05/04/2024 06:21 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tranh cãi đi ăn quán Ngự Bình, tô bún bò 105.000 đồng đắt hay rẻ?

105.000 đồng lận hả anh? Em thấy giá chát quá. Em ra Huế ăn một vài nơi thấy ngon nhưng cũng không đến mức này...

Tô bún bò ở quán Ngự Bình có giá 105.000 đồng, đang gây tranh cãi - Ảnh: DU NGUYỄN

Tô bún bò ở quán Ngự Bình có giá 105.000 đồng, đang gây tranh cãi - Ảnh: DU NGUYỄN

Ý kiến trên là từ một diễn đàn ẩm thực, có một bài viết khơi mào những tranh cãi xung quanh quán ăn Ngự Bình chuyên bán món Huế hơn 50 năm tại Sài Gòn.

Cụ thể, bài viết là cảm nhận của một thực khách về quán ăn Ngự Bình sau gần 4 năm mới ghé lại.

Vị khách đánh giá các món ăn vẫn giữ nguyên chất lượng và có giá cả cũng... "chất lượng" không kém.

Bên dưới bài viết là nhiều ý kiến của các thực khách khác.

Có người đồng tình nhưng cũng có người phản đối mức giá mà quán Ngự Bình đưa ra với những phần ăn Huế tại đây.

Có người bảo: "Thường bún bò Huế trong Sài Gòn chia ra hai phe, một phe đậm vị ruốc, phe còn lại đậm vị sả. Có người theo vị ruốc thời gian lại chuyển qua vị sả hoặc ngược lại. Nên việc có nhiều người ăn thấy không hợp nữa là rất bình thường".

Quán ăn gia đình Ngự Bình, bán ít nhưng giá cao?

Ngự Bình là một quán ăn lâu đời ở Sài Gòn vì đã tồn tại hơn 50 năm.

Theo ghi nhận, với những thực khách mới đến lần đầu, có lẽ họ sẽ không dễ để tìm đường vào quán. Bởi quán nằm ẩn trong một khu cư xá thuộc quận Phú Nhuận.

Không gian quán thiết kế theo kiểu gia đình, bình lặng giữa lòng Sài Gòn tấp nập, không trang hoàng quá cầu kỳ như các quán ăn, nhà hàng lớn ở các con phố sầm uất.

Những món ăn Huế ở đây gồm: bánh bèo, chả lụa, bánh ướt tôm cháy, bánh ướt thịt nướng, nem nướng... có giá dao động từ 20.000 - 80.000 đồng.

Nhưng nổi bật nhất phải kể đến món bánh khoái và món bún bò Huế. Đây cũng là hai món có giá tiền cao nhất trong các món ăn tại quán, với giá 105.000 đồng.

Ở quán Ngự Bình, món bánh khoái có vỏ vàng giòn, nhân chứa tôm, thịt, giá... và được phục vụ kèm một chén tương đậu lớn, hai dĩa rau sống gồm dưa leo, khế chua, chuối chát, rau thơm, xà lách.

Bánh khoái có thể được xem là đặc sản xứ Huế. Nếu ở miền Nam có bánh xèo thì ở Huế có bánh khoái - Ảnh: HỒ LAM

Bánh khoái có thể được xem là đặc sản xứ Huế. Nếu ở miền Nam có bánh xèo thì ở Huế có bánh khoái - Ảnh: HỒ LAM

Có không ít thực khách ngạc nhiên bình luận phía dưới phần hình ảnh giới thiệu hai món có giá cao nhất ở Ngự Bình:

"Quá mắc, chủ quán nấu ít với giá cao, chủ yếu là phục vụ người thích có không gian riêng và dư tiền, không phải dạng quán cho mọi người cùng thưởng thức"...

Một số khác cho rằng đồ ăn ở Ngự Bình đắt đỏ là do có hương vị khác biệt so với nhiều hàng quán cùng bán đồ ăn Huế. Bún bò thì đặc sắc ở nước dùng và bánh khoái thì không nhiều dầu, dùng kèm chén nước chấm đặc biệt.

Tuy nhiên, nhiều người cũng bày tỏ họ sẽ chọn ăn một tô bún bò có nhiều topping, giá cả phải chăng dù có thể hương vị không bằng, thay vì bỏ hơn 100.000 đồng để ăn một tô bún chỉ có vài ba miếng bò lát mỏng bên trên.

Cổng vào quán ăn Ngự Bình - Ảnh: HỒ LAM

Cổng vào quán ăn Ngự Bình - Ảnh: HỒ LAM

Đắt hay rẻ là sự lựa chọn của mỗi người

Còn với những thực khách quen, quán ăn Ngự Bình là một địa điểm ăn uống nổi tiếng lâu đời.

Họ đánh giá quán ăn chủ yếu phục vụ những người Sài Gòn ở thế hệ trước, có lối sống dư dả hoặc Việt kiều.

Quán ăn cũng không đầu tư vào quảng cáo, bảng hiệu và cũng thu hẹp mô hình kinh doanh với vỏn vẹn 4, 5 bàn ăn. Số lượng món bán ra mỗi ngày không nhiều và hết rất sớm.

Một thực khách đã đến ăn và bình luận dưới bài viết về quán Ngự Bình:

"Không chỉ là một nét văn hóa, ẩm thực còn là nghệ thuật.

Giống như vẽ tranh hay trang điểm, cùng một cây cọ, hộp phấn nhưng thành phẩm sẽ tùy thuộc vào mỗi người.

Và không phải giàu hay nghèo để có thể đến trải nghiệm một món ăn mà tùy vào quan điểm mỗi người là nó đáng không, đó có phải món mình yêu thích thật sự không.

Một phần bánh khoái ở quán Ngự Bình có giá 105.000 đồng - Ảnh: HỒ LAM

Một phần bánh khoái ở quán Ngự Bình có giá 105.000 đồng - Ảnh: HỒ LAM

Khi mới tới ăn, mình cũng tự hỏi vì sao bún bò mà không có chả cua, huyết (vì mình thấy ở Huế có) nhưng khi ăn qua mấy lần, riêng mình cảm nhận chắc dụng ý chủ quán muốn người ăn thưởng thức trọn vị thơm của mắm ruốc Huế trong nước dùng mà không bị pha lẫn với các thành phần khác".

Con nuốc Huế 'em cùng mẹ khác cha' xa về địa lý với sứa, sao mà sốt mạng vậy ta?

Con nuốc Huế là món ăn đang gây sốt mạng xã hội. Nhiều người tìm mua, ăn thử và nhận xét đặc sản này đích thị là mỹ vị mùa hè bởi có màu sắc xanh ngọc bắt mắt, cùng hương vị thanh mát, mặn mòi của biển.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mới đây, trên mạng xã hội đưa lại clip nghệ sĩ Kim Cương thể hiện nhân vật Điêu Thuyền cùng các nghệ sĩ Thanh Tòng, Bảo Quốc, Thanh Thanh Tâm…

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Cuốn sách Bông sen vàng của nhà văn Sơn Tùng cho người đọc thấy được nét đẹp dung dị và tâm hồn cao cả của vị lãnh tụ vĩ đại từ khi còn là một cậu bé.

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - dương lịch 2025 diễn ra trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh tại Việt Nam Quốc Tự.

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Trinh thám Edogawa Ranpo

Cộng đồng mê truyện trinh thám vừa đón nhận một tiểu thuyết trinh thám đặc sắc nhất của bậc thầy truyện trinh thám Nhật Bản Edogawa Ranpo (1894-1965) - tập Âm thú.

Trinh thám Edogawa Ranpo

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

PGS.TS Bùi Hiền, người 'nổi tiếng' với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ gây tranh cãi gần chục năm trước, vừa qua đời chiều 11-5 tại nhà ở TP Việt Trì, Phú Thọ.

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar