25/07/2025 08:15 GMT+7
Trở lại chủ đề

Vì sao phải 'một chương trình, nhiều sách giáo khoa'?

Chủ trương 'một chương trình, nhiều sách giáo khoa' không phải là ý tưởng mới nảy sinh, mà là kết quả của quá trình nghiên cứu, thảo luận và ban hành nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ suốt hơn một thập niên.

sách giáo khoa - Ảnh 1.

Phụ huynh tại TP.HCM mua sách giáo khoa cho con chuẩn bị năm học mới - Ảnh: NHƯ HÙNG

Nghị quyết 29 (2013) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nhấn mạnh việc "đa dạng hóa học liệu, xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa, mỗi môn học có một hoặc một số sách đạt chuẩn".

Chủ trương này được cụ thể hóa tại nghị quyết 88/2014 của Quốc hội, tái khẳng định bởi kết luận 91 (2024) của Bộ Chính trị, và triển khai bằng nghị quyết 51 (2025) của Chính phủ.

Một chương trình giáo dục thống nhất, với nhiều sách giáo khoa đạt chuẩn, giám sát chặt chẽ và minh bạch, là con đường Việt Nam đã chọn và phải kiên định theo đuổi. Chỉ khi đó, cải cách giáo dục mới không chỉ nằm trên giấy tờ, mà trở thành động lực thực sự để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và nâng tầm đất nước trong kỷ nguyên hội nhập.

Nghị quyết và luật: nền tảng không thể bỏ qua

Các văn kiện nói trên đều nhất quán: Việt Nam phải thực hiện một chương trình giáo dục phổ thông thống nhất, trên cơ sở đó cho phép mỗi môn học có nhiều sách giáo khoa phù hợp với chương trình để vừa bảo đảm chuẩn kiến thức quốc gia, vừa khuyến khích sáng tạo và đáp ứng nhu cầu đa dạng của học sinh.

Đây là sự lựa chọn chiến lược, không phải thử nghiệm tạm thời.

Việt Nam không đơn độc khi áp dụng mô hình nhiều bộ sách giáo khoa. Nhiều nền giáo dục tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Mỹ... đã áp dụng mô hình này từ lâu và chứng minh rằng nó có thể vận hành hiệu quả.

Nhiều bộ sách giáo khoa không đồng nghĩa với hỗn loạn. Vấn đề cốt lõi nằm ở chỗ quản lý và giám sát chất lượng, chứ không phải ở số lượng bộ sách. Khi được vận hành đúng, mô hình này không chỉ nâng cao chất lượng học liệu nhờ cạnh tranh lành mạnh, mà còn giúp học sinh ở những điều kiện khác nhau tiếp cận kiến thức theo cách phù hợp hơn.

Bức xúc là do cách làm, không phải chủ trương

Phản ánh của cử tri về sự rối rắm trong lựa chọn sách, hay lo ngại về lợi ích nhóm, là hoàn toàn có cơ sở. Nhưng nguyên nhân chính không nằm ở chủ trương nhiều bộ sách giáo khoa, mà ở cách triển khai chưa minh bạch và thiếu đồng bộ.

Khâu lựa chọn sách ở không ít nơi còn thiếu công khai minh bạch, dẫn đến nghi ngại về chất lượng và sự công bằng. Nhiều giáo viên và trường học than phiền việc chọn sách bị chi phối bởi yếu tố ngoài chuyên môn.

Mặc dù đã được thông tin, giải thích rõ ràng nhưng tâm lý nhiều học sinh và cha mẹ học sinh vẫn lo lắng về khả năng xảy ra thiếu công bằng trong các kỳ thi đối với học sinh học các bộ sách giáo khoa khác nhau.

Chính những lỗ hổng này dẫn đến tâm lý muốn quay lại "một bộ sách duy nhất" - điều không còn phù hợp với mục tiêu đổi mới và hội nhập.

Duy trì một bộ sách giáo khoa duy nhất có thể tạo sự thống nhất hình thức nhưng đi kèm nhiều hệ lụy.

Thứ nhất, nó dễ dẫn đến độc quyền, triệt tiêu động lực cải tiến và sáng tạo trong biên soạn sách.

Thứ hai, với đặc thù đa dạng về văn hóa, xã hội và điều kiện học tập của Việt Nam, một bộ sách khó đáp ứng đồng đều nhu cầu của học sinh từ miền núi, vùng sâu đến đô thị.

Thứ ba, tiếp tục duy trì bộ sách "của Nhà nước" (thực chất do một doanh nghiệp nhà nước làm) là tiếp tục lấy tiền từ ngân sách, trong khi lẽ ra có thể tiết kiệm khoản chi phí này để chi vào những việc khác.

Quan trọng hơn, giáo dục hiện đại không chỉ dừng ở việc truyền thụ kiến thức, mà phải hình thành kỹ năng tư duy phản biện, tự học và sáng tạo. Điều này khó đạt được nếu mọi học sinh đều học theo một khuôn mẫu cứng nhắc, thiếu linh hoạt.

Quay lại mô hình cũ chẳng những đi ngược xu thế quốc tế, mà còn kìm hãm nỗ lực nâng tầm trí tuệ và năng lực cạnh tranh của Việt Nam.

Làm thế nào để nhiều bộ sách giáo khoa trở thành động lực?

Thay vì sa vào tranh cãi "một hay nhiều bộ sách", điều quan trọng là làm cho chủ trương nhiều bộ sách giáo khoa vận hành minh bạch, công bằng và hiệu quả. Một số giải pháp then chốt cần triển khai:

1. Minh bạch hóa thẩm định và kiểm định: công khai tiêu chí, mời chuyên gia độc lập, đại diện giáo viên và phụ huynh tham gia hội đồng.
2. Đảm bảo công bằng trong thi cử: đề thi và kiểm tra dựa trên chuẩn chương trình, không thiên vị bất kỳ bộ sách giáo khoa nào.
3. Kiểm soát giá sách và hỗ trợ học sinh khó khăn, mở rộng đối tượng được hưởng chính sách cấp kinh phí mua sách giáo khoa và đồ dùng học tập.
4. Đào tạo và trao quyền cho giáo viên: giáo viên cần được tập huấn và có quyền quyết định lựa chọn sách giáo khoa dựa trên chuyên môn, không bị áp lực từ bên ngoài.
5. Ứng dụng công nghệ và học liệu số để tăng cơ hội tiếp cận và hỗ trợ phương pháp học tập hiện đại.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm

Trong báo cáo gửi Quốc hội thực hiện các nghị quyết chất vấn, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thông tin nội dung liên quan quản lý dạy thêm, học thêm, sách giáo khoa.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trường đại học cũng rối với bách phân vị

Nhiều trường đại học gặp khó khăn trong áp dụng phương pháp bách phân vị để quy đổi điểm xét tuyển. Trong khi đó, thí sinh và phụ huynh khá bối rối vì mỗi trường có một cách quy đổi khác nhau.

Trường đại học cũng rối với bách phân vị

Nga muốn mở trung tâm đào tạo tiếng Nga cho cả Đông Nam Á ở Việt Nam

Phó thủ tướng Nga Dmitry Nikolayevich Chernyshenko mong muốn Phân viện Puskin ở Hà Nội trở thành trung tâm học tiếng Nga tại Đông Nam Á.

Nga muốn mở trung tâm đào tạo tiếng Nga cho cả Đông Nam Á ở Việt Nam

Trường đại học Luật TP.HCM quy đổi điểm học bạ cao hơn điểm thi THPT 2 - 4,5

Trường đại học Luật TP.HCM vừa công bố điểm sàn và quy tắc quy đổi điểm tương đương các phương thức tuyển sinh đại học chính quy năm 2025.

Trường đại học Luật TP.HCM quy đổi điểm học bạ cao hơn điểm thi THPT 2 - 4,5

Trường đại học lên tiếng gỡ rối bách phân vị quy đổi điểm xét tuyển

Trước nhiều băn khoăn, lo lắng của thí sinh về cách quy đổi điểm xét tuyển đại học giữa các phương thức năm nay theo bách phân vị, một trường đại học đã lên tiếng giải thích.

Trường đại học lên tiếng gỡ rối bách phân vị quy đổi điểm xét tuyển

Đa dạng mô hình đại học theo chuẩn quốc tế cho 2K6

Không chọn trường đại học nổi tiếng nhất hay đúng với kế hoạch ban đầu, nhiều sinh viên thay đổi hướng đi sau khi xác định được môi trường phù hợp với mục tiêu và thế mạnh bản thân.

Đa dạng mô hình đại học theo chuẩn quốc tế cho 2K6

Đại học Quốc gia TP.HCM công bố bách phân vị điểm thi đánh giá năng lực

Đại học Quốc gia TP.HCM vừa hoàn tất khung quy đổi điểm trúng tuyển xét điểm thi đánh giá năng lực về điểm trúng tuyển xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 theo bách phân vị.

Đại học Quốc gia TP.HCM công bố bách phân vị điểm thi đánh giá năng lực
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar