06/07/2025 07:47 GMT+7
Trở lại chủ đề

Kính mát có thể gây ung thư?

Thông tin lan truyền mạnh trên mạng xã hội sau bài chia sẻ từ một tài khoản hơn 700.000 lượt theo dõi cáo buộc kính mát là nguyên nhân gây ung thư. Thực hư ra sao?

kính mát - Ảnh 1.

Kính mát giúp bảo vệ mắt và vùng da quanh mắt khỏi tia UV - Ảnh: OCULASE

Video đăng trên Instagram ngày 14-4, hiện đã thu hút hơn 130.000 lượt thích, dường như là các đoạn trích chỉnh sửa từ một cuộc phỏng vấn dài hơn với ông Andreas Moritz - bác sĩ thực hành Ayurveda (hệ thống y học cổ truyền Hindu), đã qua đời năm 2012.

Video này cũng xuất hiện trên TikTok vào tháng 5.

Trong video, ông Moritz nói: "Khi kính mát lần đầu ra mắt, các ca ung thư bắt đầu gia tăng mạnh… Mọi thứ liên quan đến nó đều gắn với ung thư". 

Ông tiếp tục: "Bạn cần tiếp xúc với tia cực tím (UV). Việc này giúp não sản xuất một loại hormone kích thích tạo melanin - sắc tố bảo vệ da. Nếu không tạo ra hormone đó, da sẽ dễ tổn thương dưới ánh nắng".

Ông nói thêm: "Nếu bạn đeo kính mát, cơ thể sẽ tưởng là trời tối. Khi đó nó không tạo ra hormone sản xuất melanin để bảo vệ da".

Moritz dường như cho rằng cơ thể có thể chống lại ung thư da nhờ melanin, và nếu đeo kính mát - ngăn tia UV - thì hormone kích thích sản xuất melanin sẽ không được tạo ra, từ đó làm tăng nguy cơ ung thư.

kính mát - Ảnh 2.

Video chứa nội dung liên quan đến kính mát và việc tăng nguy cơ ung thư đã bị Instagram gắn nhãn thông tin sai sự thật - Ảnh: INSTAGRAM

Tổ chức kiểm chứng Full Fact ngày 4-7 cho biết không có bằng chứng khoa học nào ủng hộ cho tuyên bố nói trên. 

Như chúng ta đã biết từ trước, tia UV trong ánh nắng Mặt trời, đặc biệt là tình trạng rám nắng do tia UV gây ra, làm tăng nguy cơ ung thư da. 

Tổ chức Nghiên cứu ung thư Anh (CRUK) cho biết 9 trong số 10 ca ung thư hắc tố da - loại ung thư da nguy hiểm nhất - có thể ngăn ngừa được nếu chúng ta tránh ánh nắng Mặt trời cũng như việc tắm nắng.

Trong khi đó, melanin là một sắc tố được sản xuất tại chỗ trong các tế bào hắc tố nằm trong các lớp sâu hơn của da. 

Đó là lý do vì sao chúng ta có thể rám nắng ở những phần da đưa ra ánh nắng chứ không bị ở phần da được che chắn. 

Một làn da rám nắng sẽ không thể bảo vệ da hoàn toàn khỏi các tác hại từ Mặt trời.

Theo các chuyên gia Full Fact, kính mát có thể lọc tia UV và giúp bảo vệ mắt cùng vùng da quanh mắt.

Cơ quan dịch vụ y tế quốc gia Anh (NHS) cũng khuyến cáo người dân nên đeo kính mát khi ra ngoài. Tuy nhiên chưa có bằng chứng chắc chắn cho thấy kính mát bảo vệ được các vùng da khác trên cơ thể.

Ngoài ra Full Fact cho biết không rõ ông Moritz đang đề cập đến loại hormone nào liên quan đến quá trình sản xuất melanin.

Một số nghiên cứu hạn chế cho thấy chuột được chiếu tia UVB vào mắt có thể sản sinh nhiều hormone kích thích tế bào hắc tố hơn - yếu tố điều chỉnh việc sản xuất melanin.

Tuy vậy không có bằng chứng xác đáng nào cho thấy kính mát ảnh hưởng đáng kể đến việc tạo melanin ở người hay khả năng bảo vệ da.

Bác sĩ Gus Gazzard, giáo sư nhãn khoa tại Bệnh viện Mắt Moorfields (Anh), khẳng định không có cơ sở khoa học nào chứng minh kính mát làm tăng nguy cơ ung thư.

Tiến sĩ Rubeta Matin, bác sĩ da liễu tại Anh, cũng nói với Full Fact rằng không có bằng chứng vững chắc nào cho thấy đeo kính mát làm tăng nguy cơ ung thư da như mô tả trong video.

Nghiên cứu của Đức nói vắc xin mRNA giết nhiều người hơn COVID-19?

Mạng xã hội đang lan truyền thông tin về một nghiên cứu của Đức tuyên bố rằng có bằng chứng cho thấy vắc xin mRNA đã giết nhiều người hơn cả COVID-19.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Không dự đám tang nhưng Cristiano Ronaldo đã đến viếng mộ Diogo Jota?

Hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy ngôi sao bóng đá Cristiano Ronaldo đang viếng mộ Jota và em trai tại nghĩa trang.

Không dự đám tang nhưng Cristiano Ronaldo đã đến viếng mộ Diogo Jota?

Sự thật về video chỉ trích của một bé gái với ông Trump gây xôn xao

Một video lan truyền trên mạng ghi lại cảnh một bé gái bị cho là đã gọi Tổng thống Mỹ Donald Trump là "nỗi ô nhục của thế giới", nhưng sự thật có phải như vậy?

Sự thật về video chỉ trích của một bé gái với ông Trump gây xôn xao

Ngoại trưởng Ấn Độ thừa nhận Pakistan đã tiêu diệt 3 tiêm kích Rafale?

Video đưa tin Ngoại trưởng Ấn Độ nói Pakistan bắn rơi ba tiêm kích Rafale trong chiến dịch Sindoor hồi tháng 5 thu hút chú ý dư luận.

Ngoại trưởng Ấn Độ thừa nhận Pakistan đã tiêu diệt 3 tiêm kích Rafale?

Độc lạ hệ thống che mát công nghệ cao quanh nhà thờ Hồi giáo ở Saudi Arabia

Hệ thống ô (dù) che nắng hiện đại ở nhà thờ Hồi giáo Saudi Arabia gây ấn tượng lớn đến mức chúng bị nghi ngờ là không có thật.

Độc lạ hệ thống che mát công nghệ cao quanh nhà thờ Hồi giáo ở Saudi Arabia

Campuchia bác cáo buộc tấn công mạng Thái Lan

Campuchia khẳng định thông tin lan truyền cho rằng nước này sử dụng tin tặc Triều Tiên để tấn công các cơ quan của Thái Lan là sai trái.

Campuchia bác cáo buộc tấn công mạng Thái Lan

Vừa trở lại đóng phim Phương Oanh đã phải ‘cảnh báo tin giả, tin bẩn’

Sau một thời gian tạm ngưng đóng phim để lo việc gia đình, Phương Oanh trở lại đóng phim. Ngay sau đó chị đã lên tiếng cảnh báo 'tin giả, tin bẩn' .

Vừa trở lại đóng phim Phương Oanh đã phải ‘cảnh báo tin giả, tin bẩn’
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar