08/05/2025 20:24 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tại sao chúng ta thường thấy gương mặt người châu Âu giống nhau?

Một công trình nghiên cứu sử dụng AI kết hợp với dữ liệu sóng não (EEG) giải thích vì sao chúng ta thường gặp khó khăn khi nhận diện chính xác gương mặt của những người thuộc chủng tộc khác.

châu Âu - Ảnh 1.

Không ít người châu Á có chung cảm nhận rằng: người châu Âu/châu Phi nào nhìn cũng hao hao nhau, và ngược lại - Ảnh: AI

Trong nghiên cứu công bố trên Behavior Research Methods, các nhà khoa học tại Đại học Toronto (Canada) cho biết "hiện tượng người châu Á khó phân biệt gương mặt người châu Âu và ngược lại" được gọi là Hiệu ứng Khác Chủng Tộc (Other-Race Effect - ORE), chỉ việc con người dễ dàng nhận diện và phân biệt các khuôn mặt cùng chủng tộc hơn là khuôn mặt của người từ các chủng tộc khác. 

Hiệu ứng này đã được biết đến từ lâu, nhưng cơ chế thần kinh đằng sau nó vẫn còn là một bí ẩn.

PGS Adrian Nestor (Khoa Tâm lý học, ĐH Toronto Scarborough) và nhóm cộng sự thực hiện hai nghiên cứu phân tích cách não bộ con người xử lý hình ảnh khuôn mặt với sự hỗ trợ của công nghệ AI hiện đại.

Trong nghiên cứu đầu tiên, họ sử dụng AI tạo sinh (Generative Adversarial Networks - GANs) để tái tạo hình ảnh khuôn mặt theo trí nhớ của người tham gia. Hai nhóm người châu Á và châu Âu được yêu cầu xem một loạt khuôn mặt rồi đánh giá mức độ giống nhau.

Kết quả cho thấy: Người tham gia tái dựng khuôn mặt cùng chủng tộc với độ chính xác cao hơn nhiều so với khuôn mặt khác chủng tộc. Khuôn mặt người khác chủng tộc bị tái hiện như "na ná nhau", trung bình hơn, trông trẻ hơn và biểu cảm hơn dù thực tế không phải vậy.

Nghiên cứu thứ hai sử dụng điện não đồ (EEG) để ghi lại hoạt động của não trong 600 miligiây đầu tiên khi người tham gia nhìn thấy khuôn mặt. Dữ liệu sóng não này sau đó được dùng để tái hiện cách mà não xử lý thông tin hình ảnh khuôn mặt.

Kết quả chỉ ra: Não xử lý khuôn mặt cùng chủng tộc chi tiết và phân biệt rõ ràng hơn.

Với khuôn mặt khác chủng tộc, tín hiệu thần kinh cho thấy sự phân biệt kém rõ ràng, khiến chúng bị "gộp nhóm" và nhìn giống nhau hơn.

"Điều này cho thấy chúng ta vô thức gom các khuôn mặt khác chủng tộc thành một nhóm chung, dẫn đến việc nhận diện thiếu chính xác", nghiên cứu sinh tiến sĩ Moaz Shoura, đồng tác giả nghiên cứu, nhận định.

châu Âu - Ảnh 2.

Sóng não tiết lộ cách bộ não xử lý khuôn mặt "khác biệt" - Ảnh: medicalxpress

Như vậy, nếu bạn từng thắc mắc tại sao người châu Á lại thấy các khuôn mặt người châu Âu (hoặc ngược lại) "giống hệt nhau", thì câu trả lời không nằm ở ngoại hình thật sự của họ, mà nằm ở cách bộ não bạn đang mã hóa và phân tích thông tin thị giác. Bạn không nhìn thấy họ rõ ràng như cách bạn nhìn những người cùng chủng tộc.

PGS Nestor chia sẻ: "Khi hiểu được não bộ biến dạng cảm xúc và khuôn mặt như thế nào, chúng ta có thể phát triển các công cụ hỗ trợ chẩn đoán và điều trị tốt hơn".

Nhóm nghiên cứu tin rằng, hiểu rõ thiên kiến nhận thức và thị giác này sẽ giúp xã hội đưa ra những chiến lược nhằm giảm thiểu thiên kiến chủng tộc trong các tương tác đời sống, từ phỏng vấn xin việc đến các tình huống giao tiếp xã hội.

Khi biết rõ bộ não hoạt động ra sao trong những khoảnh khắc đầu gặp gỡ, chúng ta có thể chủ động điều chỉnh cách ứng xử và giảm thiểu những nhận định sai lầm không đáng có.

Nghiên cứu này không chỉ giúp giải thích một hiện tượng tâm lý phổ biến, mà còn có tiềm năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả y học, an ninh, công nghệ: cải thiện phần mềm nhận diện khuôn mặt, giúp máy tính phân biệt chính xác hơn giữa các chủng tộc.

Ngoài ra có thể hỗ trợ điều tra hình sự khi nâng độ chính xác của lời khai nhân chứng về nhận dạng nghi phạm; giúp phát hiện các rối loạn về nhận thức cảm xúc, ví dụ như người mắc chứng tâm thần phân liệt, rối loạn nhân cách ranh giới…

Nhận diện khuôn mặt sẽ ngăn lừa đảo đáng kể?

Liệu Deepfake có mạo danh khuôn mặt khi xác thực giao dịch chuyển tiền? Với những ứng dụng mặt trái của trí tuệ nhân tạo (AI) vào hoạt động lừa đảo, Việt Nam cần làm gì để bảo đảm an toàn giao dịch thanh toán không tiền mặt.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tổng kiểm tra bè nổi trên vịnh Nha Trang: Vận động thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển

Kiểm tra các bè nổi trên vịnh Nha Trang, lực lượng chức năng đã phát hiện, vận động chủ bè thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển.

Tổng kiểm tra bè nổi trên vịnh Nha Trang: Vận động thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển

Tinh tinh có 'ngôn ngữ' tinh vi như con người

Tinh tinh có thể kết hợp và sắp xếp linh hoạt các cặp âm thanh để truyền đạt các ý tưởng hoặc ý nghĩa khác nhau, một khả năng vốn chỉ có ở con người.

Tinh tinh có 'ngôn ngữ' tinh vi như con người

'Cơn bão mini' do xung đột thời tiết gây mưa rất to ở TP.HCM và Đông Nam Bộ

Sáng nay TP.HCM, Nam Bộ hứng cơn mưa rất to, chỉ trong vài giờ lượng mưa có nơi đạt 225mm, ảnh vệ tinh cho thấy mây dông cuồn cuộn như một cơn bão mini.

'Cơn bão mini' do xung đột thời tiết gây mưa rất to ở TP.HCM và Đông Nam Bộ

Tìm ra loài cây trồng có thể cứu cả thành phố sau thảm họa

Nghiên cứu mới cho thấy củ cải đường, cải bó xôi, lúa mì và củ cải đỏ là những loài cây thích hợp nhất để nuôi sống một thành phố sau thảm họa.

Tìm ra loài cây trồng có thể cứu cả thành phố sau thảm họa

Giải mã thành công gene loài sao la quý hiếm ở Việt Nam

Một bước đột phá trong bảo tồn đã được ghi nhận khi các nhà khoa học lần đầu tiên giải mã thành công bộ gene của loài sao la. Đây là một trong những loài thú hiếm nhất thế giới, sống tại rừng núi Việt Nam và Lào.

Giải mã thành công gene loài sao la quý hiếm ở Việt Nam

Mỹ: Núi lửa dưới biển có dấu hiệu sắp phun trào

Nhiệt độ đang trở nên nóng hơn ở ngoài khơi bang Oregon, Mỹ khi núi lửa dưới biển Axial Seamount đang có dấu hiệu sắp phun trào.

Mỹ: Núi lửa dưới biển có dấu hiệu sắp phun trào
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar