05/01/2016 09:12 GMT+7

Vào hợp đồng, lương thụt lùi

QUỐC NAM
QUỐC NAM

TT - Hơn 30 cô giáo cấp dưỡng tại các trường mầm non huyện Cam Lộ, Quảng Trị được ký hợp đồng nhưng tất cả đều ngã ngửa vì lương mỗi cô chỉ còn khoảng 1,1 triệu đồng.

Các cô nuôi tại Trường mầm non Vành Khuyên, xã Cam An (Cam Lộ) dọn rửa chén bát sau ca ăn chiều của gần 300 trẻ bán trú - Ảnh: Quốc Nam

Hơn 30 cô giáo cấp dưỡng (gọi là cô nuôi) phục vụ tại các trường mầm non chưa hết vui mừng vì được ký hợp đồng trọn năm học,  được đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) thì tất cả đều ngã ngửa vì tính theo hợp đồng mới, lương mỗi cô chỉ còn khoảng 1,1 triệu đồng.

Một số rất ít trong đó có bằng trung cấp thì được hơn 1,8 triệu đồng (chưa trừ bảo hiểm, công đoàn phí).

Sống bằng cách gì?

Những ngày đầu tiên của năm mới, không khí tại các trường mầm non ở huyện Cam Lộ ảm đạm hẳn. Dù đây là tháng đầu tiên nhận lương mới và cũng là tháng đầu tiên được tham gia đóng BHXH, nhưng cô Trần Thị Hoa, một trong sáu cô nuôi tại Trường mầm non Vành Khuyên (xã Cam An), cho biết mình không thể vui được khi cầm số tiền lương tháng còn đúng hơn 1,2 triệu đồng.

Cô Hoa cũng như các cô khác được nhận vào trường làm cô nuôi đã mấy năm nay. Những năm trước, cô Hoa làm việc theo thỏa thuận cá nhân với nhà trường và được trả lương theo bằng sơ cấp, mỗi tháng cô được trả gần 1,9 triệu đồng tiền lương. Tiền trả lương các cô do phụ huynh đóng góp. Vì chỉ là thỏa thuận cá nhân giữa cô với nhà trường nên tất nhiên cô không nằm trong số đối tượng được đóng bảo hiểm xã hội (BHXH). Thời gian làm việc của cô Hoa cũng như tất cả các cô nuôi ở trường này đều là làm toàn thời gian.

Đầu năm học 2015-2016, Phòng GD-ĐT huyện Cam Lộ có thông báo về việc ký hợp đồng với thời hạn chín tháng (trọn năm học) cho tất cả cô nuôi ở các trường mầm non trên toàn huyện. Những cô nuôi này sẽ được hưởng lương theo bằng cấp như cũ và hơn hết là được đóng BHXH để đảm bảo quyền lợi lao động. Số tiền đóng BHXH được trích hơn 3/4 từ lương tháng của các cô, phần còn lại nhà trường hỗ trợ.

Sau vài tháng hoàn thành phần thủ tục, đến tháng 12-2015 vừa qua là tháng đầu tiên hơn 30 cô nuôi trên toàn huyện nhận lương mới. Và tất cả đều “bủn rủn” khi cầm số tiền lương tháng 1,15 triệu đồng. Trừ tiền đóng BHXH và công đoàn phí, mỗi cô còn chưa tới 1 triệu đồng. Quá xót xa với số tiền lương các cô nuôi nhận, các trường buộc phải hỗ trợ thêm cho mỗi cô 300.000 đồng. Tính thêm số tiền được trường hỗ trợ, mỗi cô cũng được hơn 1,2 triệu đồng cho một tháng làm việc cật lực.

Chỉ biết nhờ vào phụ huynh

Cô Ngô Thị Sen, hiệu phó Trường mầm non Vành Khuyên, kể mấy tháng nay nghe nói các cô nuôi trong trường được ký hợp đồng và đóng BHXH cũng mừng lắm. Nhưng không nghĩ lương giờ lại thấp như thế này. “Nếu như là tôi thì cũng không biết xoay xở sao để sống với khoản lương đó” - cô Sen bày tỏ.

Ông Phạm Văn Hồng, trưởng Phòng GD-ĐT huyện Cam Lộ, thừa nhận đúng là rất xót xa cho các cô nuôi khi phải nhận mức lương thấp như thế. Nhưng ông Hồng cho biết việc trả lương cho đối tượng cô nuôi tại các trường mầm non hoàn toàn là do phụ huynh góp lại để chi trả chứ đối tượng này không có trong ngạch chi trả của ngân sách.

Theo hợp đồng, các cô nuôi sẽ nhận lương theo đúng bằng cấp. Sau khi cộng đúng tổng số tiền lương tính theo bằng cấp của các cô nuôi ở mỗi trường sẽ chia đều ra cho phụ huynh góp tiền lại trả lương cho các cô.

Tuy nhiên, khi đại diện Phòng GD-ĐT làm BHXH cho các cô theo hợp đồng mới thì phía cơ quan bảo hiểm yêu cầu xác định chức danh của người đóng. Mà với đối tượng cô nuôi thì phải tính là nhân viên. Tức các cô sẽ buộc phải hưởng lương theo bằng nghề chứ không theo bằng ngành như trước. Nên các cô nuôi lâu nay hưởng lương theo bằng sơ cấp ngành hệ số 1,65 sẽ phải chuyển qua hệ số lương cho bằng sơ cấp nghề là 1. Vậy nên mức lương mới của các cô sau khi có hợp đồng và đóng BHXH sẽ được tính mức 1.150.000 đồng/tháng.

“Nhiều cô nuôi đã có ý định bỏ việc khi biết mức lương mới này. Nếu các cô nuôi đồng loạt bỏ việc thì đúng là rất phức tạp” - ông Hồng bày tỏ.

Ông Ngô Quang Chiến, chủ tịch UBND huyện Cam Lộ, nói phía huyện cũng rất chia sẻ với các cô nuôi trong hoàn cảnh này. Nhưng ngân sách huyện quá eo hẹp, không thể hỗ trợ được. “Chỉ còn cách là nhờ phụ huynh cùng chung tay góp sức giúp thêm cho các cô nuôi thôi” - ông Chiến cho biết.

QUỐC NAM

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bỏ hội đồng trường thành viên đại học quốc gia, đại học vùng là 'bước lùi về tự chủ đại học'?

Nhiều ý kiến cho rằng việc các trường thành viên đại học quốc gia, đại học vùng không có hội đồng trường là bước lùi về tự chủ đại học.

Bỏ hội đồng trường thành viên đại học quốc gia, đại học vùng là 'bước lùi về tự chủ đại học'?

Giao máy bay Boeing bị bỏ rơi tại sân bay Nội Bài cho Học viện Hàng không làm giáo cụ

Sau khi cân nhắc nhiều phương án, Cục Hàng không đánh giá việc giao chiếc máy bay Boeing bị bỏ rơi tại sân bay Nội Bài cho Học viện Hàng không Việt Nam làm giáo cụ là phù hợp.

Giao máy bay Boeing bị bỏ rơi tại sân bay Nội Bài cho Học viện Hàng không làm giáo cụ

Trầm cảm, lo âu học đường: Cần được nhìn nhận nghiêm túc

Đây là phát biểu của ông Lê Thắng Lợi - giám đốc Trung tâm Phát triển giáo dục và đào tạo phía Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo - tại lễ ra mắt Mạng lưới các nhà tâm lý học đường Việt Nam tại TP.HCM ngày 10-7.

Trầm cảm, lo âu học đường: Cần được nhìn nhận nghiêm túc

Chủ tịch Phú Thọ lần đầu tiếp công dân sau sáp nhập, nhiều giáo viên mong được tuyển dụng

Tại buổi tiếp công dân sau sáp nhập tỉnh và thực hiện chính quyền hai cấp của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ - Trần Duy Đông, 24 giáo viên ở tỉnh Phú Thọ (cũ) kiến nghị xem xét, ưu tiên tuyển dụng giáo viên mầm non.

Chủ tịch Phú Thọ lần đầu tiếp công dân sau sáp nhập, nhiều giáo viên mong được tuyển dụng

Ông Trump khen tiếng Anh của tổng thống Liberia: 'Ngài học ở đâu mà nói hay vậy?'

Lời khen của Tổng thống Trump dành cho người đồng cấp Liberia về khả năng nói tiếng Anh gây ra nhiều ý kiến trái chiều, khi tiếng Anh vốn là ngôn ngữ chính thức tại Liberia.

Ông Trump khen tiếng Anh của tổng thống Liberia: 'Ngài học ở đâu mà nói hay vậy?'

Thêm 46 sinh viên Trường ĐH Hoa Sen hoàn thành khóa học tại báo Tuổi Trẻ

Ngày 10-7, 46 sinh viên năm 2 khoa Marketing - Truyền thông, Trường đại học Hoa Sen đã kết thúc khóa học thực tế tại báo Tuổi Trẻ. Trước đó 45 sinh viên khác của trường cũng đã hoàn thành khóa học tại báo.

Thêm 46 sinh viên Trường ĐH Hoa Sen hoàn thành khóa học tại báo Tuổi Trẻ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar