06/07/2025 10:48 GMT+7
Trở lại chủ đề

Xuất hiện video Iran ném bom trả đũa một thành phố ở Mỹ

Một đoạn video được lan truyền trên mạng xã hội những ngày qua, cho rằng Iran đã ném bom một thành phố của Mỹ nhằm trả đũa các cuộc không kích trước đó của Washington vào các cơ sở hạt nhân Iran.

Đoạn video đang thu hút sự chú ý trên Facebook, được cho là quay lại cảnh Iran ném bom trả đũa vào một thành phố ở Mỹ hôm 24-6 - Nguồn: Facebook

Một tài khoản Facebook tại Philippines đã đăng tải đoạn video này vào ngày 24-6, với dòng chú thích: "Iran vs America today" (Iran và Mỹ ngày hôm nay).

Đoạn video cho thấy một vụ nổ giữa phố xá đông đúc, nhiều người hoảng loạn la hét, và có thể thấy lá cờ Mỹ xuất hiện trên một số tòa nhà. Trên video còn có dòng chữ ghi bằng tiếng Philippines: "Iran gumanti sa America" (tạm dịch: Iran trả đũa Mỹ).

Ngay sau đó, đoạn video gây xôn xao cộng đồng mạng, thu hút khoảng 2,6 triệu lượt xem, 16.000 lượt tương tác và hơn 600 lượt chia sẻ.

Do được đăng tải ngay sau vụ không kích của Mỹ phá hủy các cơ sở hạt nhân Iran ngày 22-6, nhiều người cho rằng đây là động thái đáp trả mới nhất của Iran nhắm vào Mỹ, lo ngại về một cuộc chiến lớn giữa hai quốc gia.

Tuy nhiên theo kiểm chứng của báo điện tử Rappler (Philippines), thông tin trên là hoàn toàn giả mạo. Iran không hề tấn công bất kỳ thành phố nào của Mỹ.

Theo công cụ kiểm tra hình ảnh Was It AI, đoạn video này nhiều khả năng là sản phẩm của AI. Các chuyên gia cũng phát hiện nhiều chi tiết kỹ thuật vô lý và bất thường trong video, bao gồm đám đông đứng yên bất động dù trong cảnh hỗn loạn, mảnh vỡ biến mất xuyên qua mặt đất - lỗi thường thấy của những video do AI dựng.

Thực tế, Iran đã đáp trả Mỹ bằng cách phóng tên lửa vào một căn cứ quân sự Mỹ đặt tại Qatar ngày 23-6, nhưng hoàn toàn không có cuộc tấn công nào nhắm vào lãnh thổ Mỹ như tin giả đang lan truyền.

Phát biểu với kênh NBC News, Thứ trưởng Ngoại giao Iran, ông Majid Takht-Ravanchi cũng cho biết vụ tấn công vào căn cứ ở Qatar là hành động trả đũa duy nhất của Iran, và nước này không có kế hoạch leo thang thêm.

"Miễn là Mỹ không có hành động gây hấn nào mới với chúng tôi, chúng tôi sẽ không đáp trả thêm", ông Takht-Ravanchi khẳng định.

Trong bối cảnh xung đột khu vực diễn biến phức tạp, các nội dung giả mạo bằng AI có thể dễ dàng đánh lừa người xem, gây hoang mang dư luận.

Do đó các chuyên gia khuyến cáo người dùng nên tỉnh táo, kiểm tra thông tin từ nguồn chính thống, và không chia sẻ các nội dung chưa được xác minh.

Sự thật về bức ảnh Nhà Trắng chuyển sang đỏ rực

Một bức ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy Nhà Trắng rực đỏ trong ánh đèn kỳ lạ, khiến nhiều người đồn đoán về một 'sự kiện bí ẩn sắp xảy ra'.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: Iran Mỹ ném bom

Tin cùng chuyên mục

Sự thật về video chỉ trích của một bé gái với ông Trump gây xôn xao

Một video lan truyền trên mạng ghi lại cảnh một bé gái bị cho là đã gọi Tổng thống Mỹ Donald Trump là "nỗi ô nhục của thế giới", nhưng sự thật có phải như vậy?

Sự thật về video chỉ trích của một bé gái với ông Trump gây xôn xao

Ngoại trưởng Ấn Độ thừa nhận Pakistan đã tiêu diệt 3 tiêm kích Rafale?

Video đưa tin Ngoại trưởng Ấn Độ nói Pakistan bắn rơi ba tiêm kích Rafale trong chiến dịch Sindoor hồi tháng 5 thu hút chú ý dư luận.

Ngoại trưởng Ấn Độ thừa nhận Pakistan đã tiêu diệt 3 tiêm kích Rafale?

Độc lạ hệ thống che mát công nghệ cao quanh nhà thờ Hồi giáo ở Saudi Arabia

Hệ thống ô (dù) che nắng hiện đại ở nhà thờ Hồi giáo Saudi Arabia gây ấn tượng lớn đến mức chúng bị nghi ngờ là không có thật.

Độc lạ hệ thống che mát công nghệ cao quanh nhà thờ Hồi giáo ở Saudi Arabia

Campuchia bác cáo buộc tấn công mạng Thái Lan

Campuchia khẳng định thông tin lan truyền cho rằng nước này sử dụng tin tặc Triều Tiên để tấn công các cơ quan của Thái Lan là sai trái.

Campuchia bác cáo buộc tấn công mạng Thái Lan

Vừa trở lại đóng phim Phương Oanh đã phải ‘cảnh báo tin giả, tin bẩn’

Sau một thời gian tạm ngưng đóng phim để lo việc gia đình, Phương Oanh trở lại đóng phim. Ngay sau đó chị đã lên tiếng cảnh báo 'tin giả, tin bẩn' .

Vừa trở lại đóng phim Phương Oanh đã phải ‘cảnh báo tin giả, tin bẩn’

Cô gái chụp X-quang bất ngờ thấy mất xương chân

Cô gái trẻ đi khám bệnh phát hiện mất một đoạn xương chân khi chụp X-quang. Cả bệnh nhân và nhân viên y tế đều rất ngạc nhiên.

Cô gái chụp X-quang bất ngờ thấy mất xương chân
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar