15/11/2024 20:43 GMT+7
Trở lại chủ đề

Nhớ tiệm hủ tiếu cô Chánh trong khu Chợ Cũ Tôn Thất Đạm, 50 năm vẫn đậm chất retro

Ghé ăn hủ tiếu của cô Chánh trong khu Chợ Cũ đường Tôn Thất Đạm, quận 1, TP.HCM, bỗng nhớ lại ký ức thuở ấu thơ khi được mẹ nắm tay dẫn đi chợ, rồi lần qua từng sạp hàng để tìm cho ra một bữa sáng đậm vị Sài Gòn.

Tô hủ tiếu hơn 50 năm của cô Chánh trong khu Chợ Cũ Tôn Thất Đạm - Ảnh 1.

Một buổi sáng tại sạp hủ tiếu cô Chánh - Ảnh: HỒ LAM

Sạp hủ tiếu của cô Chánh nằm khuất sau những quầy hàng trong khu Chợ Cũ, đường Tôn Thất Đạm, quận 1, TP.HCM. Đây là một trong những ngôi chợ lâu đời và gắn với ký ức của nhiều người dân Sài Gòn. 

"Cô Chánh" là cái tên thân thương mà nhiều người dân quanh đó thường dùng để gọi bà chủ hàng hủ tiếu. 

Tới nay, theo lời cô Chánh, quán đã tồn tại hơn 50 năm. Đến quán, có hai thứ khiến khách nhớ mãi. Đó là bộ bàn đậm chất retro và cảm giác yên bình khi ngồi ở chợ để thưởng thức một món ăn sáng quen thuộc.

Tô hủ tiếu hơn 50 năm của cô Chánh trong khu Chợ Cũ Tôn Thất Đạm - Ảnh 2.

Hàng hủ tiếu mang phong cách xưa cũ - Ảnh: ĐĂNG KHƯƠNG

Hàng hủ tiếu đậm chất retro

Vào những năm 1990, cô Chánh kế thừa hàng hủ tiếu từ gia đình của người chú. Mỗi ngày, cô dậy từ 4 giờ sáng để nấu nước lèo, chuẩn bị nguyên liệu.

Quán cô Chánh bán nhiều món như mì, hủ tiếu, nui… Tất cả nguyên liệu được xếp gọn trong một chiếc tủ kính cũ. Mỗi món ăn đều do cô tự tay chăm chút từ cách nêm nếm đến bài trí.

Theo lời cô Chánh, món bán chạy nhất ở đây là món mì. 

Mì có hai loại là mì sợi nhỏ và sợi to, được chế biến dai giòn. Ăn kèm mì sẽ có thêm tôm, tỏi phi, tóp mỡ, gan, tim, thịt heo… Riêng phần gan được xử lý không có mùi tanh là điểm cộng lớn.

Tô hủ tiếu hơn 50 năm của cô Chánh trong khu Chợ Cũ Tôn Thất Đạm - Ảnh 3.

Quán cô Chánh bán nhiều món như mì, hủ tiếu, nui… - Ảnh: HỒ LAM

Nước lèo của cô Chánh cũng "nâng tầm" món mì không kém. Nước lèo nêm không quá ngọt, vẫn có vị đậm đà. Thực khách có thể điều chỉnh tùy theo khẩu vị với giấm và nước tương để sẵn trên bàn.

Ngồi ăn tại quầy hủ tiếu cô Chánh cũng khó lòng rời mắt khỏi những viên hoành thánh đầy đặn. Những lá hoành thánh cán mỏng không làm người ăn cảm thấy ngán. Thịt nêm mặn hơn so với nhiều quán khác nhưng phần nước lèo thanh, nêm nhạt làm cân bằng lại mùi vị. 

Tô hủ tiếu hơn 50 năm của cô Chánh trong khu Chợ Cũ Tôn Thất Đạm - Ảnh 4.

Gia vị để sẵn trên bàn để thực khách tự nêm nếm - Ảnh: ĐĂNG KHƯƠNG

Ở phần đánh giá của Google Maps, tài khoản Khuong Tran chia sẻ: "Vị ngọt thanh, sợi mì và hủ tiếu đúng kiểu xưa rất ngon".

Vật dụng, tủ đựng nguyên liệu tại đây đều do một tay gia đình người chú của cô Chánh đóng. Những chiếc bàn gỗ, tủ kính xưa cũ gợi cho người ta một cảm giác thân quen đến lạ kỳ.

Tô hủ tiếu hơn 50 năm của cô Chánh trong khu Chợ Cũ Tôn Thất Đạm - Ảnh 5.

Cô Gái (phải) là người bạn gắn bó thân thiết và phụ cô Chánh (trái) duy trì sạp hủ tiếu từ những ngày đầu - Ảnh: HỒ LAM

Mùi hủ tiếu, mùi của chợ một buổi sớm mai

Chỉ là một sạp hàng, không biển hiệu nhưng mỗi ngày cô Chánh vẫn làm không ngơi tay để bán. Thực khách đến sạp hủ tiếu có cả những người trẻ và lớn tuổi. 

Nhiều vị khách đến, đi và rồi quay lại phần vì thèm cảm giác thưởng thức một tô hủ tiếu trong chợ, phần vì mến tính cách của hai bà bán hàng.

Tô hủ tiếu hơn 50 năm của cô Chánh trong khu Chợ Cũ Tôn Thất Đạm - Ảnh 6.

Cô Chánh múc hủ tiếu cho khách - Ảnh: HỒ LAM

"Có vị khách quay lại bảo: 'Trời ơi! Nhớ Gái quá, nhớ Chánh quá! Mì của em chị không quên, đi đâu cũng nhớ'. Rồi hai chúng tôi ôm nhau, mừng mừng tủi tủi" - cô Chánh nhớ lại.

Với cô Chánh, công việc bán hủ tiếu không chỉ đem lại cho gia đình cô thu nhập mà còn đem lại những niềm vui, sự khuây khỏa khi độ tuổi ngày một lớn dần:

"Có lúc tôi bán còn không đủ trả tiền hàng bởi vì chợ khá vắng. Hai chị em cùng bán thì lo được hai bữa ăn một ngày, đôi khi dư chút đỉnh. Có hôm bán chậm quá thì thiếu tiền hàng luôn. Nhưng vẫn cứ thích bán vì mình đam mê". 

Tô hủ tiếu hơn 50 năm của cô Chánh trong khu Chợ Cũ Tôn Thất Đạm - Ảnh 7.

Hủ tiếu giá từ 30.000 đồng một tô - Ảnh: ĐĂNG KHƯƠNG

Hỏi cô Chánh rằng: "Nếu một ngày chẳng còn thể bán hủ tiếu trong chợ thì sẽ ra sao?", cô bảo: "Đến khi nào mà tôi bán không nổi thì phải nghỉ thôi. 

Nhưng có lẽ sẽ buồn lắm vì chẳng còn ai tiếp nối hàng hủ tiếu gia truyền hai thế hệ. Âu đó cũng là chuyện thường tình. Khi ấy, những sạp hàng xưa cũ như thế này sẽ mãi mãi trở thành ký ức".

Những buổi ăn uống trong chợ có lẽ đã trở thành nếp sống, nét văn hóa ăn sâu vào tâm trí của người Sài Gòn nói riêng và người Việt nói chung. 

Đôi khi, người Sài Gòn rảo bước, dừng chân trong chợ ăn sáng vì nhớ mùi của chợ. Đó là mùi ngai ngái, ẩm ương nhưng dễ thương đến lạ kỳ!

Hủ tiếu sa tế Tô Ký: Công thức gia truyền gần một thế kỷ lừng danh Chợ Lớn

Nằm trên con đường Gia Phú (quận 6, TP.HCM), quán Tô Ký sở hữu công thức làm hủ tiếu sa tế được truyền qua 3 thế hệ người Hoa. Quanh đó, có 3 quán hủ tiếu Tô Ký khác cũng xuất thân từ sự kế thừa này.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tạm dừng tu bổ 5 biệt thự khu lầu Bảo Đại ở Nha Trang do vướng pháp lý

5 biệt thự tại khu lầu Bảo Đại ở Cầu Đá (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) tạm dừng tu bổ, do cơ quan chức năng đang làm việc với chủ đầu tư để gỡ vướng pháp lý.

Tạm dừng tu bổ 5 biệt thự khu lầu Bảo Đại ở Nha Trang do vướng pháp lý

Diễn viên Mai Châu, bà Nghị Quế của điện ảnh Việt Nam, qua đời

Diễn viên Mai Châu - người gây ấn tượng với vai bà Nghị Quế trong phim Chị Dậu - qua đời ở tuổi 98 lúc 3h10 sáng 24-5.

Diễn viên Mai Châu, bà Nghị Quế của điện ảnh Việt Nam, qua đời

Không có người, vũ trụ sẽ thiếu những câu chuyện sâu sắc

Trong một buổi giao lưu về sách Bạn là vũ trụ, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu cho rằng vũ trụ là đại dương và con người là những ngọn sóng nhấp nhô. Ý thức của con người góp phần định hình nên vũ trụ.

Không có người, vũ trụ sẽ thiếu những câu chuyện sâu sắc

Tìm kiếm dấu tích xá lợi Phật hoàng Trần Nhân Tông

Trong khi xá lợi Đức Phật từ Ấn Độ được người Việt rất quan tâm, nhiều người không biết Việt Nam cũng có hộp xá lợi được cho là của Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Tìm kiếm dấu tích xá lợi Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi

PGS.TS.KTS Vũ Hồng Cương cho rằng trong lĩnh vực nội thất, kiến trúc, tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi, những lâu đài giả cổ nguy nga, những công trình nhại kiến trúc Pháp ít dần, thay bằng những công trình hiện đại.

Tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Trong con hẻm 72 trên đường Bành Văn Trân, quận Tân Bình, TP.HCM có một quán bún riêu khá đặc biệt, bởi được nấu bằng bếp củi trong 48 năm qua.

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar