04/07/2025 09:55 GMT+7
Trở lại chủ đề

Sự thật về nhóm người biểu tình chống thủ tướng Thái Lan

Mạng xã hội đang lan truyền hình ảnh một nhóm người biểu tình đeo mặt nạ tại thủ đô Bangkok (Thái Lan), được cho là chống lại Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra. Thực hư chuyện này là gì?

Thái Lan - Ảnh 1.

Bức ảnh được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội, cho thấy một nhóm người biểu tình yêu cầu Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra từ chức - Ảnh: AFP

Gần đây, mạng xã hội Facebook và TikTok lan truyền một số bài đăng phản đối Chính phủ Thái Lan, cho thấy người biểu tình yêu cầu Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra từ chức, trong bối cảnh bà đang chịu sức ép chính trị nghiêm trọng.

Đáng chú ý là một bức ảnh được chia sẻ trên Facebook từ ngày 25 đến 27-6, mô tả nhóm người trong ảnh là các "Chiến binh Sriwichai", lực lượng được cho là có liên hệ với phong trào "Áo Vàng" - phe chống đối gia đình Shinawatra từ những năm 2000.

Bài đăng nhanh chóng thu hút sự chú ý trên mạng xã hội, nhất là sau khi bà Paetongtarn bị Tòa án Hiến pháp Thái Lan đình chỉ chức vụ hôm 1-7 để điều tra hành vi vi phạm đạo đức bộ trưởng.

Trước đó, bà bị chỉ trích vì sử dụng ngôn từ được cho là không phù hợp trong cuộc điện đàm với cựu thủ tướng Campuchia Hun Sen - gọi ông là "chú" và một tướng Thái là "đối thủ", sự việc đã gây tranh cãi gay gắt trong dư luận Thái Lan.

Tuy nhiên theo kiểm chứng của Hãng tin AFP, dù bà Paetongtarn đang vấp phải làn sóng chỉ trích trong nước, bức ảnh lan truyền nói trên là giả và nhiều khả năng được tạo bằng trí tuệ nhân tạo (AI).

AFP chỉ ra nhiều chi tiết bất thường trong ảnh như mắt và khuôn mặt méo mó, ngón tay biến mất, biểu tượng trên cờ và áo không khớp, bóng đổ không tự nhiên, đây vốn là những lỗi thường thấy trong hình ảnh do AI tạo ra.

Thái Lan - Ảnh 2.

Những chi tiết vô lý, sai lệch được các chuyên gia phát hiện - Ảnh: AFP

Đồng thời khi so sánh với hình ảnh đường phố trên Google Maps tại khu vực nhóm người này đang tụ tập, được cho là Đài tưởng niệm Chiến thắng ở Bangkok, một số chi tiết như công trình và vạch kẻ đường bị thiếu đi, không trùng khớp với khung cảnh ngoài đời.

Thái Lan - Ảnh 3.

Khung cảnh trong hình không khớp với khung cảnh ngoài đời thực - Ảnh: AFP

Ngoài ra, công cụ phát hiện AI Hive Moderation cũng xác định có đến 99,5% khả năng bức ảnh là do AI tạo ra.

Thái Lan - Ảnh 4.

Công cụ phát hiện AI xác định có đến 99,5% khả năng tấm ảnh là sản phẩm của AI - Ảnh: AFP

Trong bối cảnh căng thẳng Thái Lan - Campuchia đang leo thang do tranh chấp biên giới, AFP cảnh báo ngày càng nhiều thông tin sai lệch được lan truyền trên mạng xã hội.

AFP cho biết hãng từng nhiều lần kiểm chứng những nội dung sai lệch liên quan đến xung đột Thái Lan - Campuchia., khuyến cáo người dùng thận trọng trước những thông tin trên mạng xã hội, nhằm tránh lan truyền tin giả và gây hoang mang dư luận.

Nhiều video ‘Iran di dời cơ sở hạt nhân trước khi Mỹ tấn công’ là giả

Nhiều video đang được lan truyền trên mạng xã hội cho rằng Iran đã di dời các cơ sở hạt nhân trước khi bị Mỹ không kích hôm 22-6. Tuy nhiên theo xác minh của Hãng tin AFP, các video này là giả, được tạo bằng trí tuệ nhân tạo (AI).

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vì sao một người sinh tại căn cứ Mỹ, có cha mang quốc tịch Mỹ vẫn bị trục xuất về Jamaica?

Một người đàn ông sống ở bang Texas cả đời đã bị trục xuất về Jamaica vì không có quốc tịch Mỹ, dù sinh tại căn cứ quân sự ở Đức.

Vì sao một người sinh tại căn cứ Mỹ, có cha mang quốc tịch Mỹ vẫn bị trục xuất về Jamaica?

4 người con của ông Trump không bị ảnh hưởng bởi sắc lệnh về quyền quốc tịch theo nơi sinh

Một số ý kiến cho rằng 4/5 người con của tổng thống Mỹ có thể bị trục xuất, nếu sắc lệnh hành pháp hủy quyền quốc tịch theo nơi sinh được thực thi.

4 người con của ông Trump không bị ảnh hưởng bởi sắc lệnh về quyền quốc tịch theo nơi sinh

‘Chợ bán hổ’ ở Bangladesh là thật hay giả?

Video lan truyền trên mạng được cho là ghi lại khung cảnh "chợ bán hổ" tại Bagerhat, Bangladesh, nơi người dân xếp hàng bán hổ Bengal.

‘Chợ bán hổ’ ở Bangladesh là thật hay giả?

Ông Trump có đe dọa 'phá hủy' Triều Tiên nếu can dự căng thẳng Trung Đông không?

Mạng xã hội loan tin ông Trump dọa "phá hủy" Triều Tiên nếu nước này can dự vào xung đột Trung Đông. Thông tin này có đúng không?

Ông Trump có đe dọa 'phá hủy' Triều Tiên nếu can dự căng thẳng Trung Đông không?

Rộ tin đồn Singapore sẽ ngừng bán dầu cho Campuchia

Sau khi Campuchia thông báo ngừng nhập xăng từ Thái Lan, trên mạng loan tin Singapore cũng từ chối bán dầu cho Campuchia.

Rộ tin đồn Singapore sẽ ngừng bán dầu cho Campuchia

Người Đan Mạch sắp có bản quyền khuôn mặt và giọng nói của chính mình?

Trước nguy cơ deepfake lan rộng, Đan Mạch đang xem xét dự luật cho phép người dân giữ bản quyền với khuôn mặt, giọng nói của họ.

Người Đan Mạch sắp có bản quyền khuôn mặt và giọng nói của chính mình?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar