11/05/2025 15:29 GMT+7

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Một tàu vũ trụ thời Liên Xô đã lao xuống Trái đất vào ngày 10-5, sau hơn nửa thế kỷ ngoài không gian khi nhiệm vụ phóng lên sao Kim thất bại.

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian - Ảnh 1.

Tàu vũ trụ Kosmos 482 thời Liên Xô trở về Trái đất sau 53 năm trên quỹ đạo - Ảnh: ARAB TIMES

Theo kênh France 24 ngày 10-5, một tàu vũ trụ thời Liên Xô, được thiết kế để hạ cánh xuống sao Kim, đã rơi trở lại Trái đất sau hơn nửa thế kỷ trôi nổi trong quỹ đạo.

Tàu có tên Kosmos 482 được phóng vào năm 1972, là một phần của loạt nhiệm vụ thám hiểm sao Kim, nhưng đã không thể vượt qua được quỹ đạo Trái đất do sự cố kỹ thuật với tên lửa.

Con tàu đã ở lại không gian suốt hơn 50 năm, phần lớn cấu trúc tàu đã rơi rụng dần trở lại Trái đất trong vòng một thập kỷ sau vụ phóng thất bại.

Và bộ phận cuối cùng - khoang đổ bộ hình cầu rộng khoảng 1m - đã rơi xuống. Theo các chuyên gia, khoang đổ bộ này được bọc titan và nặng hơn 495kg - chịu được điều kiện hạ cánh khắc nghiệt trên sao Kim, hành tinh nóng nhất trong hệ Mặt trời.

Cơ quan Vũ trụ Nga và Cơ quan Giám sát không gian của Liên minh châu Âu đã xác nhận con tàu rơi xuống trong tình trạng không kiểm soát. Phía Nga cho biết tàu rơi xuống khu vực Ấn Độ Dương, nhưng một số chuyên gia vẫn nghi ngờ về vị trí chính xác. Hiện chưa rõ bao nhiêu phần của tàu đã sống sót sau cú rơi cháy rực.

Bộ Tư lệnh không gian Mỹ cũng đang thực hiện thu thập và phân tích dữ liệu từ quỹ đạo để xác nhận vị trí vụ rơi.

Các nhà khoa học cũng cho biết khả năng một người nào đó bị trúng mảnh vỡ từ tàu vũ trụ là cực kỳ thấp.

Theo hiệp ước của Liên hợp quốc, mọi mảnh vỡ còn lại thuộc quyền sở hữu của Nga. Dù vậy việc xác định vị trí rơi của tàu vẫn còn mơ hồ do ảnh hưởng từ hoạt động Mặt trời và tình trạng xuống cấp của thiết bị sau nhiều năm trong không gian.

Sự kiện thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học và cơ quan không gian vì tàu có khả năng sống sót khi tái nhập khí quyển cao hơn bình thường. Tuy nhiên một số nhà quan sát bày tỏ tiếc nuối vì không biết rõ nơi "yên nghỉ" cuối cùng của con tàu sau hơn 50 năm trôi nổi ngoài vũ trụ.

"Nếu nó rơi xuống Ấn Độ Dương, thì chỉ có cá voi nhìn thấy", nhà khoa học người Hà Lan Marco Langbroek chia sẻ trên mạng xã hội X.

Người đàn ông bị liệt toàn thân làm video đăng YouTube chỉ bằng ý nghĩ

Mới đây, một người đàn ông bị liệt toàn thân đã gây bất ngờ khi có thể chỉnh sửa video, thuyết minh và đăng lên YouTube. Tất cả nhờ chip Neuralink của tỉ phú Elon Musk.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lần đầu chứng kiến 'chiến tranh' giữa hai thiên hà

Các nhà thiên văn học vừa chứng kiến một hiện tượng chưa từng được ghi nhận trước đây: Một vụ va chạm dữ dội giữa hai thiên hà, trong đó một thiên hà phóng bức xạ mạnh xuyên qua thiên hà còn lại.

Lần đầu chứng kiến 'chiến tranh' giữa hai thiên hà

Tìm kiếm ý tưởng fintech táo bạo của sinh viên cả nước

Với hơn 1.000 tài khoản đăng ký tham gia, cuộc thi được kỳ vọng sẽ kết nối với hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới của TP.HCM.

Tìm kiếm ý tưởng fintech táo bạo của sinh viên cả nước

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Các nhà khoa học phát hiện loài khỉ Capuchin mặt trắng bắt cóc con loài khỉ khác và vẫn chưa thể giải mã được hành vi này.

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Các bài toán lớn được tổng hợp từ những nhu cầu thiết yếu của các sở, ban, ngành trên địa bàn TP.HCM, cần ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

UBND TP.HCM vừa thành lập Ban Chỉ đạo của UBND TP.HCM về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đề án 06 do Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được làm trưởng ban chỉ đạo.

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar