06/07/2025 09:20 GMT+7
Trở lại chủ đề

Sự thật về tin Ấn Độ mất vị thế khi bị Mỹ từ chối gặp, Nga nghiêng về Pakistan

Hai thông tin về quan hệ giữa Mỹ, Nga và Ấn Độ đã gây chú ý trong bối cảnh căng thẳng toàn cầu gia tăng và các bước đi của các cường quốc đang được quan tâm.

Sự thật về tin Ấn Độ mất vị thế khi bị Mỹ từ chối gặp, Nga nghiêng về Pakistan - Ảnh 1.

Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar - Ảnh: REUTERS

Một dòng trạng thái gần đây trên mạng xã hội X "tiết lộ" Nhà Trắng đã từ chối yêu cầu gặp mặt giữa Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar và Tổng thống Mỹ Donald Trump gây xôn xao.

Thông tin này được một tài khoản đã được xác minh (có dấu tích xanh) mang tên "The Daily CPEC", tự nhận là nguồn tin hàng đầu về các vấn đề địa chính trị liên quan đến Trung Quốc và Pakistan đăng tải, thu hút nhiều sự chú ý.

Ấn Độ - Ảnh 2.

Bài đăng sai sự thật của Daily CPEC về thông tin Mỹ từ chối cuộc yêu cầu gặp mặt của ông Jaishankar với ông Trump - Ảnh: Chụp màn hình

Ngoài thông tin Mỹ từ chối gặp ông Jaishankar, tài khoản này cũng chia sẻ thêm một thông tin khác về việc Nga đã chính thức ký vào tuyên bố chung của hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), thể hiện sự ủng hộ đối với lập trường của Pakistan thay vì Ấn Độ.

Hai bài đăng này sau đó đã nhanh chóng lan truyền, làm dấy lên nhiều đồn đoán về diễn biến nội bộ tại hội nghị SCO diễn ra ngày 26-6 vừa qua, khi các nước thành viên đã không đạt được tuyên bố chung sau cuộc họp.

Theo báo cáo xác minh của tổ chức kiểm chứng Boom ngày 4-7, hai thông tin được The Daily CPEC đăng tải đều là sai sự thật.

Về tin cho rằng Nhà Trắng từ chối cuộc gặp giữa ông Trump và ông Jaishankar, Boom cho biết đây là tin sai sự thật, do không có bất kỳ bằng chứng nào từ các nguồn tin chính thống như thông báo của Nhà Trắng, thông tin từ các hãng tin lớn xác nhận nội dung này.

Ấn Độ - Ảnh 3.

Bộ Ngoại giao Ấn Độ bác bỏ thông tin Nhà Trắng từ chối yêu cầu gặp mặt giữa ông Subrahmanyam Jaishankar và ông Trump - Ảnh: Chụp màn hình

Trong khi đó vào ngày 4-7, Bộ Ngoại giao Ấn Độ đã chính thức lên đính chính thông tin này là giả.

Tuyên bố cho rằng Nga ký tuyên bố chung ủng hộ Pakistan cũng được Boom bác bỏ, do thực tế SCO năm 2025 đã kết thúc mà không có tuyên bố chung nào được thông qua.

Các hãng tin quốc tế như Reuters và Đài BBC đều xác nhận rằng không có tuyên bố chung nào được thông qua sau hội nghị. Phía Ấn Độ từ chối ký vì cho rằng văn bản chưa phản ánh đầy đủ mối quan ngại của nước này về vấn đề khủng bố.

Trong năm 2025, SCO gồm 10 thành viên, trong đó có Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc, Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Uzbekistan, Iran và Belarus, và theo Hiến chương của SCO, mọi tuyên bố chung chỉ được thông qua khi tất cả các quốc gia thành viên đồng thuận.

Cuộc họp lần này do phía Bắc Kinh chủ trì, với đoàn Ấn Độ do Bộ trưởng Quốc phòng Rajnath Singh dẫn đầu.

Ấn Độ - Ảnh 4.

Cuộc họp giữa các bộ trưởng quốc phòng trong khuôn khổ Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) ngày 26-6 kết thúc mà không ra được tuyên bố chung do bất đồng giữa các nước thành viên - Ảnh: CNS Photo

Phía Ấn Độ đã từ chối ký dự thảo tuyên bố chung vì văn bản chỉ nhắc đến vụ cướp tàu Jaffar Express tại Pakistan hồi tháng 3, mà không đề cập vụ tấn công ở Pahalgam ngày 22-4, sự kiện New Delhi cho là có liên quan đến các nhóm vũ trang từ Pakistan.

Theo báo Indian Express ngày 29-6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ, ông Randhir Jaiswal, cho biết tại cuộc họp báo sau hội nghị rằng Ấn Độ đã đề xuất đưa các quan ngại về khủng bố vào tuyên bố, nhưng không được bất kỳ quốc gia thành viên nào chấp thuận, khiến văn kiện không thể thông qua.

Con gái cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton phải trả lại 2,2 triệu USD cho USAID?

Thông tin lan truyền cho rằng bà Chelsea Clinton, con gái cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton và cựu ngoại trưởng Hillary Clinton, phải trả lại 2,2 triệu USD tiền mặt rút từ các tấm séc đại diện cho Quỹ Clinton tại Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID).

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Làm cùng lúc cho 4 start-up, kỹ sư Ấn Độ bị bóc trần trên mạng xã hội: Vì sao tranh cãi?

Kỹ sư Ấn Độ gây tranh cãi khi làm cùng lúc cho nhiều startup. Sự việc phơi bày lỗ hổng tuyển dụng từ xa và vấn đề đạo đức nghề nghiệp.

Làm cùng lúc cho 4 start-up, kỹ sư Ấn Độ bị bóc trần trên mạng xã hội: Vì sao tranh cãi?

Kính mát có thể gây ung thư?

Một tài khoản mạng xã hội có hơn 700.000 lượt theo dõi loan truyền kính mát gây ung thư, khiến dư luận mạng xôn xao.

Kính mát có thể gây ung thư?

Nghiên cứu của Đức nói vắc xin mRNA giết nhiều người hơn COVID-19?

Mạng xã hội đang lan truyền thông tin về một nghiên cứu của Đức cho rằng vắc xin mRNA đã giết nhiều người hơn cả COVID-19.

Nghiên cứu của Đức nói vắc xin mRNA giết nhiều người hơn COVID-19?

Hoàng hậu độc ác trong 'Bạch Tuyết' có nói câu 'Gương kia ngự ở trên tường'?

Cư dân mạng tranh cãi: Hoàng hậu trong phim Bạch Tuyết (Disney, 1937) đã nói “Gương kia” hay “Gương thần” ngự ở trên tường?

Hoàng hậu độc ác trong 'Bạch Tuyết' có nói câu 'Gương kia ngự ở trên tường'?

Lực lượng vệ binh Iran đã tiếp cận thủ tướng Israel ở cự ly siêu gần?

Hình ảnh được cho là quay lén ông Netanyahu tại văn phòng lan truyền trên mạng, gây đồn đoán đây là “thông điệp cảnh cáo” từ Iran.

Lực lượng vệ binh Iran đã tiếp cận thủ tướng Israel ở cự ly siêu gần?

Xuất hiện video Iran hành quyết gián điệp Israel công khai?

Video hành quyết này gây chú ý trong bối cảnh Iran đã bắt hơn 700 nghi phạm Mossad, trong đó 10 người có thể bị tuyên án tử.

Xuất hiện video Iran hành quyết gián điệp Israel công khai?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar