17/04/2025 21:51 GMT+7
Trở lại chủ đề

Phát hiện ô nhiễm ánh sáng làm tảo độc bùng phát

Ô nhiễm ánh sáng có thể len lỏi đến tận đáy hồ, làm đảo lộn nhịp sống của cả một hệ sinh thái mà con người hiếm khi nhìn thấy.

ô nhiễm ánh sáng - Ảnh 1.

Ô nhiễm ánh sáng gây ảnh hưởng đến các hệ thống nước ngọt - Ảnh: FREEPIK

Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Water Research, ô nhiễm ánh sáng đang âm thầm làm rối loạn sự cân bằng của hệ sinh thái hồ.

Cụ thể, ô nhiễm ánh sáng gây ảnh hưởng đến các hệ thống nước ngọt, làm gia tăng một số loại tảo và thay đổi các dòng chảy carbon trong hệ sinh thái hồ.

Nhà nghiên cứu Hans-Peter Grossart từ Viện Sinh thái nước ngọt và nghề cá nội địa Leibniz (IGB, Đức) cho biết nhiều sinh vật trong các hồ nước tuân theo nhịp điệu ngày - đêm. 

Để kiểm tra ảnh hưởng của ô nhiễm ánh sáng, nhóm của ông đã sử dụng hệ thống 24 khoang riêng biệt, mỗi khoang chứa 1.300m3 nước hồ và cách ly với phần còn lại của môi trường xung quanh. Trong các khoang đều phân bố tảo, vi khuẩn, nấm và động vật giáp xác nhỏ.

Mười khoang trong số đó được chiếu sáng vào ban đêm trong vòng một tháng bằng hệ thống đặc biệt, với mức độ chiếu sáng tương đương ánh sáng nhân tạo ở khu vực đô thị hóa. Năm khoang khác được giữ trong bóng tối để đối chứng.

Các nhà nghiên cứu muốn biết liệu ánh sáng yếu vào ban đêm có thể gây ra những thay đổi rõ rệt trong cách các sinh vật trong hồ sản xuất và xử lý vật chất hữu cơ hay không.

Họ cũng theo dõi sự phát triển và phản ứng của quần thể vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn lam và các vi khuẩn khác sử dụng ánh sáng để tạo năng lượng.

Kết quả cho thấy so với những khoang tối, vi sinh vật sử dụng ánh sáng tăng trung bình gấp 32 lần trong các khoang được chiếu sáng.

Nhiều loài trong số đó, bao gồm vi khuẩn lam và một số vi khuẩn kỵ khí tăng lên, phản ứng trực tiếp với cả mức ánh sáng yếu nhất.

Vi khuẩn lam phát triển vượt mức có thể làm đảo lộn sự cân bằng trong hồ, tạo ra độc tố gây hại cho cá, động vật hoang dã và cả con người nếu tích tụ trong nguồn nước uống. Các nhà nghiên cứu cho rằng ô nhiễm ánh sáng cũng có thể góp phần gây ra hiện tượng tảo nở hoa.

Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh ô nhiễm ánh sáng đang gia tăng trên toàn cầu có thể khiến nhiều môi trường sống vốn chìm trong bóng tối bị thay đổi đáng kể. Ngay cả ánh sáng yếu nhất cũng có thể tác động đến những hệ thống hồ nước và sinh vật nhạy cảm.

Kính thiên văn lớn nhất thế giới nguy cơ không quan sát được vũ trụ vì ô nhiễm ánh sáng

Bầu trời đêm nguyên sơ phía trên một trong những đài quan sát thiên văn hàng đầu của Trái đất đang có nguy cơ ô nhiễm ánh sáng, khiến các nhà thiên văn học lên tiếng cảnh báo.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Siêu máy tính đám mây dự báo thời tiết đầu tiên trên thế giới

Siêu máy tính đám mây chứa 1,8 triệu bộ xử lý lõi, có thể thực hiện 60.000 tỉ phép tính mỗi giây, cho phép đưa ra dự báo chi tiết trước tới 14 ngày.

Siêu máy tính đám mây dự báo thời tiết đầu tiên trên thế giới

Phát hiện 26 loài vi khuẩn mới trong 'phòng sạch' vô trùng của NASA

Dù được xem là môi trường vô trùng tuyệt đối, 'phòng sạch' của NASA vẫn xuất hiện những kẻ cứng đầu: 26 loài vi khuẩn chưa từng được biết đến.

Phát hiện 26 loài vi khuẩn mới trong 'phòng sạch' vô trùng của NASA

Trường đại học cần giúp người học từ 'biết AI' sang 'sẵn sàng với AI'

Theo các chuyên gia, đơn thuần 'biết AI' sẽ không đủ cho sinh viên sẵn sàng trước những đòi hỏi của thế hệ lao động mới 2.0.

Trường đại học cần giúp người học từ 'biết AI' sang 'sẵn sàng với AI'

Phát hiện mới: Con người tự phát sáng khi còn sống

Một nghiên cứu mới cho thấy tất cả sinh vật sống, kể cả con người, đều tự phát ra một ánh hào quang mờ nhạt cho đến khi chết.

Phát hiện mới: Con người tự phát sáng khi còn sống

Mai táng cho cá mái chèo mắc cạn ở biển Vĩnh Hy

Dù được 2 nhân viên khu du lịch này nhanh chóng cứu hộ đưa trở lại biển, nhưng con cá lại bơi vào bờ và chết sau đó không lâu.

Mai táng cho cá mái chèo mắc cạn ở biển Vĩnh Hy

Sửng sốt đười ươi có kỹ năng giao tiếp giống con người

Đười ươi biết thay đổi nhịp điệu tiếng kêu báo động tùy thuộc vào loại kẻ thù: khi nhanh và gấp gáp, lúc chậm và ít đều đặn hơn.

Sửng sốt đười ươi có kỹ năng giao tiếp giống con người
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar