24/07/2025 07:52 GMT+7

Ưu tiên nhà ở xã hội cho cán bộ, công chức sau sáp nhập tỉnh

Việc triển khai và ưu tiên các dự án nhà ở xã hội tại địa phương dành cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phải di chuyển nơi làm việc sau khi sáp nhập các tỉnh, TP hiện đang như thế nào?

nhà ở - Ảnh 1.

Một khu nhà ở xã hội - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Trả lời nội dung này, Bộ Xây dựng cho hay Quốc hội đã thông qua nghị quyết 201/2025 thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội (có hiệu lực thi hành từ ngày 1-6-2025).

Theo đó, nghị quyết đã quy định về một số chính sách nhằm tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phải chuyển nơi làm việc sau khi sáp nhập các tỉnh, TP.

Cụ thể, giao UBND cấp tỉnh căn cứ điều kiện thực tế của địa phương, quy định chi tiết về trường hợp có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng cách xa địa điểm làm việc được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội.

Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập được thuê nhà ở xã hội của chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, người lao động của mình ở và được bố trí ngân sách nhà nước khi có dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Bộ Xây dựng cũng cho biết ngày 27-2-2025, Thủ tướng Chính phủ đã giao chỉ tiêu hoàn thành nhà ở xã hội trong năm 2025 và các năm tiếp theo để các địa phương bổ sung vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Hiện nay Bộ Xây dựng đã trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định điều chỉnh giao chỉ tiêu hoàn thành nhà ở xã hội trong năm 2025 và các năm tiếp theo đến năm 2030.

Nội dung này để các địa phương bổ sung vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, từ đó các địa phương sau sáp nhập tiếp tục khẩn trương thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.

* Chế độ chính sách đãi ngộ đối với bác sĩ nói riêng và cán bộ y tế nói chung ở tuyến y tế cơ sở hiện nay là chưa phù hợp dẫn đến việc tuyển dụng bác sĩ, đặc biệt là bác sĩ chuyên khoa gây mê hồi sức, chẩn đoán hình ảnh, da liễu, răng - hàm - mặt, mắt... về công tác tại cơ sở gặp khó khăn. Có giải pháp nào về lương để khuyến khích y, bác sĩ mới ra trường về tuyến cơ sở?

- Trả lời nội dung này, Bộ Y tế cho hay hiện nay ngoài chế độ tiền lương, cán bộ, viên chức ngành y tế được hưởng các phụ cấp như phụ cấp ưu đãi theo nghề, chế độ phụ cấp đặc thù (phụ cấp thường trực 24/24 giờ, phụ cấp chống dịch, phụ cấp phẫu thuật/thủ thuật), phụ cấp độc hại, nguy hiểm, phụ cấp vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và phụ cấp đặc thù tại một số bệnh viện hoặc cho nhân viên y tế thôn bản.

Về cải cách chính sách, Bộ Y tế đang đề xuất xếp lương bậc 2 cho các chức danh bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, dược sĩ khi tuyển dụng.

Đồng thời bộ đang xây dựng nghị định thay thế nghị định 56/2011 về phụ cấp ưu đãi theo nghề (dự kiến hoàn thành tháng 12-2025) và nghị định quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp chống dịch, hỗ trợ nhân viên y tế thôn bản (dự kiến hoàn thành tháng 9-2025).

Cán bộ 'dám nghĩ dám làm' tại TP.HCM được ưu tiên thuê nhà ở xã hội

TP.HCM vừa quy định thứ tự ưu tiên cho thuê nhà ở xã hội. Đáng chú ý, bên cạnh gia đình chính sách, nữ giới, hộ nghèo, hộ cận nghèo, cán bộ năng động, dám nghĩ dám làm được ưu tiên thuê nhà ở xã hội.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vì sao phải 'một chương trình, nhiều sách giáo khoa'?

Chủ trương 'một chương trình, nhiều sách giáo khoa' không phải là ý tưởng mới nảy sinh, mà là kết quả của cả quá trình nghiên cứu, thảo luận.

Vì sao phải 'một chương trình, nhiều sách giáo khoa'?

Trị căn bệnh 'nhìn mặt hét giá tiền', dễ hay khó?

Những vụ bán thức ăn với giá 'trên trời' vừa qua diễn ra tại nhiều nơi nhưng lại có điểm chung đều nhắm vào khách từ nơi khác đến.

Trị căn bệnh 'nhìn mặt hét giá tiền', dễ hay khó?

Hơn 1.000 trụ sở sau sáp nhập sẽ được TP.HCM sắp xếp ra sao?

TP.HCM đang dùng các trụ sở hiện có để đảm bảo hoạt động không gián đoạn sau sáp nhập. Khi bộ máy ổn định, thành phố sẽ rà soát, sắp xếp lại tài sản công theo hướng hiệu quả, tránh lãng phí.

Hơn 1.000 trụ sở sau sáp nhập sẽ được TP.HCM sắp xếp ra sao?

344 nhà trọ, căn hộ kết hợp kinh doanh nguy cơ cháy cao ở TP.HCM bị buộc dừng hoạt động

344 nhà trọ, căn hộ, nhà ở kết hợp sản xuất và kinh doanh tại TP.HCM bị yêu cầu tạm dừng hoạt động do không khắc phục các vi phạm về phòng cháy chữa cháy đúng thời hạn theo quy định.

344 nhà trọ, căn hộ kết hợp kinh doanh nguy cơ cháy cao ở TP.HCM bị buộc dừng hoạt động

Kẹt xe trên cao tốc TP.HCM - Long Thành: Lỗi do sửa cầu rồi mới báo?

Những ngày qua, cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây hay kẹt xe kéo dài, đặc biệt tại khu vực cầu Long Thành khiến người dân mệt mỏi.

Kẹt xe trên cao tốc TP.HCM - Long Thành: Lỗi do sửa cầu rồi mới báo?

Tiểu thương bán thịt heo 'đứng hình' vì dịch tả heo châu Phi

Chợ ở Quảng Ngãi vẫn nhộn nhịp người mua nhưng các quầy thịt heo thưa thớt, nhiều sạp đóng cửa vì ế. Nguyên nhân bởi người tiêu dùng sợ dịch tả heo châu Phi.

Tiểu thương bán thịt heo 'đứng hình' vì dịch tả heo châu Phi
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar