05/05/2024 14:37 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tôi nhiều tôi vậy mà sao một mình

Sau khi nhận tặng thưởng văn học của Hội Nhà văn Việt Nam với tập thơ Thức đến sáng và mơ, Phạm Thị Ngọc Liên ngưng không in thơ nữa mà chuyển hẳn sang viết văn xuôi.

Nhà thơ Phạm Thị Ngọc Liên là gương mặt văn học thành tựu 30 năm (1975-2005) của TP.HCM - Ảnh: NVCC

Nhà thơ Phạm Thị Ngọc Liên là gương mặt văn học thành tựu 30 năm (1975-2005) của TP.HCM - Ảnh: NVCC

Bất ngờ năm 2024, sau đúng 20 năm, Trong tôi có nhiều tôi lại như không hẹn mà đến.

* Quan sát chị lâu nay, thấy chị hơi bị căng thẳng với tập thơ này.

Chỉ là thêm một tập thơ trong nhiều tập thơ đã phát hành, đã nhận giải thưởng, mà sao chị nhiều lo âu đến vậy?

- Đúng là tôi khá căng thẳng và lo âu khi quyết định in tập thơ này.

Để chọn ra 99 bài trong vài trăm bài tôi đã làm suốt 20 năm, quả thật mệt lắm. Tôi cứ phải nâng lên, đặt xuống, tạo hình cho đứa con tinh thần của mình được hoàn hảo theo ý muốn.

Riêng việc ấy đã mất cả năm. Rồi đến khâu thiết kế, vẽ bìa, xin giấy phép đến kiểm tra bản in thử ở nhà in, tôi đều đích thân làm.

Bạn tôi hỏi sao không giao cho một người có chuyên môn về in ấn giúp mình cho đỡ cực?

Nhớ ra thì nỗi khổ này bắt nguồn từ niềm vui.

Năm 1989, khi tôi cầm bản in đầu tiên của tập thơ Biển đã mất ra khỏi nhà in và tình cờ gặp anh Trịnh Công Sơn ở một quán cà phê vỉa hè. Anh đã vui vẻ chúc mừng và hỏi tôi có vui không?

Anh bảo bản thân anh rất quý bản in đầu tiên chưa cắt xén gì. Nó khiến anh có cảm giác hạnh phúc chứa chan đối với tác phẩm của mình. Thật chính xác với cảm giác của tôi lúc đó. Sau 20 năm ngưng lặng, tôi muốn tìm lại cảm giác này...

* Tập thơ gần nhất chị ra mắt năm 2004, chị e ngại điều gì mà "lánh mặt" đến 20 năm?

- Nếu gọi là e ngại thì tôi e mình sẽ trở nên nhàm chán với bản thân và với bạn đọc.

Đa phần, thơ tôi là thơ tình và trong tình yêu thì mọi hỉ, nộ, ái, ố, bi, dục, lạc... ai cũng có thể trải qua như nhau.

Biểu lộ những cảm xúc trong đề tài muôn thuở này bằng ngôn từ tuy dễ nhưng cũng hết sức khó khăn để những ngôn từ ấy mang dấu ấn của chính mình, không bị lẫn vào những ý thơ của người khác. Quan trọng nhất là không lặp lại mình.

Bên cạnh đó, có một sự thật đáng buồn là trong vòng 20 năm trở lại đây, thơ cũng bị lánh mặt. Dù người người, nhà nhà vẫn làm thơ nhưng muốn phổ biến rộng rãi như ngày xưa thật vô cùng khó khăn. Quyết định in trong thời điểm này thật liều lĩnh...

* Nhưng Trong tôi có nhiều tôi, nghe có vẻ không thơ lắm nhỉ?

- À. Có vẻ trinh thám, hình sự hay tâm linh gì đó nhỉ? (cười).

Thật ra, đây là một câu thơ trong bài thơ Biểu lộ tôi đã in trong tập Thức đến sáng và mơ năm 2004. Tôi dùng bài thơ ấy để làm chủ đề chính cho tập thơ này, gọi là Vĩ thanh.

Đúng là tôi có rất nhiều tôi trong một tôi. Như nhiều cánh hoa trong một nụ hoa vậy. Và tôi bóc nó ra, từng cánh một. Để rồi mãi tự hỏi: Tôi nhiều tôi vậy mà sao một mình?

* Chị đàn bà quá, thơ chị với những yêu, ghét, giận hờn cũng rất đàn bà, là bâng quơ tôi nghĩ vậy, như một thế mạnh của Phạm Thị Ngọc Liên.

Nhưng không phải không kèm theo chút nuối tiếc... Mãi loanh quanh "một nỗi em em", nếu ai nói vậy, chị có buồn không?

- Tôi nghĩ khi bạn hỏi câu này, phải chăng bạn đang khen tôi nữ tính? Nếu bạn biết được rằng tôi rất cứng cỏi và quyết liệt trong vô số tình huống phải xử lý nhỉ?

Nữ tính của tôi chỉ được bộc lộ trong thơ, ấy là những lúc tôi mềm yếu nhất. Tất nhiên, một phụ nữ mềm yếu luôn có những nuối tiếc "giá như mà..." sau khi cô ấy phải quyết định một việc cần đến lý trí - thế mạnh của đàn ông.

Nhiều người khi đọc thơ tôi cũng hỏi như bạn. Rằng sao chỉ một "nỗi em em" trong tác phẩm? Đời sống thì vô vàn chuyện để viết để băn khoăn.

Thật ra, xúc cảm của tôi không chỉ trói buộc quanh chuyện yêu đương. Tôi vẫn có những bài viết về chiến tranh, về thiên tai, thân phận con người.

Tuy nhiên khi viết, tôi luôn lấy mình là một thực thể chính, với một đối tượng chính để câu chữ của mình gần gũi, lột tả hơn. Mặt khác, cũng phải nói tôi được độc giả "quy định" là "người đàn bà làm thơ tình". Tôi cũng thích danh hiệu này hơn.

Tôi nhiều tôi vậy mà sao một mình- Ảnh 5.

Ngoảnh lại 40 năm thơ tình của chính mình, nhà thơ cho thấy vô vàn hình ảnh trữ tình.

Từ hình ảnh người thiếu nữ, chỉ biết yêu, biết mưa mà không tránh, biết bão mà không chạy đến người thiếu phụ, biết chấp nhận nỗi đau, biết giấu giếm sự muộn phiền để phô ra khuôn mặt đẹp, biết tươi tỉnh như không hề quỵ ngã.

Nguyễn Thị Minh Thái

Trong tôi có nhiều tôi và hấp lực của cảm xúc

Kể từ tập thơ Thức đến sáng và mơ đến nay đã 20 năm, người đàn bà làm thơ tình Phạm Thị Ngọc Liên chọn cách im lặng với thơ cho đến Trong tôi có nhiều tôi.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Diễn viên Chu Viên Viên, nổi tiếng với vai diễn Tống Khánh Linh trong phim Tôn Trung Sơn, qua đời ở tuổi 51 sau quãng thời gian dài chiến đấu với bệnh tật.

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Bức tượng của bà Melania Trump một lần nữa bị phá hoại ngay tại quê nhà Slovenia.

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Hòa Hiệp được biết đến là kép đẹp trên các sân khấu kịch Hồng Vân, Idecaf, trên phim ảnh. Nay anh bắt tay viết kịch bản và dàn dựng với câu chuyện Thạch Sùng.

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'

Với 105 tác phẩm hội họa, điêu khắc, ký họa, cuộc trưng bày chuyên đề 'Kể chuyện sau ngày thống nhất' mang đến một không gian nghệ thuật giàu cảm xúc, tái hiện sống động những ký ức lịch sử và kết nối quá khứ với hiện tại.

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar