10/05/2025 21:58 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò

Một nhóm khoa học tại Anh vừa tạo ra bước đột phá khi biến phân bò thành sợi cellulose, vật liệu công nghiệp quan trọng có thể dùng để sản xuất quần áo, khẩu trang, bao bì thực phẩm và nhiều sản phẩm khác.

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò - Ảnh 1.

Sợi cellulose được tạo ra từ phân bò có thể được dùng làm nguyên liệu vải vóc, quần áo sinh học, vật liệu dệt kỹ thuật cao, mở ra cánh cửa cho thời trang thân thiện với môi trường và có thể tạo ra một xu hướng phát triển mạnh toàn cầu - Ảnh: AI

Công nghệ mới do các nhà khoa học thuộc Đại học College London (UCL) và Đại học Edinburgh Napier (Vương quốc Anh) phát triển đang mở ra triển vọng to lớn trong lĩnh vực sản xuất vật liệu công nghiệp bền vững: biến phân bò thành sợi cellulose cấp công nghiệp, một trong những nguyên liệu phổ biến nhất thế giới.

Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Cleaner Production, giới thiệu kỹ thuật mang tên "ép xoay có áp suất theo chiều ngang" (horizontal nozzle-pressurised spinning), không chỉ thân thiện với môi trường mà còn có khả năng tái sử dụng chất thải nông nghiệp vốn gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Cellulose là thành phần chủ yếu trong thành tế bào của thực vật và đã được sử dụng từ thế kỷ 19 để sản xuất giấy, vải, bao bì, và cả dược phẩm. Tuy nhiên, việc sản xuất cellulose hiện nay vẫn phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu thực vật và các quy trình hóa học độc hại.

Giáo sư Mohan Edirisinghe, Trưởng nhóm nghiên cứu tại UCL, cho biết: "Chúng tôi đặt câu hỏi liệu có thể tận dụng cellulose còn sót lại trong phân bò từ các thực vật mà bò đã ăn để tạo ra vật liệu công nghiệp được hay không. Và sau nhiều thử nghiệm, chúng tôi đã tìm ra cách".

Bằng các phản ứng hóa học nhẹ và đồng nhất hóa, nhóm đã chiết xuất thành công cellulose từ phân bò. Họ gặp khó khăn khi thử nghiệm với công nghệ ép xoay truyền thống, nhưng khi chuyển sang thiết bị ép theo phương ngang, phun dung dịch vào dòng nước thì các sợi cellulose đã bắt đầu hình thành rõ rệt.

Từ dung dịch này, họ còn có thể tạo ra các dạng vật liệu khác như màng mỏng, lưới, ruy băng, mỗi loại có thể dùng trong các ngành như may mặc, y tế, bao bì, kỹ thuật…

phân bò - Ảnh 2.

Phân bò hiện nay cũng đang là gánh nặng môi trường lớn. Khi không xử lý đúng, nó gây ô nhiễm nguồn nước, phát thải khí nhà kính và lây lan mầm bệnh - Ảnh: UCL

Kỹ thuật mới không cần sử dụng điện áp cao như các phương pháp tạo sợi hiện nay (ví dụ electrospinning), đồng thời dễ dàng nhân rộng nhờ tận dụng các thiết bị cơ khí sẵn có.

Tuy nhiên, thách thức lớn nhất lại đến từ việc thu gom và xử lý nguồn nguyên liệu đặc biệt này sao cho hiệu quả, vệ sinh và kinh tế. Dù vậy, nhóm nghiên cứu tin rằng lợi ích môi trường và thương mại là rất lớn.

Sợi cellulose được tạo ra từ phân bò có thể được sử dụng làm nguyên liệu vải vóc, quần áo sinh học, vật liệu dệt kỹ thuật cao, mở ra cánh cửa cho thời trang thân thiện với môi trường và có thể tạo ra một xu hướng phát triển mạnh toàn cầu.

Ngoài ra, công nghệ này còn mang đến giải pháp kinh tế cho ngành chăn nuôi bò sữa, vốn đang đối mặt với khối lượng chất thải khổng lồ. Một báo cáo năm 2019 cho biết lượng phân động vật toàn cầu sẽ tăng ít nhất 40% từ năm 2003 đến năm 2030, vượt mốc 5 tỉ tấn mỗi năm. Khi không xử lý đúng, nó gây ô nhiễm nguồn nước, phát thải khí nhà kính và lây lan mầm bệnh.

Dù còn nhiều câu hỏi cần nghiên cứu thêm, đặc biệt là tính ổn định của quy trình và khả năng sản xuất đại trà, nhưng phát minh này đã đặt nền móng cho một tương lai nơi con người có thể mặc quần áo từ... phân bò mà vẫn sạch sẽ, bền vững và thời trang.

Hiện nhóm nghiên cứu đang tìm kiếm cơ hội hợp tác với các trang trại để ứng dụng thực tế công nghệ này, đưa phân bò trở thành một phần thiết yếu trong chuỗi sản xuất vật liệu công nghiệp xanh.

Phơi quần áo trong nhà, coi chừng 'hại mình, hại người'

Phơi quần áo ẩm trong nhà có thể làm tăng số lượng nấm mốc phát triển, ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí gây tử vong.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

2 hổ con Bình và Dương ở Thảo cầm viên tròn 2 tuổi: Vẫn ôm nhau ngủ, mê tắm mưa

Sáng 11-5, khu chuồng hổ Bengal tại Thảo cầm viên Sài Gòn rộn ràng với buổi sinh nhật độc lạ: Bình và Dương vừa tròn 2 tuổi.

2 hổ con Bình và Dương ở Thảo cầm viên tròn 2 tuổi: Vẫn ôm nhau ngủ, mê tắm mưa

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Một tàu vũ trụ thời Liên Xô đã lao xuống Trái đất vào ngày 10-5, sau hơn nửa thế kỷ ngoài không gian khi nhiệm vụ phóng lên sao Kim thất bại.

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Quá trình hình thành thần tốc trận mưa hiếm 230mm sáng 10-5

Chiều đến khuya 9-5, bầu trời TP.HCM và lân cận vẫn trong xanh nhưng sau đó mây dông phát triển nhanh và trận mưa trút xuống dữ dội.

Quá trình hình thành thần tốc trận mưa hiếm 230mm sáng 10-5

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I nghiên cứu sinh sản thành công cá cam. Đây là loài cá được ưa chuộng tại Nhật Bản, dùng để chế biến sashimi, sushi và có giá thương phẩm khoảng 1 triệu đồng/kg.

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Tổng kiểm tra bè nổi trên vịnh Nha Trang: Vận động thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển

Kiểm tra các bè nổi trên vịnh Nha Trang, lực lượng chức năng đã phát hiện, vận động chủ bè thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển.

Tổng kiểm tra bè nổi trên vịnh Nha Trang: Vận động thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar