08/07/2025 07:56 GMT+7
Trở lại chủ đề

Uống nhiều nước ép cà rốt, coi chừng vàng da, ngộ độc

Cà rốt được biết đến là một loại rau củ có nhiều lợi ích cho sức khỏe với các thành phần chính như beta-carotene, vitamin A, các chất chống oxy hóa và chất xơ. Thế nhưng, nếu sử dụng quá nhiều loại rau củ này cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

cà rốt - Ảnh 1.

Nước ép cà rốt - Ảnh minh họa: IStock

Cà rốt có tác dụng như thế nào?

Theo các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, trong 100g cà rốt cung cấp: 39kcal, 7.8g glucid, 1.5g protein, 0.2g lipid và 1.2g chất xơ.

Bên cạnh đó, cà rốt còn cung cấp vitamin A: beta-carotene trong cà rốt được chuyển đổi thành vitamin A trong cơ thể, giúp duy trì sức khỏe của mắt, da và tăng cường hệ miễn dịch.

Chống oxy hóa: Cà rốt chứa nhiều chất chống oxy hóa như beta-carotene và chất polyphenol giúp bảo vệ cơ thể chống lại sự tổn thương do gốc tự do và tiếp xúc với các chất độc hại.

Tăng cường sức khỏe tim mạch: Cà rốt có thể giúp giảm huyết áp, cải thiện chất lượng cholesterol trong máu và giúp ngăn ngừa các vấn đề tim mạch.

Hỗ trợ hệ tiêu hóa: Chất xơ có trong cà rốt giúp cải thiện chức năng hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ táo bón và hỗ trợ sự hấp thụ chất dinh dưỡng.

Ngoài ra trong cà rốt có nhiều pectin và ligin, đây là 2 chất có tác dụng chống độc, làm kết tủa và làm tan một số vi khuẩn thương hàn và coli gây tiêu chảy. 

Vitamin A và các chất chống oxy hóa trong cà rốt có thể giúp giảm tổn thương da do tác động của tia UV và tác động bên ngoài. Cà rốt có thể hỗ trợ quá trình loại độc tố và giúp tăng cường sức khỏe gan; cung cấp và hỗ trợ chức năng của nhiều enzim cần thiết trong cơ thể.

Tác hại khi ăn quá nhiều cà rốt

Mặc dù cà rốt có nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp beta-carotene, vitamin A và chất xơ, việc tiêu thụ quá nhiều cà rốt cũng có thể gây ra một số tác hại.

- Dư thừa vitamin A: Việc tiêu thụ lượng lớn beta-carotene từ cà rốt có thể dẫn đến tình trạng dư thừa vitamin A trong cơ thể, có thể gây ra những tác động tiêu cực như đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi, tổn thương gan và thậm chí gây hại đến sức khỏe tim mạch.

- Vàng da: Tiêu thụ quá nhiều cà rốt cũng có thể dẫn đến tình trạng carotenodermia, một hiện tượng mà da của người tiêu dùng chuyển sang màu cam hoặc vàng do lượng beta-carotene cao trong cơ thể.

- Tình trạng methemoglobin: Hàm lượng nitrat và nitric trong cà rốt rất cao (khoảng 330mg KNO3/kg và 0,6mg NaNO2/kg), khi tiêu thụ quá nhiều cà rốt có thể dẫn đến nguy cơ bị ngộ độc gây nên tình trạng methemoglobin (bất thường trong máu). 

Bình thường methemoglobin chiếm 1-2%. Khi ăn quá nhiều cà rốt nitrat (NO3-) trong cà rốt sẽ chuyển đổi thành nitric (NO2-) nhờ quá trình oxy hóa khử, quá trình này xảy ra cả trước và sau khi ăn. Nitric khi đi vào trong cơ thể người sẽ chuyển hemoglobin (chứa Fe2+) thành methemoblobin (Fe3+), gây ra hiện tượng thiếu oxy máu.

Biểu hiện của ngộ độc các chất gây tình trạng này thường là đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn/nôn, da xanh tím… Trường hợp nặng còn có thể gây thở dốc, co giật, đại tiểu tiện mất tự chủ và tử vong.

Do đó mặc dù tiêu thụ cà rốt mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe, tuy nhiên các bạn cần duy trì một chế độ ăn uống cân đối và không ăn uống quá mức khuyến nghị để tránh những tác hại tiềm ẩn cho sức khỏe.

Các chuyên gia khuyến cáo tần suất sử dụng cà rốt đối với trẻ em: 2 - 3 bữa cà rốt/tuần, không nên quá 150g/tuần (khoảng 1-2 củ/tuần).

Người lớn: 3 - 4 bữa cà rốt/tuần, không nên quá 300g/tuần (khoảng 3 củ/tuần).

Trong điều trị tiêu chảy ở trẻ, mỗi ngày chỉ nên cho trẻ ăn từ 30-50g cà rốt, không quá 3 lần/ tuần để tránh việc dư thừa vitamin A.

Ngoài ra, đối với các loại củ như cà rốt nên bỏ lõi và gọt vỏ. Có thể chế biến ở dạng luộc, hầm cà rốt để làm giảm hàm lượng nitrat.

Có phải uống nước ép sẽ tốt hơn chế biến?

Theo ThS Ngô Thị Hà Phương (Trung tâm Giáo dục truyền thông dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng quốc gia), trái cây là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày. 

Trái cây nguyên dạng có chứa đường trong tế bào, không phân loại là đường tự do; nước ép trái cây (cả dạng tươi và sản xuất công nghiệp) đều chứa đường ở dạng ngoài tế bào (phân loại là đường tự do).

Việc bổ sung trái cây nguyên quả vào chế độ ăn có thể làm giảm các dấu hiệu của tình trạng viêm toàn thân, huyết áp và khối lượng cơ thể, và khi thay thế có thể cải thiện các dấu hiệu kiểm soát đường huyết.

Do đó, xét về mặt sức khỏe tim mạch chuyển hóa, trái cây nguyên quả có thể cải thiện các dấu hiệu của sức khỏe tim mạch chuyển hóa một cách nhất quán và đáng tin cậy và là nền tảng của một chế độ ăn uống lành mạnh.

Nước ép trái cây không được khuyến nghị thay thế cho trái cây dạng nguyên miếng múi.

Ngoài ra, chuyên gia cũng khuyến cáo hạn chế tiêu thụ nước ép trái cây để ngăn ngừa lượng calo dư thừa và tăng cân. Nên tiêu thụ trái cây dạng nguyên múi, miếng và hạn chế tiêu thụ nước ép trái cây không quá 150ml mỗi ngày và hạn chế sử dụng nước ép trái cây công nghiệp có thêm đường.

Rau quả, nước ép gì có thể ‘giải rượu ngay lập tức’?

Trong dịp Tết, việc sử dụng rượu bia trong những bữa tiệc khi gia đình tụ họp, bạn bè gặp mặt gia tăng. Để tránh say rượu, các quý ông đang rỉ tai nhau một phương pháp "giải rượu ngay lập tức".

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

5 người được hồi sinh nhờ nghĩa cử hiến tạng

Năm con người, năm số phận đã được hồi sinh từ một quyết định giàu tình người của gia đình người hiến.

5 người được hồi sinh nhờ nghĩa cử hiến tạng

Báo động người trẻ mắc bệnh đái tháo đường

Nếu trước đây khi nhắc đến bệnh đái tháo đường, nhiều người thường nghĩ đến người cao tuổi, trung niên.

Báo động người trẻ mắc bệnh đái tháo đường

Tin tức sáng 8-7: Gia đình và bị cáo nhiều vụ án lớn nộp hàng nghìn tỉ; Người bệnh đột quỵ đến muộn

Tin tức đáng chú ý: Bị cáo và gia đình trong nhiều vụ án lớn nộp lại hàng nghìn tỉ; 80% người bệnh đột quỵ đến muộn, quá "thời gian vàng"; TP.HCM kêu gọi tham gia hiến máu cứu người...

Tin tức sáng 8-7: Gia đình và bị cáo nhiều vụ án lớn nộp hàng nghìn tỉ; Người bệnh đột quỵ đến muộn

Bộ Công an: Hậu quả vụ án tại Viện Pháp y tâm thần trung ương Biên Hòa 'rất lớn'

Thiếu tướng Phan Mạnh Trường cho biết đã khởi tố 33 bị can liên quan vụ án tại Viện Pháp y tâm thần trung ương Biên Hòa.

Bộ Công an: Hậu quả vụ án tại Viện Pháp y tâm thần trung ương Biên Hòa 'rất lớn'

Nghiên cứu của Nhật: Dán mắt vào điện thoại làm mắt lé

Những năm gần đây, số lượng người bị lé (lác mắt) có xu hướng gia tăng trên thế giới và phần lớn là hiện tượng cấp tính, chứ không phải bẩm sinh. Ghi nhận cho thấy là do xem điện thoại quá nhiều.

Nghiên cứu của Nhật: Dán mắt vào điện thoại làm mắt lé

5 người bị khởi tố trong vụ sai phạm dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức là ai?

5 người bị khởi tố với cáo buộc có sai phạm về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước ở hai dự án Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2.

5 người bị khởi tố trong vụ sai phạm dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức là ai?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar