06/05/2015 08:38 GMT+7

Thanh lọc cơ thể: Chất tống thải ra ngoài có thể là niêm mạc ruột

LAN ANH - QUỲNH LIÊN ghi
LAN ANH - QUỲNH LIÊN ghi

TT - Tiếp theo bài Muôn ngàn kiểu “thanh lọc cơ thể", Sống khỏe xin gửi đến bạn đọc hai ý kiến của các chuyên gia về những nghi vấn chất gì đã được loại thải và bộ máy tiêu hóa sau một chuỗi ngày nhịn ăn.

* TS Nguyễn Hữu Dũng (trưởng khoa thận nhân tạo Bệnh viện Bạch Mai):

Khoa học chưa chứng minh

Cho đến nay chưa có công trình nào công bố tác dụng thải loại độc tố trong cơ thể bằng nhịn ăn, chỉ uống nước nhưng nhiều người vẫn áp dụng liệu pháp này.

Có người nhịn ăn đến trên 20 ngày để thải độc tố, 3 - 4 ngày đầu họ vật vã thèm ăn, đến ngày thứ 5 - 6 quen dần và đến ngày 20 - 21 thì không thấy thèm ăn nữa nhưng cơ thể rất yếu, phải có người trợ giúp.

Vượt qua giai đoạn này đến ngày thứ 23 - 24 họ thèm ăn trở lại. Tuy nhiên tôi muốn nói về thời gian năm 1945 khi nạn đói làm chết nhiều người Việt, sau đó khi đã có miếng ăn thì nhiều người lại chết vì bội thực.

Những người đã nhịn ăn khi ăn trở lại phải có chế độ riêng biệt, ăn từ từ trong những ngày đầu để hệ tiêu hóa làm quen trở lại với thức ăn.

Tôi đã chứng kiến một người bạn thanh lọc cơ thể theo hình thức này. Nhịn qua ngày thứ 20 anh ấy rất yếu, có thể nói là suýt mất mạng, nhưng xung quanh có nhiều bạn bè làm thầy thuốc nên đã cứu kịp thời, trong khi đó kết quả “thanh lọc” thì rất hạn chế.

Về loại hỗn hợp chưa rõ là gì đang được những người tham gia thải độc cơ thể cho là chất độc, sỏi, rác tích tụ trong cơ thể, tôi cho rằng có thể đó là niêm mạc ruột chết đi được thải ra ngoài để tái tạo niêm mạc mới.

Bình thường niêm mạc này có thể ra ngoài theo phân, nhưng nay do người thải độc cơ thể nhịn ăn nên một phần niêm mạc ruột chết đi, chất không hòa tan được có trong mật ong (hoặc thành phần bổ dưỡng khác trong nước uống), thức ăn còn sót lại tạo thành một hỗn hợp gây sợ hãi và cho rằng đó là chất độc tích tụ.

Những phương pháp thanh lọc cơ thể mới nếu được đưa vào áp dụng, kể cả khóa học có thu tiền thì cần có sự cho phép của ngành y tế trước khi triển khai, nếu để tự phát, xảy ra rủi ro sẽ không truy được người chịu trách nhiệm.

* Bác sĩ Nguyễn Danh Sinh (chủ nhiệm khoa thăm dò chức năng Bệnh viện Giao thông vận tải I): 

Cơ thể khỏe mạnh sẽ tự thải độc

Khi thức ăn đưa vào cơ thể sẽ được bộ máy tiêu hóa xử lý thành năng lượng, dưỡng chất giúp cơ thể sống và hoạt động, những phần cặn bã không dùng được sẽ hoàn toàn bị đào thải ra ngoài, không thể nào có chuyện những cặn bã này tích tụ, đóng thành mảng trong ruột để chúng ta phải tìm cách thanh lọc, loại bỏ cặn bã...

Cơ thể con người là thể hữu cơ, hoạt động liên hoàn, từng giây từng phút đều có tế bào chết và tế bào mới sinh nên không thể so sánh với những vật vô cơ như đường ống nước lâu ngày có cặn bẩn, gỉ sét.

Việc tích tụ độc tố có thể xảy ra nếu như một bộ phận nào đó trong hệ tiêu hóa có vấn đề, ví dụ như gan bị xơ, chất độc ứ lại tại mật dẫn đến việc khó tiêu, vàng da... hay như thận suy không thải được axit uric trong máu...

Còn đối với cơ thể bình thường, vốn dĩ quá trình thải độc đã diễn ra tự nhiên, không cần can thiệp.

Tôi cho rằng những thứ gọi là “cặn bã”, “độc tố” “màng nhầy”... sau quá trình thực hiện việc thanh lọc bằng các loại nước chanh, mía, cà phê, nước me... thật ra là sản phẩm cuối cùng của quá trình tiêu hóa thông thường hoặc dịch tiêu hóa mà thôi.

Cách “thanh lọc” tốt nhất theo tôi là uống nhiều nước, trên dưới 2 lít nước mỗi ngày, sẽ rất tốt cho quá trình tiêu hóa đồng thời tránh được hiện tượng lắng cặn ở thận gây sỏi thận. 

LAN ANH - QUỲNH LIÊN ghi

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lần đầu triển khai nội soi siêu âm, phát triển nội soi tiêu hóa ở miền Tây

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đã ra mắt khoa nội soi, triển khai kỹ thuật nội soi siêu âm.

Lần đầu triển khai nội soi siêu âm, phát triển nội soi tiêu hóa ở miền Tây

Phòng khám bị 'bóc phốt' tại Quy Nhơn chưa cung cấp đủ thông tin cho cơ quan chức năng

Sở Y tế tỉnh Gia Lai cho hay Phòng khám đa khoa Phượng Đạt chưa cung cấp đầy đủ thông tin cho sở liên quan tố giác 'chặt chém' người bệnh.

Phòng khám bị 'bóc phốt' tại Quy Nhơn chưa cung cấp đủ thông tin cho cơ quan chức năng

Bảo hiểm trả tiền khám dịch vụ, còn vướng gì?

Tin có thêm một bệnh viện quốc tế mở rộng áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế cho người bệnh đến khám chữa bệnh kể từ đầu tháng 7 gây chú ý, dù chuyện này không mới.

Bảo hiểm trả tiền khám dịch vụ, còn vướng gì?

Trái cây, rau củ màu đỏ thật sự tốt cho tim?

Bài đăng trên Instagram khẳng định ăn trái cây và rau củ màu đỏ như dưa hấu, dâu, củ dền, mâm xôi, cà chua và anh đào sẽ tốt cho tim.

Trái cây, rau củ màu đỏ thật sự tốt cho tim?

5 người được hồi sinh nhờ nghĩa cử hiến tạng

Năm con người, năm số phận đã được hồi sinh từ một quyết định giàu tình người của gia đình người hiến.

5 người được hồi sinh nhờ nghĩa cử hiến tạng

Báo động người trẻ mắc bệnh đái tháo đường

Nếu trước đây khi nhắc đến bệnh đái tháo đường, nhiều người thường nghĩ đến người cao tuổi, trung niên.

Báo động người trẻ mắc bệnh đái tháo đường
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar