08/07/2025 08:53 GMT+7
Trở lại chủ đề

Sự thật về video chỉ trích của một bé gái với ông Trump gây xôn xao

Một đoạn video lan truyền trên mạng xã hội gần đây được cho là ghi lại cảnh một bé gái phát biểu gây tranh cãi trước Tổng thống Mỹ Donald Trump, nhưng sự thật có phải như vậy?

Đoạn video gây sốt mạng xã hội TikTok do tài khoản @editsfromsunnyella đăng tải ngày 26-6 - Nguồn: TikTok/tài khoản @editsfromsunnyella đăng tải ngày 26-6

Cuối tháng 6-2025, trên TikTok xuất hiện một video tuyên bố rằng nội dung trong đó là việc một bé gái được cho là đã nói Tổng thống Mỹ Donald Trump là "nỗi ô nhục của thế giới" khi gặp ông ngoài đời.

Video được tài khoản @editsfromsunnyella đăng ngày 26-6, chỉnh theo phong cách "diva edit" - dạng video gắn hiệu ứng ánh sáng rực rỡ, nhạc nền bắt tai nhằm tạo ấn tượng thị giác mạnh.

Đoạn video nhanh chóng thu hút sự chú ý lớn trên mạng xã hội, đạt hơn 10 triệu lượt xem, 2,3 triệu lượt tương tác và hơn 350.000 lượt chia sẻ.

Tuy nhiên, theo xác minh của tổ chức kiểm chứng Snopes, dù video là thật nhưng đây không phải tương tác thực ngoài đời giữa cô bé và Tổng thống Trump.

Thực tế, người trong video là diễn viên Anthony Atamanuik, đóng vai ông Trump trong chương trình hài "The President Show" trên kênh Comedy Central vào năm 2017.

Cảnh quay được trích từ tiểu phẩm "The President Takes on Tax Day", đăng lên YouTube tháng 5-2017. Trong đó, ông Atamanuik hỏi: "Con muốn chụp hình với ta không?", và cô bé đáp: "Ông là nỗi ô nhục của thế giới".

ông Trump - Ảnh 1.

Đoạn video gốc từ chương trình hài The President Show trên kênh Comedy Central vào tháng 5-2017 - Ảnh: SNOPES

Gương mặt diễn viên không hiện rõ trong các video lan truyền, khiến nhiều người nhầm tưởng đó là Tổng thống Trump.

Tại thời điểm phát sóng, diễn viên Atamanuik cho biết câu nói của cô bé là phản ứng tự nhiên, không theo kịch bản. Điều này cho thấy phân cảnh này là có thật trong chương trình ghi hình, nhưng không phải sự kiện diễn ra ngoài đời thực với ông Trump.

Đây là ví dụ cho thấy người dùng mạng xã hội có thể hiểu sai nội dung khi video bị tách ngữ cảnh hoặc chú thích chưa đầy đủ. Các chuyên gia khuyến cáo cần xác minh nguồn gốc trước khi chia sẻ để tránh lan truyền thông tin sai lệch.

Xuất hiện video Iran hành quyết gián điệp Israel công khai?

Một video bị cho là ghi lại cảnh hành quyết thật đang gây chú ý, giữa lúc Iran bắt hơn 700 người trong chiến dịch truy quét gián điệp Mossad, trong đó 10 người có thể lãnh án tử.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ngoại trưởng Ấn Độ thừa nhận Pakistan đã tiêu diệt 3 tiêm kích Rafale?

Video đưa tin Ngoại trưởng Ấn Độ nói Pakistan bắn rơi ba tiêm kích Rafale trong chiến dịch Sindoor hồi tháng 5 thu hút chú ý dư luận.

Ngoại trưởng Ấn Độ thừa nhận Pakistan đã tiêu diệt 3 tiêm kích Rafale?

Độc lạ hệ thống che mát công nghệ cao quanh nhà thờ Hồi giáo ở Saudi Arabia

Hệ thống ô (dù) che nắng hiện đại ở nhà thờ Hồi giáo Saudi Arabia gây ấn tượng lớn đến mức chúng bị nghi ngờ là không có thật.

Độc lạ hệ thống che mát công nghệ cao quanh nhà thờ Hồi giáo ở Saudi Arabia

Campuchia bác cáo buộc tấn công mạng Thái Lan

Campuchia khẳng định thông tin lan truyền cho rằng nước này sử dụng tin tặc Triều Tiên để tấn công các cơ quan của Thái Lan là sai trái.

Campuchia bác cáo buộc tấn công mạng Thái Lan

Vừa trở lại đóng phim Phương Oanh đã phải ‘cảnh báo tin giả, tin bẩn’

Sau một thời gian tạm ngưng đóng phim để lo việc gia đình, Phương Oanh trở lại đóng phim. Ngay sau đó chị đã lên tiếng cảnh báo 'tin giả, tin bẩn' .

Vừa trở lại đóng phim Phương Oanh đã phải ‘cảnh báo tin giả, tin bẩn’

Cô gái chụp X-quang bất ngờ thấy mất xương chân

Cô gái trẻ đi khám bệnh phát hiện mất một đoạn xương chân khi chụp X-quang. Cả bệnh nhân và nhân viên y tế đều rất ngạc nhiên.

Cô gái chụp X-quang bất ngờ thấy mất xương chân

Cảnh báo lừa đảo liên quan hợp nhất địa giới hành chính

EVN cảnh báo chiêu lừa mới: giả danh nhân viên điện lực, lợi dụng điều chỉnh địa giới để chiếm đoạt thông tin cá nhân.

Cảnh báo lừa đảo liên quan hợp nhất địa giới hành chính
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar