ Hải - phó bí thư Thành ủy, trưởng Ban tổ chức Thành ủy TP.HCM (trái) cùng ông Lê Hồng Sơn - giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM - trao giải thưởng cho giáo viên - Ảnh: NHƯ HÙNG

Còn cô Lê Thị Kim Chi, giám đốc Trung tâm hỗ trợ phát triển hòa nhập cho người khuyết tật quận Tân Bình, chia sẻ gần 20 năm gắn bó với nghề, động lực lớn nhất của cô là các phụ huynh. 

"Từ những giọt nước mắt của phụ huynh những ngày đầu đưa con đến trường, đến cái ngày họ gặp tôi và nói 'Cô ơi hôm nay con tôi bật được tiếng mẹ, ba, biết giao tiếp'...Từ chỗ hiểu nỗi lòng của phụ huynh, rồi yêu thương và thấm, và yêu được rồi thì tôi làm gì cũng không thấy khó", cô Chi nói.

Cũng 'yêu thương rồi gắn bó lúc nào không hay", cô Huỳnh Thị Ngọc Thanh, giáo viên Trường mầm non Hoa Mai (huyện Bình Chánh), bộc bạch: "Hạnh phúc của giáo viên mầm non rất đơn giản. Nhìn các con ăn, chơi, cười đùa là các cô đã vui. Học trò hay gọi tôi là má Thanh, tôi cảm giác mình được yêu thương, rồi tự mình có trách nhiệm. 14 năm gắn bó với trường, nhưng với tôi đó không phải là trường mà là mái nhà thứ 2".

Với Giải thưởng Võ Trường Toản lần thứ 23 năm 2020, Sở GD-ĐT trao giải cho 50 nhà giáo điển hình, xuất sắc, trong đó có 40 giáo viên và 10 cán bộ quản lý giáo dục. Qua 23 mùa trao giải, đã có 764 thầy cô giáo tiêu biểu đại diện cho 90.000 nhà giáo hiện tại của thành phố được trao tặng giải thưởng.

"Đặt niềm tin vào các nhà giáo"

Phát biểu tại buổi trao giải, ông Nguyễn Hồ Hải - phó bí thư Thành ủy, trưởng Ban tổ chức Thành ủy TP.HCM - bày tỏ sự vui mừng vì thành phố xây dựng được giải thưởng để tôn vinh các thầy cô giáo.

"Trong đổi mới căn bản toàn diện, nhiệm vụ của giáo dục là cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao. Lãnh đạo thành phố đặt niềm tin vào các thầy cô giáo say mê với nghề, có nhiều sáng kiến đổi mới để giáo dục phát triển" - ông Hải nhấn mạnh.

Anh đạp xích lô vào đại học năm 40 tuổi nhận giải thưởng Võ Trường Toản - Ảnh 4.

Lãnh đạo TP.HCM cùng các thầy cô nhận giải thưởng Võ Trường Toản lần thứ 23 - Ảnh: NHƯ HÙNG

Anh đạp xích lô vào đại học năm 40 tuổi nhận giải thưởng Võ Trường Toản - Ảnh 5.

Người thân và đồng nghiệp tặng hoa chúc mừng các giáo viên nhận giải thưởng Võ Trường Toản năm 2020 - Ảnh: NHƯ HÙNG

Anh đạp xích lô vào đại học năm 40 tuổi nhận giải thưởng Võ Trường Toản - Ảnh 6.

Niềm vui của giáo viên nhận giải thưởng Võ Trường Toản năm 2020 - Ảnh: NHƯ HÙNG

50 nhà giáo đạt giải thưởng Võ Trường Toản lần thứ 23

TTO - Sở GD-ĐT TP.HCM vừa công bố danh sách 50 nhà giáo được trao tặng giải thưởng Võ Trường Toản lần thứ 23 năm 2020, trong số đó có 14 cán bộ quản lý và 36 giáo viên.

THẢO THƯƠNG - PHẠM TRANG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội chính thức rót 3.000 tỉ hỗ trợ suất ăn trưa cho học sinh tiểu học

HĐND TP Hà Nội đã thông qua nghị quyết quy định cơ chế hỗ trợ bữa ăn bán trú cho học sinh tiểu học tại thủ đô, bắt đầu từ năm học 2025-2026.

Hà Nội chính thức rót 3.000 tỉ hỗ trợ suất ăn trưa cho học sinh tiểu học

Nghỉ hưu linh hoạt theo luật mới: Ai được về sớm, ai có thể làm đến 70 tuổi?

Theo Luật Nhà giáo mới, nhiều người được về hưu sớm nhưng có những người mong muốn cống hiến sẽ được kéo dài tuổi nghỉ hưu cao hơn.

Nghỉ hưu linh hoạt theo luật mới: Ai được về sớm, ai có thể làm đến 70 tuổi?

Bổ sung quy định bồi hoàn chi phí đào tạo với du học sinh học bổng ngân sách nhà nước

Nghị định số 86/2021/NĐ-CP chưa quy định tiêu chí miễn bồi hoàn đối với du học sinh chưa hoàn thành khóa học có lý do chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, về sức khỏe, hoàn cảnh khó khăn.

Bổ sung quy định bồi hoàn chi phí đào tạo với du học sinh học bổng ngân sách nhà nước

Thủ khoa lớp 10 ở Quảng Ngãi sống cùng người mẹ mua ve chai trong căn nhà rộng 20m²

Căn nhà 20m² nằm nép mình ở cuối cánh đồng xã Lân Phong, Quảng Ngãi là nơi sinh sống của thủ khoa lớp 10 tỉnh Quảng ngãi. Cô gái nhỏ, đang viết nên câu chuyện truyền cảm hứng về nghị lực và khát vọng vươn lên bằng học vấn.

Thủ khoa lớp 10 ở Quảng Ngãi sống cùng người mẹ mua ve chai trong căn nhà rộng 20m²

Nhiều trường đại học, cao đẳng hợp nhất, đổi tên sau sáp nhập tỉnh

Nhiều trường đại học, cao đẳng được hợp nhất, đổi tên sau nhập tỉnh. Riêng Cà Mau giữ nguyên trạng các trường đại học, cao đẳng.

Nhiều trường đại học, cao đẳng hợp nhất, đổi tên sau sáp nhập tỉnh

Gia đình tố cô giáo mầm non đánh, kéo lê, ném bé gái 4 tuổi vào tường

Một phụ huynh ở Hà Nội tố cô giáo mầm non đánh đập, kéo lê và ném con gái 4 tuổi vào tường ngay trong lớp học.

Gia đình tố cô giáo mầm non đánh, kéo lê, ném bé gái 4 tuổi vào tường
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar