08/12/2018 10:55 GMT+7
Trở lại chủ đề

Nhóm nghiên cứu sinh viên đưa thành công lợi khuẩn vào bánh mì

TƯỜNG HÂN
TƯỜNG HÂN

TTO - Làm sao đưa probiotic vào bánh mì mà không khiến lợi khuẩn bị tiêu diệt trong lúc nướng? Nhóm nghiên cứu của ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM đã tìm ra 'bí quyết'.

Nhóm nghiên cứu sinh viên đưa thành công lợi khuẩn vào bánh mì - Ảnh 1.

Phòng thí nghiệm Công nghệ sinh học thực phẩm đã đưa được probiotic vào nhiều loại thực phẩm - Ảnh: TƯỜNG HÂN

Phòng thí nghiệm công nghệ sinh học thực phẩm, ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM vừa ra mắt dòng bánh mì tươi nhân trứng bổ sung probiotic và công nghệ hỗ trợ lợi khuẩn hoạt động tốt ở đường ruột.

Đây là một trong nhiều nghiên cứu ứng dụng do ThS. Liêu Mỹ Đông và nhóm sinh viên thực hiện, đạt giải nhì giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka 2018.

"Probiotic là lợi khuẩn đã được chứng minh tốt cho đường ruột, ức chế cạnh tranh với hại khuẩn, tuy nhiên sức sống của chúng trong môi trường tự do yếu, nếu không được bao bọc tốt, chúng sẽ chết trước khi đi tới ruột" - sinh viên Hoàng Thị Thúy Hằng phụ trách đề tài cho biết.

Sữa chua có probiotic phải bảo quản trong ngăn mát, nếu đưa vào bánh mì, lợi khuẩn sẽ bị tiêu diệt trong quá trình nướng. Do đó, nhóm đã đưa lợi khuẩn vào nhân bánh.

Đồng thời, chế phẩm vi bao (cấu tạo chủ yếu bởi alginate - thành phần giống rau câu có cơ chế đông riêng) có nhiệm vụ như 'tàu con thoi' bảo vệ lợi khuẩn vượt qua điều kiện bất lợi, vượt qua dạ dày, muối mật để đến vị trí quan trọng nhất là đường ruột.

Nhóm nghiên cứu sinh viên đưa thành công lợi khuẩn vào bánh mì - Ảnh 2.

Bổ sung probiotic vào thực phẩm đã qua nướng nhiệt như bánh mì là thử thách song nhóm nghiên cứu đã làm được - Ảnh: TƯỜNG HÂN

Tại đây, vi bao vỡ ra giải phóng probiotic (vi sinh vật sống) và prebiotic (thức ăn đặc biệt cho probiotic) để cạnh tranh với hại khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch.

Bước đầu, mùi vị bánh được bổ sung probiotic không có sự khác biệt với bánh truyền thống, người tiêu dùng nhờ đó sẽ dễ chấp nhận bánh vì không cảm giác vị lạ.

Hiện tại, nhóm tiếp tục phát triển đề tài nhằm tăng số lượng lợi khuẩn, gia cố vi bao để duy trì mùi vị tự nhiên suốt thời gian bảo quản (8 ngày).

Trước đó, Phòng thí nghiệm công nghệ sinh học thực phẩm, ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM đã đưa lợi khuẩn vào nhiều thực phẩm như sữa chua, kem, sốt mayonnaise.

TTO - 4,5 triệu USD sẽ được đầu tư để nghiên cứu giải mã gen người Việt nhằm tạo ra hệ cơ sở dữ liệu cảnh báo, điều trị sớm một số bệnh, giúp phát triển các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh hướng đến từng cá nhân.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?

Nghiên cứu mới phát hiện răng người có thể đã tiến hóa từ các mô cảm giác của một loài 'cá cổ đại' sống cách đây 465 triệu năm.

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?

Động đất mạnh 3,5 độ ở Điện Biên diễn biến và gây thiệt hại thế nào?

Gần trưa nay, tại khu vực huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên) xảy ra một trận động đất mạnh 3,5 độ (độ lớn M). Hiện Viện Các khoa học Trái đất đang theo dõi trận động đất này.

Động đất mạnh 3,5 độ ở Điện Biên diễn biến và gây thiệt hại thế nào?

Hai trận động đất trong sáng nay ở Phước Sơn và Mường Chà

Trận động đất có độ lớn 3,0 xảy ra ở huyện miền núi Phước Sơn, Quảng Nam và một trận khác 3,5 độ ở huyện Mường Chà, Điện Biên vào sáng nay 23-5.

Hai trận động đất trong sáng nay ở Phước Sơn và Mường Chà

Kính áp tròng 'siêu thị lực' giúp người đeo nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại

Các nhà khoa học Trung Quốc đã tạo ra kính áp tròng 'siêu thị lực' cho phép nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại, đồng thời mở ra giải pháp cho người bị mù màu.

Kính áp tròng 'siêu thị lực' giúp người đeo nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại

Trưng bày tiêu bản xương voi rừng tại Vườn quốc gia Pù Mát

Hai tiêu bản xương voi được trưng bày ở Vườn quốc gia Pù Mát, Nghệ An như một thông điệp kêu gọi người dân cùng chung tay bảo vệ động vật hoang dã.

Trưng bày tiêu bản xương voi rừng tại Vườn quốc gia Pù Mát

Công nghệ của Elon Musk có thể giúp xóa mù?

Tỉ phú Elon Musk tuyên bố chip Blindsight sẽ được cấy ghép trên người mù hoàn toàn vào cuối năm 2025, mở ra hy vọng khôi phục thị lực.

Công nghệ của Elon Musk có thể giúp xóa mù?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar