11/04/2019 10:40 GMT+7

Những điều xung quanh trái chuối

Nguồn: Viện Y học Ứng dụng Việt Nam
Nguồn: Viện Y học Ứng dụng Việt Nam

Chuối là một loại thực phẩm rẻ tiền, giàu dinh dưỡng và là lựa chọn tốt cho những ai muốn giảm nguy cơ mắc bệnh và muốn đạt được cân nặng khỏe mạnh.

Những điều xung quanh trái chuối - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: npr.org

Trong tất cả các loại trái cây, chuối là loại quả có 'nhiều tiếng xấu nhất'. Mọi người thường nói rằng chuối quá giàu carbohydrate, quá nhiều đường hoặc chứa quá nhiều calo. Nhưng bạn vẫn có thể ăn chúng thậm chí ngay cả khi bạn đang ăn kiêng. Dưới đây là những sự thật về loại trái cây ngọt và thơm này.

Có bao nhiêu calo trong một quả chuối?

Một quả chuối cỡ trung bình (dài khoảng 18cm) cung cấp cho bạn 105 calo. Nó là một bữa ăn nhẹ hoàn hảo.

Trong chuối thực sự có những gì?

Phần lớn đó là carbohydrate - và đó thực sự là một điều tốt (một quả chuối cỡ trung bình chứa khoảng 27g carbohydrat). Carbohydrat là nguồn cung cấp nguyên liệu chính cho cơ bắp. Bạn cần chúng cho cơ thể bạn hoạt động. Một quả chuối lớn có thể cung cấp lượng carbohydrat bằng hai lát bánh mì, trong khi một quả chuối nhỏ sẽ bằng với một quả táo hoặc một quả cam.

Chuối chứa rất nhiều đường

Đúng vậy, chuối đúng là có đường - 14g - nhưng đường này tốt cho sức khỏe và chứa cả 3g chất xơ và thậm chí là 1g protein. Những quả chuối không chứa chất béo và không chứa đường hóa học - loại đường có trong những thanh năng lượng, bánh ngọt hay kẹo - loại đường có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe.

Hàm lượng chất xơ cao trong chuối giúp hỗ trợ tiêu hóa, và thậm chí giúp bảo vệ chống lại một số loại ung thư như ung thư đại tràng. Cùng với lượng đường tự nhiên, bạn còn nhận được một lượng nhỏ các chất dinh dưỡng khác như vitamin C, magie, folat (dạng hòa tan của vitamin B9), vitamin A và sắt. Ngoài ra chuối còn giàu chất chống oxy hóa chống lại bệnh tật.

Lượng kali có trong chuối

Bạn đã từng nghe nói chuối là nguồn cung cấp kali? Kali là một chất điện giải mà hầu hết chúng ta không có đủ. Nó giúp cho sự co cơ và hoạt động của tim. Cả natri và kali hoạt động cùng nhau để vận chuyển chất lỏng trong và ngoài tế bào, nghiên cứu đã cho thấy rằng kali là chìa khóa trong việc cân bằng huyết áp. Trong thực tế, việc tăng lượng kali ăn vào trong các nguồn thực phẩm tự nhiên có thể làm giảm huyết áp, do đó có tác động làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch và bệnh thận.

Có nên ăn chuối trước khi luyện tập thể dục thể thao không?

Câu trả lời là: Có! Bởi vì lợi ích của chuối đối với chức năng cơ, nó có thể là điều bạn cần khi bạn tập thể dục. Một nghiên cứu đã được công bố kết luận rằng ăn chuối trong một buổi tập cũng có hiệu quả như một thức uống năng lượng trong việc tăng cường hiệu suất. Bên cạnh đó, chuối là nguồn cung cấp kali lành mạnh hơn một thức uống năng lượng.

Bạn có nên ăn chuối nếu bạn bị đau dạ dày?

Chắc chắn bạn vẫn có thể ăn chuối. Chuối chứa nhiều chất xơ hòa tan, được biết đến là giúp làm giảm đầy hơi và táo bón. Đồng thời, lượng kali trong chuối giúp ổn định nồng độ natri, giảm đầy hơi.

Bạn có nên kết hợp chuối với những thứ khác không?

Không cần thiết, nhưng nếu bạn mắc bệnh tiểu đường type 2, bạn có thể ăn nó với các loại thực phẩm giàu protein, ví dụ như bơ lạc để giúp bạn cảm thấy no hơn và tăng khả năng thành công của việc giảm cân. Bạn cũng có thể thêm chuối nghiền vào món quinoa (hay còn gọi là diêm mạch, một loại hạt nấu chín như gạo) cho bữa sáng. Nếu bạn bị đái tháo đường, bạn cần biết rằng chuối còn chứa một loại chất xơ được gọi là 'kháng tinh bột' (resistant starch), giúp làm giảm đáp ứng của đường trong máu. Các thực phẩm có chứa 'kháng tinh bột' giống như chuối có thể có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường.

Có nguy cơ sức khỏe nào liên quan đến việc ăn chuối không?

Hầu hết mọi người có thể ăn tối đa 6-7 quả chuối mỗi ngày. Tuy nhiên nếu bạn có bệnh lý tăng kali máu (như bệnh thận mãn tính) thì việc ăn quá nhiều chuối có thể gây nguy hiểm. Khi đó bạn cần được bác sĩ tư vấn xem nên ăn gì để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Tương tự, nếu bạn đang dùng thuốc điều trị, giống như thuốc chẹn beta, có thể tương tác với lượng kali cao, bạn cũng nên hỏi ý kiến của bác sĩ. Các thuốc chẹn beta là một loại thuốc chữa bệnh tim có liên quan tới việc tăng kali máu. Các loại thuốc khác bao gồm thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế enzyme chuyển hóa angiotensin. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc ăn chuối, đặc biệt là nếu bạn ăn nhiều chuối và đang sử dụng các loại thuốc kể trên.

Chuối có phải là lựa chọn tốt nếu bạn đang muốn giảm cân?

Đúng vậy! Việc ăn trái cây là một cách để bảo vệ chống lại việc tăng cân và béo phì, điều quan trọng là bạn cần kết hợp nhiều loại trái cây trong thực đơn của bạn, chuối là một trong số đó. Hãy ăn chuối trước bữa ăn. Chất xơ sẽ giúp bạn no hơn và khiến bạn ăn ít hơn. Bạn cũng có thể dùng chuối nghiền để thay thế dầu trong các món nướng và giảm lượng calo. Và bạn có thể để một quả chuối vào tủ lạnh để làm món 'kem chuối' cho món tráng miệng.


Nguồn: Viện Y học Ứng dụng Việt Nam

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ăn nấm mọc trên nhộng ve sầu vì nghĩ là đông trùng hạ thảo, bị ngộ độc nguy kịch

Người đàn ông tại Gia Lai hái nấm mọc trên nhộng ve sầu về ăn vì nghĩ là đông trùng hạ thảo quý hiếm rồi ngộ độc nguy kịch.

Ăn nấm mọc trên nhộng ve sầu vì nghĩ là đông trùng hạ thảo, bị ngộ độc nguy kịch

7 loại thuốc không nên uống cùng lúc với cà phê

Cà phê không phù hợp để uống cùng thời điểm với một số loại thuốc, đặc biệt nếu bạn uống thuốc vào buổi sáng.

7 loại thuốc không nên uống cùng lúc với cà phê

Bộ Y tế đề nghị tăng cường kiểm tra chất lượng mỹ phẩm bán trên mạng xã hội

Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị các địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra hậu mại, chống buôn lậu, gian lận thương mại.

Bộ Y tế đề nghị tăng cường kiểm tra chất lượng mỹ phẩm bán trên mạng xã hội

Hạ đường huyết làm gia tăng nguy cơ đột quỵ

Hạ đường huyết ở người cao tuổi nguy hiểm hơn so với người trẻ vì cơ thể suy giảm khả năng thích nghi.

Hạ đường huyết làm gia tăng nguy cơ đột quỵ

Loét miệng, đau rát lâu lành cũng có thể là cảnh báo mắc ung thư

Ung thư khoang miệng là một nhóm bệnh lý ác tính xuất hiện tại vùng khoang miệng bao gồm lưỡi, lợi, hàm dưới, niêm mạc má, sàn miệng, lợi hàm trên, khẩu cái và môi. Trong đó ung thư lưỡi là nhóm phổ biến và nguy hiểm nhất.

Loét miệng, đau rát lâu lành cũng có thể là cảnh báo mắc ung thư

Lý do Abbott Healthcare Việt Nam chủ động thu hồi công bố sản phẩm

Mới đây, Cục An toàn thực phẩm ban hành quyết định thu hồi hiệu lực giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm đối với 18 thực phẩm bảo vệ sức khỏe của Công ty TNHH Abbott Healthcare Việt Nam.

Lý do Abbott Healthcare Việt Nam chủ động thu hồi công bố sản phẩm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar