10/05/2025 08:03 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tìm ra loài cây trồng có thể cứu cả thành phố sau thảm họa

Nghiên cứu mới cho thấy củ cải đường, cải bó xôi, lúa mì và củ cải đỏ là những loài cây thích hợp nhất để nuôi sống một thành phố sau thảm họa.

thảm họa - Ảnh 1.

Cải bó xôi là một trong những cây trồng phù hợp nhất trong mùa đông hạt nhân - Ảnh: REUTERS

Nếu một thảm họa toàn cầu đột nhiên xảy ra, dẫn đến mùa đông hạt nhân - tình trạng giảm nhiệt độ toàn cầu do chiến tranh hạt nhân gây ra, làm thay đổi đáng kể khí hậu và môi trường toàn cầu - hàng triệu người có thể chết đói.

May mắn là giờ đây, các nhà khoa học đã tìm ra loại cây trồng cần thiết để duy trì một thành phố cỡ vừa nếu một sự kiện thảm khốc như vậy xảy ra, theo trang LiveScience ngày 8-5.

Nhóm nghiên cứu đã xem xét hai kịch bản nếu thảm họa xảy ra: trồng gì trong và quanh một thành phố trong điều kiện khí hậu bình thường và trong mùa đông hạt nhân.

Họ tập trung vào thành phố Palmerston North (diện tích 326km2, dân số vào khoảng 91.300 người tính đến tháng 6-2024) ở New Zealand, song cho biết những phát hiện này có thể áp dụng cho các thành phố tương tự trên toàn cầu.

Nhóm phát hiện trong điều kiện bình thường, đậu Hà Lan là giải pháp tối ưu cho cây trồng trong thành phố và khoai tây là cây trồng lý tưởng cho vùng ngoại ô.

Tuy nhiên trong mùa đông hạt nhân, khi ánh sáng Mặt trời bị che phủ bởi muội than và nhiều thứ khác, nhiệt độ sẽ thấp hơn và thực vật khó quang hợp. 

Theo đó, việc trồng củ cải đường, cải bó xôi, lúa mì và củ cải đỏ tại các khu vực thành thị và ngoại ô là giải pháp tốt nhất để nuôi sống một thành phố cỡ vừa.

Nhóm đã đi đến kết luận trên một phần nhờ vào việc phân tích dữ liệu từ Phân tích tổng hợp về nghiên cứu nông nghiệp đô thị (đăng trên tạp chí khoa học quốc tế AGU vào năm 2022), trong đó phân tích năng suất của các loại cây trồng khác nhau ở hàng chục thành phố trên khắp thế giới.

Mục đích của nhóm là xác định loại cây trồng tối ưu sau một thảm họa toàn cầu, cũng như tìm ra cách hiệu quả nhất khi sử dụng ít đất nhất để nuôi sống một người.

"Nghiên cứu không thật sự lấy cảm hứng từ môi trường địa chính trị hiện nay, song rõ ràng có mối liên quan đến môi trường đó", tác giả chính của nghiên cứu Matt Boyd, nhà sáng lập tổ chức nghiên cứu độc lập Adapt Research (New Zealand), cho biết.

Các sự kiện hiện nay bao gồm tình hình chính trị quốc tế khó lường, chiến tranh đang diễn ra tại Trung Đông và châu Âu, vũ khí hóa trí tuệ nhân tạo và sự tàn phá ngày càng tăng do biến đổi khí hậu. Tháng 1 vừa qua, Đồng hồ tận thế vừa nhích thêm một giây và chỉ còn 89 giây trước mốc nửa đêm - thời điểm nhân loại rơi vào thảm họa diệt vong.

Ông Boyd cho biết nghiên cứu này cũng có thể được dùng như tiền đề cho các thành phố muốn áp dụng nông nghiệp đô thị bền vững vào chính sách sử dụng đất.

Nghiên cứu được đăng trên tạp chí PLOS One.

Đồng hồ tận thế tiến gần mốc diệt vong, con người đã làm gì?

Các nhà khoa học vừa điều chỉnh Đồng hồ tận thế, theo đó đồng hồ này chỉ còn 89 giây là đến nửa đêm - thời điểm nhân loại rơi vào thảm họa diệt vong.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giải mã thành công gene loài sao la quý hiếm ở Việt Nam

Một bước đột phá trong bảo tồn đã được ghi nhận khi các nhà khoa học lần đầu tiên giải mã thành công bộ gene của loài sao la. Đây là một trong những loài thú hiếm nhất thế giới, sống tại rừng núi Việt Nam và Lào.

Giải mã thành công gene loài sao la quý hiếm ở Việt Nam

Mỹ: Núi lửa dưới biển có dấu hiệu sắp phun trào

Nhiệt độ đang trở nên nóng hơn ở ngoài khơi bang Oregon, Mỹ khi núi lửa dưới biển Axial Seamount đang có dấu hiệu sắp phun trào.

Mỹ: Núi lửa dưới biển có dấu hiệu sắp phun trào

Bệnh viện Mỹ gây tranh cãi vì vứt nhầm bộ não được hiến tặng của một phụ nữ trẻ

Một bệnh viện nhi tại Wisconsin đã vô tình vứt bỏ bộ não hiến tặng của một phụ nữ trẻ từng tham gia liệu pháp gen tiên phong - một sai lầm khiến giới khoa học và gia đình nạn nhân bàng hoàng.

Bệnh viện Mỹ gây tranh cãi vì vứt nhầm bộ não được hiến tặng của một phụ nữ trẻ

Đột phá phát triển từ công nghệ số

Việc thông qua Luật Công nghiệp công nghệ số, Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo có thể là nền tảng pháp lý để phát triển công nghiệp công nghệ số quốc gia.

Đột phá phát triển từ công nghệ số

Chó đánh hơi phát hiện chính xác 94% ca ung thư

Trong số 261 người được chẩn đoán mắc ung thư, chó đánh hơi phát hiện chính xác 245 trường hợp, đạt tỉ lệ 94%.

Chó đánh hơi phát hiện chính xác 94% ca ung thư

Tại sao chúng ta thường thấy gương mặt người châu Âu giống nhau?

Một công trình nghiên cứu sử dụng AI kết hợp với dữ liệu sóng não (EEG) giải thích vì sao chúng ta thường gặp khó khăn khi nhận diện chính xác gương mặt của những người thuộc chủng tộc khác.

Tại sao chúng ta thường thấy gương mặt người châu Âu giống nhau?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar