18/07/2025 14:18 GMT+7
Trở lại chủ đề

Ăn 100g vải mỗi ngày có giúp giảm mỡ bụng không?

Một bài đăng trên mạng xã hội cho rằng việc ăn 100g quả vải mỗi ngày có thể giúp "đốt cháy mỡ bụng" hiệu quả. Tuy nhiên qua kiểm chứng, đây là thông tin không có cơ sở khoa học.

giảm mỡ bụng - Ảnh 1.

Tài khoản mạng xã hội chia sẻ rằng: "Ăn 100g vải mỗi ngày giúp đốt cháy mỡ bụng hiệu quả" - Ảnh: Instagram/@dr_shikhasingh

Gần đây một tài khoản mạng xã hội đã lan truyền thông tin cho rằng: "Ăn 100g vải mỗi ngày giúp đốt cháy mỡ bụng một cách hiệu quả". Thông tin này nhanh chóng thu hút sự chú ý, đặc biệt là từ những người đang quan tâm đến việc giảm cân hoặc cải thiện vóc dáng.

Tuy nhiên bài kiểm chứng do chuyên trang The Healthy India Project (THIP) đăng tải ngày 16-7 đã chỉ ra rằng, tuyên bố trên là không đúng sự thật.

Trái vải ngon, lành mạnh, nhưng không "đốt mỡ"

Thực tế giống như nhiều loại trái cây khác, vải chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa - tất cả đều mang lại lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên vải không chứa bất kỳ hợp chất đặc biệt nào có khả năng "đốt mỡ" một cách trực tiếp.

Khái niệm về "thực phẩm đốt mỡ" từ lâu đã phổ biến trong các xu hướng ăn kiêng, và sự thật là mỡ chỉ giảm khi cơ thể bạn tiêu hao nhiều năng lượng hơn mức nạp vào, tức là ở trong trạng thái thâm hụt calo.

Do đó không có loại thực phẩm đơn lẻ nào - kể cả vải - có thể tự kích hoạt quá trình này, và đặc biệt là không thể chọn lọc giảm mỡ chỉ ở vùng bụng.

Bên cạnh đó, nhiều người cũng cho rằng vải có thể giúp tăng cường trao đổi chất để hỗ trợ giảm cân. Tuy nhiên điều này cũng không chính xác.

Trao đổi chất là quá trình cơ thể chuyển hóa thực phẩm thành năng lượng. Một số thực phẩm như trà xanh hay ớt có chứa caffeine hoặc capsaicin - những chất có thể làm tăng nhẹ quá trình trao đổi chất. Trong khi đó vải không có những thành phần này.

Ăn 100g vải mỗi ngày có giúp giảm mỡ bụng không? - Ảnh 2.

Thành phần chính của vải là nước, đường tự nhiên (fructose), và một lượng nhỏ chất xơ. Dù vải cung cấp năng lượng nhanh, nhưng lại không có tác động rõ rệt đến tốc độ trao đổi chất để gây giảm mỡ - Ảnh: Healthline

Chuyên gia nói gì?

Theo tiến sĩ, chuyên gia dinh dưỡng Swati Dave: "100g vải chứa khoảng 60-70 calo và 15g đường tự nhiên. Đây là món ăn vặt lành mạnh hơn nhiều so với đồ ngọt chế biến sẵn, nhưng ăn vải mỗi ngày sẽ không tự động giúp giảm mỡ".

Bên cạnh đó, huấn luyện viên Hakim Bharmal, chuyên gia thể hình tại Maharashtra, nhận định: "Việc giảm cân phụ thuộc vào tổng lượng calo bạn nạp vào so với lượng calo bạn tiêu hao. Nếu thêm vải vào chế độ ăn mà không giảm lượng calo khác hoặc không tăng vận động, bạn thậm chí có thể tăng cân".

Đồng quan điểm, chuyên gia dinh dưỡng Manasi Banduni tại Clinic Living Plus (Bangalore), giải thích: "Nếu chỉ ăn vải mà không ăn gì khác, bạn có thể giảm cân - nhưng đó là do thiếu ăn nghiêm trọng, không phải cách giảm cân lành mạnh".

Theo các chuyên gia, vải có lượng chất xơ thấp hơn nhiều so với táo, lê hay quả mọng. Do đó khả năng tạo cảm giác no và hỗ trợ kiểm soát cân nặng của vải cũng khá hạn chế.

Tuy nhiên nếu ăn vải trong một chế độ ăn cân bằng có thể góp phần tạo nên thói quen ăn uống lành mạnh hơn.

Theo THIP, hiện nay một số nghiên cứu khoa học cũng tập trung vào lợi ích chống oxy hóa, chống viêm và giá trị dinh dưỡng của vải, chứ không phải tác dụng đốt mỡ.

Ví dụ, một nghiên cứu trên chuột đăng trên Brazilian Archives of Biology and Technology cho thấy bột vải có thể giúp giảm mỡ nội tạng trong chế độ ăn nhiều năng lượng. Tuy nhiên đây là nghiên cứu trên động vật, và bột vải có thành phần, liều lượng khác với 100g vải tươi.

Tóm lại, hiện chưa có bằng chứng lâm sàng rõ ràng nào trên người chứng minh rằng ăn vải tươi giúp giảm mỡ, đặc biệt là mỡ bụng. Do đó thông tin cho rằng ăn 100g vải mỗi ngày giúp "đốt cháy mỡ bụng" là không có cơ sở khoa học.

Vải là loại trái cây ngon, giàu dưỡng chất và có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu muốn giảm mỡ hiệu quả, đặc biệt là mỡ bụng, bạn cần duy trì chế độ ăn hợp lý và luyện tập thể chất đều đặn.

Trái cây, rau củ màu đỏ thật sự tốt cho tim?

Một bài đăng thu hút nhiều sự chú ý trên Instagram khẳng định ăn trái cây và rau củ màu đỏ như dưa hấu, dâu, củ dền, mâm xôi, cà chua và anh đào tốt cho tim. Thực hư ra sao?

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

EVNHANOI triển khai cuộc gọi định danh chống lừa đảo

EVN Hà Nội dùng Voice Brandname để ngăn mạo danh nhân viên, bảo vệ khách hàng trước các cuộc gọi lừa đảo ngày càng tinh vi.

EVNHANOI triển khai cuộc gọi định danh chống lừa đảo

Trường đại học Tây Nguyên không có chương trình trao đổi sinh viên với Đức

Lãnh đạo Trường đại học Tây Nguyên khẳng định chưa có văn bản nào liên quan đến việc thông báo sinh viên trúng tuyển chương trình 'trao đổi sinh viên quốc tế với Đức', và cho biết đây là hành vi giả mạo.

Trường đại học Tây Nguyên không có chương trình trao đổi sinh viên với Đức

Thông tin Microsoft mua chất thải của người để giảm lượng khí thải carbon là thật

Microsoft giảm lượng khí thải carbon khổng lồ bằng cách bơm chất thải của con người xuống lòng đất.

Thông tin Microsoft mua chất thải của người để giảm lượng khí thải carbon là thật

Bệnh suy tĩnh mạch mạn tính là bệnh gì, phòng tránh ra sao?

Chứng suy tĩnh mạch mạn tính mà Tổng thống Trump đang mắc phải vốn là tình trạng thường gặp ở người trên 70 tuổi.

Bệnh suy tĩnh mạch mạn tính là bệnh gì, phòng tránh ra sao?

Sai sự thật: Meta AI không đọc trộm trò chuyện WhatsApp

Thông tin Meta AI có thể đọc lén tin nhắn cá nhân trên WhatsApp đang lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội khiến nhiều người dùng hoang mang. Tuy nhiên, kiểm chứng cho thấy đây là thông tin sai lệch và gây hiểu nhầm.

Sai sự thật: Meta AI không đọc trộm trò chuyện WhatsApp

Sự thật chuyện ‘thủ khoa khối C19 đạt 29,75 điểm nhưng rớt tốt nghiệp’

Trên mạng lan truyền bức ảnh về một thí sinh đạt 29,75/30 điểm ở tổ hợp C19 nhưng lại trượt tốt nghiệp do bị điểm liệt môn toán.

Sự thật chuyện ‘thủ khoa khối C19 đạt 29,75 điểm nhưng rớt tốt nghiệp’
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar