07/05/2025 13:25 GMT+7
Trở lại chủ đề

Nhật Bản tạo ra pin có thể hoạt động 100 năm ngoài không gian

Nhật Bản đang nghiên cứu tạo ra hệ thống pin có thể liên tục tạo ra điện trong 100 năm trong điều kiện khắc nghiệt của không gian bên ngoài.

Nhật Bản tạo ra pin có thể hoạt động 100 năm ngoài không gian - Ảnh 1.

Một kỹ thuật viên đang kiểm tra hệ thống pin sử dụng americium - Ảnh: Cơ quan Năng lượng nguyên tử Nhật Bản cung cấp

Pin hoạt động lâu dài, không cần bảo dưỡng được kỳ vọng sẽ đóng vai trò quan trọng không chỉ trong các dự án trên Mặt trăng mà còn trong hoạt động thám hiểm không gian sâu, xa hơn sao Mộc, nơi ánh sáng Mặt trời yếu hơn.

Cơ quan Năng lượng nguyên tử Nhật Bản (JAEA) đã ký thỏa thuận với Cơ quan Thám hiểm hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) hồi tháng 3 vừa qua để sản xuất một hệ thống pin chuyên dụng như vậy bằng cách sử dụng một chất phóng xạ gọi là americiu. 

Ông Masahide Takano, nhà nghiên cứu cấp cao của JAEA, bày tỏ tin tưởng rằng dự án sẽ khả thi mặc dù hiện đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Ông khẳng định: "Chúng tôi sẽ đưa ra một nguồn điện nhỏ gọn ở mức thực tế, không cần bảo trì trong hơn 100 năm".

Nguồn điện sẽ dựa trên các cơ chế khác với các cơ chế của pin Mặt trời hoặc các loại pin khác được sử dụng trong điều kiện bình thường trên Trái đất.

Để sử dụng trên Mặt trăng, loại pin được hình dung phải có khả năng chịu được các biến động nhiệt độ từ 110 độ C vào ban ngày đến âm 170 độ C vào ban đêm. Cả ban ngày và ban đêm trên Mặt trăng đều kéo dài trong hai tuần.

Americi là một nguyên tố được tạo ra khi plutoni trong nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng phân rã tự nhiên. Chất này thường không bị phân hạch liên tục, nghĩa là không cần phải kiểm soát chặt chẽ như plutoni. 

Americi có thể được tìm thấy trong plutoni được JAEA lưu trữ tại Nhật Bản cho mục đích nghiên cứu. Với chu kỳ bán rã là 432 năm, americi từ lâu đã được coi là vô dụng đối với việc phát điện.

Tuy nhiên, JAEA gần đây đã tìm ra ứng dụng cho khả năng liên tục tạo ra nhiệt của americi thông qua quá trình phân rã hạt nhân của nguyên tố này. JAEA hiện đang chuyển sang kết hợp americi với công nghệ phát điện dựa trên sự chênh lệch nhiệt độ để sản xuất một loại pin mới.

Một thách thức là làm cho hệ thống pin đủ nhỏ gọn và nhẹ để lắp trên tàu thăm dò không gian, cũng như đủ bền để chịu được cú sốc và nhiệt của một vụ nổ tên lửa tiềm ẩn. 

Việc kiểm tra kỹ lưỡng các kỹ thuật từ xa để xử lý chất phóng xạ cũng như các yếu tố pháp lý có liên quan cũng sẽ rất cần thiết.

JAEA đã ứng dụng americi để cung cấp năng lượng cho đèn LED trong một cuộc thử nghiệm.

Đột phá 'vô song' của Trung Quốc: Có thể hồi sinh pin lithium-ion như mới

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Phúc Đán của Trung Quốc đã tìm ra cách giúp pin lithium-ion bị xuống cấp có thể hồi phục như thể vừa xuất xưởng, kéo dài tuổi thọ pin từ 500 đến 2.000 chu kỳ sạc lên mức 12.000 đến 60.000 chu kỳ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giải mã thành công gene loài sao la quý hiếm ở Việt Nam

Một bước đột phá trong bảo tồn đã được ghi nhận khi các nhà khoa học lần đầu tiên giải mã thành công bộ gene của loài sao la. Đây là một trong những loài thú hiếm nhất thế giới, sống tại rừng núi Việt Nam và Lào.

Giải mã thành công gene loài sao la quý hiếm ở Việt Nam

Mỹ: Núi lửa dưới biển có dấu hiệu sắp phun trào

Nhiệt độ đang trở nên nóng hơn ở ngoài khơi bang Oregon, Mỹ khi núi lửa dưới biển Axial Seamount đang có dấu hiệu sắp phun trào.

Mỹ: Núi lửa dưới biển có dấu hiệu sắp phun trào

Bệnh viện Mỹ gây tranh cãi vì vứt nhầm bộ não được hiến tặng của một phụ nữ trẻ

Một bệnh viện nhi tại Wisconsin đã vô tình vứt bỏ bộ não hiến tặng của một phụ nữ trẻ từng tham gia liệu pháp gen tiên phong - một sai lầm khiến giới khoa học và gia đình nạn nhân bàng hoàng.

Bệnh viện Mỹ gây tranh cãi vì vứt nhầm bộ não được hiến tặng của một phụ nữ trẻ

Đột phá phát triển từ công nghệ số

Việc thông qua Luật Công nghiệp công nghệ số, Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo có thể là nền tảng pháp lý để phát triển công nghiệp công nghệ số quốc gia.

Đột phá phát triển từ công nghệ số

Chó đánh hơi phát hiện chính xác 94% ca ung thư

Trong số 261 người được chẩn đoán mắc ung thư, chó đánh hơi phát hiện chính xác 245 trường hợp, đạt tỉ lệ 94%.

Chó đánh hơi phát hiện chính xác 94% ca ung thư

Tại sao chúng ta thường thấy gương mặt người châu Âu giống nhau?

Một công trình nghiên cứu sử dụng AI kết hợp với dữ liệu sóng não (EEG) giải thích vì sao chúng ta thường gặp khó khăn khi nhận diện chính xác gương mặt của những người thuộc chủng tộc khác.

Tại sao chúng ta thường thấy gương mặt người châu Âu giống nhau?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar