23/01/2025 09:42 GMT+7

Kính thiên văn lớn nhất thế giới nguy cơ không quan sát được vũ trụ vì ô nhiễm ánh sáng

Bầu trời đêm nguyên sơ phía trên một trong những đài quan sát thiên văn hàng đầu của Trái đất đang có nguy cơ ô nhiễm ánh sáng, khiến các nhà thiên văn học lên tiếng cảnh báo.

Kính thiên văn lớn nhất thế giới nguy cơ không quan sát được vũ trụ vì ô nhiễm ánh sáng - Ảnh 1.

Ánh sáng gia tăng có thể ngăn việc quan sát tới 30% số thiên hà mờ nhạt nhất hiện đang có thể nhìn thấy - Ảnh: ESO

Một khu phức hợp năng lượng tái tạo trị giá 10 tỉ USD, dự kiến chỉ cách Kính thiên văn rất lớn (Very Large Telescope - VLT) của Đài quan sát phía Nam châu Âu (ESO) tại Chile vài dặm, có thể gây cản trở nghiêm trọng cho các quan sát do làm tăng ô nhiễm ánh sáng.

Nguy cơ ô nhiễm ánh sáng từ khu phức hợp

Tổng giám đốc ESO, ông Xavier Barcons, nói rằng các nhà thiên văn học dự đoán dự án này sẽ làm bầu trời quanh đài quan sát sáng hơn tới 10%. Mức tăng như vậy đủ để làm giảm vị thế của Kính thiên văn rất lớn từ đài quan sát hàng đầu thế giới xuống chỉ còn là một cơ sở "trung bình".

Mức tăng "khiêm tốn" 10% này có tác động lớn hơn nhiều so với vẻ ngoài của nó. Ông Barcons cảnh báo rằng ánh sáng gia tăng có thể ngăn cản việc quan sát tới 30% số thiên hà mờ nhạt nhất hiện đang có thể nhìn thấy.

Nhờ độ nhạy đáng kinh ngạc của VLT, các nhà khoa học đã có những khám phá mang tính đột phá như hình ảnh trực tiếp đầu tiên của một ngoại hành tinh và cấu trúc mạng lưới vũ trụ. Tuy nhiên, khả năng này sẽ biến mất nếu bầu trời trở nên sáng hơn.

Khu phức hợp năng lượng được đề cập là Công viên Năng lượng tái tạo INNA, do tập đoàn năng lượng AES của Mỹ đầu tư. Công viên này sẽ bao phủ hơn 2,99 hecta tại sa mạc Atacama của Chile, bao gồm các trang trại năng lượng mặt trời, năng lượng gió và cơ sở sản xuất hydro. 

Đáng tiếc là, theo ước tính của ESO, dự án này cũng có thể rò rỉ lượng ánh sáng vào bầu trời đêm ngang với một thành phố có 20.000 dân.

Hai kính thiên văn gặp nguy hiểm

Công viên này gây nguy cơ tiềm tàng cho Kính thiên văn rất lớn trị giá 840 triệu USD của ESO, đồng thời ảnh hưởng đến Kính thiên văn cực lớn (Extremely Large Telescope - ELT) trị giá 1,5 tỉ USD sắp tới của ESO tại núi Armazones.

Cả hai kính viễn vọng này đều được đặt cẩn thận tại các khu vực hẻo lánh ở Atacama để tận dụng lợi thế của bầu trời đêm tối nhất trên hành tinh. ESO và 16 quốc gia thành viên đã chọn vị trí này sau một cuộc tìm kiếm toàn cầu kéo dài để tìm điều kiện quan sát lý tưởng.

Ông Barcons nêu rõ rằng ESO không phản đối dự án này, vấn đề chỉ là ở vị trí của nó. Ông cho rằng AES nên xây dựng khu phức hợp năng lượng cách xa đài quan sát hơn, ít nhất phải cách xa hơn 50km. 

ESO cũng kêu gọi các biện pháp bảo vệ pháp lý nghiêm ngặt hơn đối với bầu trời đêm của Chile, đặc biệt là xung quanh các đài quan sát ở sa mạc Atacama.

Theo AES Chile, dự án này vẫn đang trong giai đoạn đầu và chờ phê duyệt cuối cùng. Vào tháng 12, họ đã đệ trình một nghiên cứu môi trường, tuyên bố rằng "sự tham gia của cộng đồng là ưu tiên hàng đầu".

Chúng ta đang bị ô nhiễm ánh sáng

TTO - Một kết quả nghiên cứu quốc tế vừa được đăng trên tạp chí khoa học Science Advances cho thấy hơn 80% dân số thế giới sống trong tình trạng “ô nhiễm ánh sáng”. Đặc biệt, 99% dân số Mỹ và châu Âu phải chịu tình trạng này.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chưa từng thấy trong lịch sử thiên văn: Hố đen siêu khối bắn ra 'đạn khí'

Hố đen nằm ở trung tâm thiên hà cách Trái đất khoảng 2,18 tỉ năm ánh sáng khiến giới khoa học sửng sốt khi bắn ra các 'viên đạn khí' siêu tốc.

Chưa từng thấy trong lịch sử thiên văn: Hố đen siêu khối bắn ra 'đạn khí'

Lần đầu tiên phát hiện băng nước ngoài Hệ Mặt trời

Phát hiện này mở ra hướng nghiên cứu mới về sự hình thành hành tinh và khả năng tồn tại của sự sống trong vũ trụ.

Lần đầu tiên phát hiện băng nước ngoài Hệ Mặt trời

Thêm nhiều giáo sư từ Đại học Oxford, Harvard, Tours thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Đại học Quốc gia TP.HCM mời thêm 12 giáo sư và chuyên gia quốc tế từ nhiều đại học, viện nghiên cứu hàng đầu thế giới làm giáo sư thỉnh giảng.

Thêm nhiều giáo sư từ Đại học Oxford, Harvard, Tours thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Hình ảnh hiếm có từ vụ phun trào núi lửa ở Hawaii

Hình ảnh không chỉ gây ấn tượng mạnh về mặt thị giác, mà còn nhắc nhở con người về sức mạnh của tự nhiên.

Hình ảnh hiếm có từ vụ phun trào núi lửa ở Hawaii

Miếng dán sinh học giúp cầm máu, dán kín mô chỉ trong vài giây

Các nhà khoa học vừa phát triển thành công miếng dán sinh học có khả năng cầm máu nhanh, bám dính lên mô mềm, có thể thay thế chỉ khâu.

Miếng dán sinh học giúp cầm máu, dán kín mô chỉ trong vài giây

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

'Ngủ trong phòng bật điều hòa đóng kín lâu ngày dẫn đến thiếu oxy, dư CO₂, mệt mỏi, rụng tóc, stress, mất ngủ...'.

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar