13/07/2025 18:25 GMT+7
Trở lại chủ đề

Truyện tranh gần 1 tỉ lượt xem bị khai tử vì y án đạo nhái manga/manhwa khác

Wind Breaker, một trong những manhwa thành công nhất Hàn Quốc một thập kỷ qua với hàng triệu độc giả bất ngờ tuyên bố dừng xuất bản do đạo nhái, tác giả cũng đã thú nhận hành vi của mình.

Wind Breaker - Ảnh 1.

Wind Breaker nổi tiếng từ giai đoạn chớm nở của Webtoon Hàn Quốc, truyền cảm hứng cho vô số đầu truyện manhwa sau này - Ảnh: Webtoon

Sau hơn 10 năm gắn bó với người đọc, Wind Breaker - một trong những manhwa thể thao được yêu thích nhất trên nền tảng Webtoon - vừa đột ngột thông báo hủy bỏ dù đã xuất bản hơn 600 chương truyện. 

Nguyên nhân là do phát hiện nhiều hành vi sao chép tranh của tác giả Jo Yong Seok. Thông tin này khiến cộng đồng người hâm mộ phẫn nộ và thất vọng.

Ngày 11-7, nền tảng Webtoon cùng chính tác giả Jo Yong Seok đã đồng loạt xác nhận việc hủy bỏ series Wind Breaker

Trong chương mới nhất (177), một thông báo đặc biệt được đính kèm, trong đó tác giả thừa nhận đã sao chép tranh từ các họa sĩ khác trên nền tảng để sử dụng cho tác phẩm của mình trong nhiều năm qua.

Jo Yong Seok gửi lời xin lỗi sâu sắc đến người hâm mộ và phía Webtoon, thừa nhận sai lầm và cam kết sẽ đăng tải phần kết của truyện trên blog cá nhân để bù đắp phần nào cho độc giả. 

Cú sốc lớn cho fan Wind Breaker và cả làng truyện tranh Hàn Quốc

Tuy nhiên, làn sóng phản ứng từ cộng đồng mạng vẫn đang vô cùng gay gắt. Nhiều ý kiến cho rằng hành vi này không thể tha thứ, nhất là khi Wind Breaker là một trong những "biểu tượng" của Webtoon với gần 1 tỉ lượt xem tính đến năm 2025.

Wind Breaker ra mắt lần đầu vào ngày 8-12-2013, kể câu chuyện về Jay - một học sinh ít nói nhưng sở hữu tài năng đạp xe thiên bẩm, dần trở thành tay đua xuất sắc. 

Wind Breaker - Ảnh 2.

Khung tranh được sao chép từ một khoảnh khắc khá nổi tiếng trong Tokyo Ghoul, có độc giả cho rằng đây chỉ là hành động tri ân nhưng tần suất những trang truyện giống nhau ngày càng nhiều - Ảnh: X

Phong cách vẽ năng động, các pha đua kịch tính và tuyến nhân vật hấp dẫn đã giúp Wind Breaker chinh phục hàng triệu độc giả khắp thế giới.

Với hơn 600 triệu lượt đọc trên Webtoon, tác phẩm được xem là cú hích đưa manhwa (truyện tranh Hàn Quốc) phổ biến rộng rãi, có thời điểm Wind Breaker không thua kém manga Nhật Bản trong một số bảng xếp hạng độ nổi tiếng. 

Nó từng được đánh giá là một trong những loạt truyện thể thao Hàn Quốc thành công nhất thập kỷ, thậm chí còn được đề cử chuyển thể thành anime trong tương lai gần.

Tuy nhiên, thành công ấy đã bị lu mờ bởi vụ việc đạo tranh lần này. Theo thông tin từ Webtoon, Jo Yong Seok đã sao chép tranh từ nhiều tác giả khác trong nội bộ nền tảng và "trình bày" lại như tác phẩm gốc của mình. 

Truyện tranh gần 1 tỉ lượt xem bị khai tử vì y án đạo nhái manga/manhwa khác - Ảnh 3.

Dự kiến phần kết của Wind Breaker sẽ được tác giả đưa lên blog cá nhân hoặc xuất bản thành light novel để hành trình của các nhân vật được trọn vẹn - Ảnh: Webtoon

Fan còn chỉ ra nhiều khung tranh của manga Nhật Bản như Tokyo Ghoul; Yowamushi Pedal... bị tác giả Jo Yong Seok sao chép lại nét vẽ sau đó lên màu. 

Đây không phải là lần đầu ngành công nghiệp truyện tranh chứng kiến bê bối đạo nhái, nhưng hiếm có trường hợp nào gây sốc như Wind Breaker vì quy mô và mức độ phổ biến của nó.

Việc Wind Breaker bị xóa sổ được xem là tổn thất lớn cho Webtoon nói riêng và ngành manhwa nói chung. Không chỉ mất đi một tựa truyện ăn khách, Webtoon cũng đối mặt với áp lực khôi phục lòng tin của độc giả - đặc biệt khi họ luôn khẳng định cam kết tôn trọng bản quyền và sáng tạo.

Truyện tranh gần 1 tỉ lượt xem bị khai tử vì y án đạo nhái manga/manhwa khác - Ảnh 4.

Một trang truyện khác được phát hiện sao chép của Wind Breaker, các fan cho rằng áp lực ra truyện hằng tuần đã khiến tác giả Jo Yong Seok đuối sức và thực hiện hành vi này để tiết kiệm thời gian - Ảnh: Webtoon

Cộng đồng fan cũng bày tỏ sự thất vọng lớn khi một tác phẩm đã gắn bó hơn một thập kỷ, xây dựng được chỗ đứng vững chắc lại sụp đổ vì sai lầm của chính tác giả. Nhiều người cảm thấy bị phản bội vì từng xem Jay như hình mẫu của nghị lực và đam mê cho thể thao.

Dù vậy, cũng có một số ý kiến kêu gọi cho tác giả Jo Yong Seok cơ hội sửa sai, nhất là khi anh đã công khai thừa nhận và xin lỗi. 

Tuy nhiên phần đông vẫn cho rằng việc hủy truyện là lựa chọn đúng đắn nhằm giữ vững nguyên tắc minh bạch và công bằng trong cộng đồng sáng tạo truyện tranh trực tuyến.

Solo Leveling và bản live-action chẳng ai muốn nhưng Netflix vẫn làm

Netflix vừa xác nhận bắt đầu sản xuất bản live-action của Solo Leveling - một trong những tác phẩm anime ăn khách nhất những năm gần đây.


Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

AI dịch tiểu thuyết gây tranh cãi: Chất lượng không thua kém bản người dịch?

Một dịch vụ dịch thuật bằng trí tuệ nhân tạo (AI) dành riêng cho tiểu thuyết vừa ra mắt tại Anh đã nhanh chóng gây tranh cãi trong giới dịch giả và nhà văn. Nhiều ý kiến lo ngại công nghệ này đang đe dọa giá trị của dịch thuật văn học.

AI dịch tiểu thuyết gây tranh cãi: Chất lượng không thua kém bản người dịch?

Tranh đá 7.000 năm tuổi về săn cá voi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản thế giới

Hai bức tranh khắc trên đá thời tiền sử có niên đại 7.000 năm ở mũi Đông Nam của Hàn Quốc đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Tranh đá 7.000 năm tuổi về săn cá voi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản thế giới

Những cô đào xuất sắc đời thứ năm gia tộc Minh Tơ - Thanh Tòng

Năm 2025 kỷ niệm 100 năm gia tộc hát bội - cải lương tuồng cổ Vĩnh Xuân - bầu Thắng - Minh Tơ - Thanh Tòng theo nghề hát.

Những cô đào xuất sắc đời thứ năm gia tộc Minh Tơ - Thanh Tòng

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành Di sản văn hóa thế giới

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào ngày 12-7, tại kỳ họp lần thứ 47 của UNESCO diễn ra từ ngày 6 đến 16-7 ở Paris, Pháp.

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành Di sản văn hóa thế giới

Di tích liên quan chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia thành di sản văn hóa thế giới

Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng (S21), Cánh đồng chết Choeung Ek và Nhà tù M13 cũ của Campuchia chính thức được công nhận là di sản văn hóa thế giới tại kỳ họp thứ 47 của UNESCO.

Di tích liên quan chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia thành di sản văn hóa thế giới

30 máy bay sẽ bay chào mừng diễu binh dịp Quốc khánh

Theo kế hoạch, 9 tốp bay với 30 máy bay sẽ có màn bay chào mừng trong lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2-9 (A80).

30 máy bay sẽ bay chào mừng diễu binh dịp Quốc khánh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar