25/03/2018 15:19 GMT+7

Tình tự sâu thẳm thơ Nguyễn Bính là người phụ nữ ba chìm bảy nổi

MAI THỤY
MAI THỤY

TTO - 100 năm sinh của thi sĩ Nguyễn Bính, một hội thảo về những vần thơ của nhà thơ đậm 'Chân quê' đã được tổ chức tại TP.HCM.

"Ngay cả khi dịch các tác phẩm văn học từ tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, trong đầu tôi vẫn vang lên những vần thơ của như để nhắc nhớ với chính mình về hồn Việt và nguồn cội Việt…" nhà thơ Nguyễn Quang Thiều chia sẻ trong hội thảo kỷ niệm 100 năm ngày sinh thi sĩ Nguyễn Bính (1918-2018).

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cho rằng trong suốt quãng đời làm thơ, thi sĩ Nguyễn Bính đã sử dụng những chất liệu văn hóa dân gian để trải nỗi lòng, để rồi dưới ngòi bút của Nguyễn Bính, hình ảnh làng quê Việt Nam hiện lên hồn hậu, chất phác dù là ở thể thơ lục bát hay thơ tự do.

Ông lặng đọc hai câu trong bài thơ Mưa xuân mà cách đây vài hôm còn văng vẳng trong ông khi dạo qua con đường làng : "Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay/Hoa xoan lớp lớp rụng rơi đầy.".

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều còn chia sẻ một "phát hiện" rằng con trai ông cũng thuộc thơ Nguyễn Bính dù được học ở trời Tây xa xôi.

Ông thừa nhận dù ở thời đại nào chăng nữa, thơ Nguyễn Bính vẫn có sức sống mãnh liệt bởi những rung động của chúng gắn liền với bờ đê, con đường, hội làng, sân đình… trong tâm thức người Việt.

Không chỉ khai thác hình ảnh làng quê, thơ Nguyễn Bính còn đại diện cho tiếng nói của người phụ nữ.

Đó là những nghiên cứu mới mẻ của PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái được công bố trong hội thảo: "Trong thơ Nguyễn Bính, tình tự sâu thẳm nhất của tâm hồn thi sĩ lại thuộc về hình ảnh người phụ nữ ba chìm bảy nổi.

Thơ Nguyễn Bính có cả một thế giới buồn thương, khởi sinh từ thân phận bi kịch của phụ nữ Việt và của chính ông, mất mẹ từ 3 tháng tuổi.".

Nhận định của PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái đã mở ra một cách tiếp cận mới về cuộc đời và tác phẩm của ông theo hướng phân tâm học với những ám ảnh về người mẹ đã luôn day dứt ông trong thơ ca.

Ông đã chuyển hình ảnh đó sang những sáng tác của mình dù là về thân phận phụ nữ hay về làng quê.

Như vậy, 100 năm sau ngày sinh của thi sĩ Nguyễn Bính, người ta có thể thấy được hồn thơ của ông vẫn phảng phất đâu đó giữa thế giới của những thi sĩ đậm tình quê, tình người.

TTO - Kỷ niệm 100 năm ngày sinh thi sĩ Nguyễn Bính (1918 - 2018), các tuyệt phẩm phổ thơ, với những lời thơ đẹp viết về quê hương, tình yêu của ông đã được Sol Vàng tôn vinh đêm 13-1.

MAI THỤY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Diễn viên Mai Châu, bà Nghị Quế của điện ảnh Việt Nam, qua đời

Diễn viên Mai Châu - người gây ấn tượng với vai bà Nghị Quế trong phim Chị Dậu - qua đời ở tuổi 98 lúc 3h10 sáng 24-5.

Diễn viên Mai Châu, bà Nghị Quế của điện ảnh Việt Nam, qua đời

Không có người, vũ trụ sẽ thiếu những câu chuyện sâu sắc

Trong một buổi giao lưu về sách Bạn là vũ trụ, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu cho rằng vũ trụ là đại dương và con người là những ngọn sóng nhấp nhô. Ý thức của con người góp phần định hình nên vũ trụ.

Không có người, vũ trụ sẽ thiếu những câu chuyện sâu sắc

Tìm kiếm dấu tích xá lợi Phật hoàng Trần Nhân Tông

Trong khi xá lợi Đức Phật từ Ấn Độ được người Việt rất quan tâm, nhiều người không biết Việt Nam cũng có hộp xá lợi được cho là của Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Tìm kiếm dấu tích xá lợi Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi

PGS.TS.KTS Vũ Hồng Cương cho rằng trong lĩnh vực nội thất, kiến trúc, tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi, những lâu đài giả cổ nguy nga, những công trình nhại kiến trúc Pháp ít dần, thay bằng những công trình hiện đại.

Tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Trong con hẻm 72 trên đường Bành Văn Trân, quận Tân Bình, TP.HCM có một quán bún riêu khá đặc biệt, bởi được nấu bằng bếp củi trong 48 năm qua.

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TPHCM thăm nghệ sĩ Kim Cương, Trần Xuân Tiến, Nguyễn Hữu Lộc

Chiều 23-5, đoàn 6 trong các đoàn lãnh đạo TP.HCM đã đến thăm và tặng quà các văn nghệ sĩ tiêu biểu có đóng góp phát triển văn học, nghệ thuật thành phố, đất nước. Đó là NSND Kim Cương, nhạc sĩ Trần Xuân Tiến, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Lộc.

Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TPHCM thăm nghệ sĩ Kim Cương, Trần Xuân Tiến, Nguyễn Hữu Lộc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar