01/07/2025 13:26 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tìm ra cách tách vàng trong rác bằng nước muối và tia UV

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Flinders, Úc vừa công bố công nghệ xanh tách vàng trong rác điện tử: họ dùng nước muối, tia UV và polymer tái chế để tách vàng.

vàng - Ảnh 1.

Các nhà khoa học đã phát triển quy trình không dùng xyanua hay thủy ngân để tách vàng nguyên chất từ PCB (mạch máy tính), linh kiện điện tử bỏ đi và mẫu quặng - Ảnh: Flinders University

Trên tạp chí Nature Sustainability, nhóm nghiên cứu do giáo sư Justin Chalker (Đại học Flinders, Úc) đứng đầu cho biết công nghệ mới này giúp tách vàng mà không cần dùng đến các hóa chất độc hại như thủy ngân hay xyanua, mở ra triển vọng thay đổi toàn diện cách con người khai thác và tái chế kim loại quý theo hướng an toàn, sạch và bền vững hơn.

Thành phần tiên quyết là trichloroisocyanuric acid, một hóa chất thường dùng khử trùng nước hồ bơi và vệ sinh nước sạch. Trichloroisocyanuric acid phối hợp với nước muối có khả năng hòa tan vàng. Tiếp theo, vàng được "bắt" bằng một polymer giàu lưu huỳnh, tổng hợp nhờ phản ứng khởi tạo bởi tia UV. Cuối cùng polymer tái chế được nhờ công đoạn hồi phân (depolymerization), giải phóng vàng và tái tạo đơn phân để tái dùng lần sau.

Không chỉ áp dụng với rác điện tử như linh kiện máy tính, điện thoại, thiết bị viễn thông... phương pháp tách vàng này hiệu quả trên các mẫu quặng, phế liệu kim loại hỗn hợp và cả các nguồn chứa vàng khác. Điều này mở ra khả năng đô thị hóa việc khai thác vàng, tận dụng nguồn tài nguyên đang bị bỏ phí trong các thiết bị điện tử hỏng.

Khác với phương pháp truyền thống vốn chỉ phù hợp với các mỏ quy mô công nghiệp, công nghệ mới còn có thể áp dụng quy mô nhỏ và vừa như ở các làng nghề tái chế hoặc xưởng khai thác thủ công, từ đó giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cải thiện điều kiện lao động, đồng thời thu hồi hiệu quả kim loại quý từ rác thải điện tử đang ngày càng chất đống.

Không chỉ là một cải tiến kỹ thuật, đây có thể là tiền đề cho một cuộc cách mạng "vàng xanh", nơi vàng nằm lẫn trong các thiết bị bỏ đi được khai thác bằng công nghệ sạch, tuần hoàn và bền vững với tương lai.

Trong tương lai gần, phương pháp này còn có thể giảm sự phụ thuộc vào khai thác mỏ mới. Nó cũng hứa hẹn cải thiện đáng kể điều kiện làm việc cho hàng triệu thợ khai thác nhỏ lẻ trên toàn cầu, vốn đang đối mặt với rủi ro sức khỏe nghiêm trọng. 

Trong các phương pháp truyền thống, quá trình khai thác và tinh luyện vàng phụ thuộc nhiều vào các chất cực độc như xyanua và thủy ngân, gây hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe con người, đa dạng sinh học và nguồn nước. Trong khi đó, lượng rác thải điện tử toàn cầu đang gia tăng chóng mặt, chúng chứa một khối lượng vàng khổng lồ nhưng chưa được khai thác hiệu quả.

Vàng và kim loại quý đang rò rỉ từ lõi Trái đất?

Một nghiên cứu mới vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature gây bất ngờ: vật chất từ lõi Trái đất, bao gồm vàng và nhiều kim loại quý, có thể đang rò rỉ lên bề mặt thông qua các vụ phun trào núi lửa.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lần đầu 'bắt' được ánh sáng trong thời gian ảo

Các nhà khoa học Mỹ vừa quan sát được ánh sáng khi nó di chuyển trong 'thời gian ảo - một khái niệm toán học tưởng chừng không có thực.

Lần đầu 'bắt' được ánh sáng trong thời gian ảo

Hàn Quốc phát triển robot 'giải bài toán' dân số già

Hyundai hiện đang hoàn thiện hai dòng sản phẩm then chốt: robot hình chó Spot cho giám sát công nghiệp và robot hình người Atlas.

Hàn Quốc phát triển robot 'giải bài toán' dân số già

Huyện ở Đà Nẵng làm AI để giải đáp thông tin cho người dân về chính quyền 2 cấp

Huyện ở Đà Nẵng ứng dụng AI để giải đáp thông tin cho người dân về chính quyền địa phương 2 cấp và các thủ tục hành chính.

Huyện ở Đà Nẵng làm AI để giải đáp thông tin cho người dân về chính quyền 2 cấp

Tàu chạy bằng amoniac nguyên chất đầu tiên trên thế giới

Khi chạy thử nghiệm, tàu chạy bằng amoniac nguyên chất thải ra CO2 gần như bằng 0, đồng thời kiểm soát hiệu quả lượng oxit nitơ (NO) phát thải.

Tàu chạy bằng amoniac nguyên chất đầu tiên trên thế giới

Việt Nam đón thêm bằng công nhận Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Tỉnh Lạng Sơn chính thức đón bằng công nhận Công viên địa chất toàn cầu UNESCO và gia nhập mạng lưới 229 công viên thuộc 50 quốc gia.

Việt Nam đón thêm bằng công nhận Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Tiểu hành tinh 'sát thủ thành phố' đe dọa các vệ tinh Trái đất

Nếu tiểu hành tinh 'sát thủ thành phố' 2024 YR4 đụng trúng Mặt trăng vào 7 năm nữa, các mảnh vỡ có thể gây nguy hiểm cho các vệ tinh đang quay quanh Trái đất.

Tiểu hành tinh 'sát thủ thành phố' đe dọa các vệ tinh Trái đất
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar