22/04/2024 08:14 GMT+7
Trở lại chủ đề

Hủ tiếu Sa Đéc và bí quyết ngon từ bột gạo trăm tuổi sông Ngã Bát

Hủ tiếu Sa Đéc nổi tiếng với công thức đặc biệt từ làng nghề bột gạo trăm tuổi, làm ra những sợi hủ tiếu dai giòn sần sật, trụng nước sôi không bở, ăn hoài không ngán.

Những mẻ hủ tiếu thủ công phơi nắng sớm bên dòng sông Ngã Bát, phường 2, TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp - Ảnh: ĐẶNG TUYẾT

Những mẻ hủ tiếu thủ công phơi nắng sớm bên dòng sông Ngã Bát, phường 2, TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp - Ảnh: ĐẶNG TUYẾT

Ngày nay làng nghề bột gạo ở TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp tập trung ở xã Tân Phú Đông và phường 2 dọc theo sông Ngã Bát.

Người dân làng nghề cho biết nước từ sông này làm ra bột gạo có độ trắng mịn vào loại tốt nhất, từ bột người dân làm ra những sợi hủ tiếu thủ công uốn vào khuôn rồi đem phơi nắng dọc bờ sông.

Với công thức gia truyền kế thừa qua nhiều thế hệ cùng loại bột gạo đặc biệt được sản xuất từ làng bột mà sợi bánh hủ tiếu Sa Đéc có độ mềm và dai vừa phải, không có mùi chua và trụng vào nước sôi không bị bở.

Để tạo được độ dai và mềm đặc trưng thì khâu pha bột, tráng bánh và phơi nắng cũng có tay nghề riêng.

Món hủ tiếu Sa Đéc hải sản là sự lựa chọn khác của thực khách

Món hủ tiếu Sa Đéc hải sản là sự lựa chọn khác của thực khách

Món hủ tiếu Sa Đéc ngoài chế biến theo thông thường với nước xúp xương heo hầm nhiều giờ kèm topping như sườn heo, lòng heo, hải sản còn có hủ tiếu khô ăn với nước xốt và nước xúp.

Món hủ tiếu khô bắt nguồn từ Campuchia, người dân trong quá trình di cư về sống ở Sa Đéc dần biến tấu theo khẩu vị quê mình.

Cho nên ngoài món hủ tiếu nước thông thường thì hủ tiếu khô lại có hương vị độc đáo riêng với nước xốt sền sệt, vị mặn ngọt vừa phải ăn kèm với nước tương khiến thực khách đến Sa Đéc muốn ăn thử dù chỉ một lần.

Hủ tiếu khô chan nước xốt chế biến theo công thức riêng trộn với thịt bằm, rau sống, hành tỏi phi thơm ăn kèm với tô nước xúp lòng heo

Hủ tiếu khô chan nước xốt chế biến theo công thức riêng trộn với thịt bằm, rau sống, hành tỏi phi thơm ăn kèm với tô nước xúp lòng heo

Sa Đéc có nhiều quán hủ tiếu nổi tiếng như Bà Sẩm, tiệm Gù Điện Lực, Chị Dậu... Riêng món hủ tiếu khô, khách có thể ăn tại quán hủ tiếu Phú Thành (đường Trần Hưng Đạo, phường 2) hay quán hủ tiếu Cô Liên (đường Trần Phú, phường 1).

Với mức giá trung bình 25.000 - 35.000 đồng/tô tùy quán ăn và tùy topping mà thực khách lựa chọn.

Hủ tiếu Sa Đéc đã được bình chọn top 100 món đặc sản và top 100 quà tặng Việt Nam là điều tự hào của người dân Sa Đéc nói riêng và người Đồng Tháp nói chung, đến nay hương vị và thương hiệu vươn xa ra nhiều tỉnh thành cả nước.

Đĩa hủ tiếu khô với gan và thịt heo lát mỏng kèm giá, rau sống chan nước xốt chế biến riêng khiến thực khách khó quên khi một lần thưởng thức ở Sa Đéc

Đĩa hủ tiếu khô với gan và thịt heo lát mỏng kèm giá, rau sống chan nước xốt chế biến riêng khiến thực khách khó quên khi một lần thưởng thức ở Sa Đéc

Quán hủ tiếu ở Sa Đéc rẻ và ngon nhất ASEAN

TTO - ASEAN, chỉ Đông Timor là tôi chưa đến, nhưng có tìm hiểu qua sách báo. Bởi chưa đi hết 47 nước châu Á, nói chi 204 quốc gia và vùng lãnh thổ của thế giới, nên chỉ mới dám khẳng định như vậy.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Người dân đội mưa xem pháo hoa mừng Đà Nẵng - Quảng Nam 'về một nhà'

Tối 30-6, hàng ngàn người dân đội mưa, đổ về dọc bờ sông Hàn để xem pháo hoa, chào mừng sự kiện hai địa phương Quảng Nam và Đà Nẵng hợp nhất "về chung một nhà", lấy tên là thành phố Đà Nẵng.

Người dân đội mưa xem pháo hoa mừng Đà Nẵng - Quảng Nam 'về một nhà'

Cơ hội hiếm có chiêm ngưỡng những tác phẩm vang bóng một thời Sài Gòn xưa

Triển lãm 'Tác phẩm vang bóng một thời Sài Gòn xưa' là cơ hội hiếm có để công chúng chiêm ngưỡng một phần trong bộ sưu tập hơn 300 tác phẩm của nhà sưu tập Vũ Đình Hải, trước khi ông mang hết sang Mỹ để bảo quản.

Cơ hội hiếm có chiêm ngưỡng những tác phẩm vang bóng một thời Sài Gòn xưa

Yêu cầu lập quy hoạch bảo quản, tu bổ Khu đền tháp Mỹ Sơn

Phó thủ tướng Mai Văn Chính đã ký ban hành quyết định phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích quốc gia đặc biệt Khu đền tháp Mỹ Sơn đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050.

Yêu cầu lập quy hoạch bảo quản, tu bổ Khu đền tháp Mỹ Sơn

Tam quốc lầy lội diễn nghĩa

Tận năm 2023 vẫn có một thế hệ độc giả mới say sưa đọc và kể lại Tam quốc dưới góc nhìn hiện đại.

Tam quốc lầy lội diễn nghĩa

Nguồn thu chủ lực của Bảo tàng Chứng tích chiến tranh là tiền vé

Theo nguyên giám đốc Bảo tàng Chứng tích chiến tranh Huỳnh Ngọc Vân, việc vận hành bằng ngân sách thể hiện sự quan tâm lớn của Nhà nước với bảo tàng công lập ở Việt Nam nhưng cũng ít nhiều giảm đi tính sáng tạo, năng động của đội ngũ nhân viên.

Nguồn thu chủ lực của Bảo tàng Chứng tích chiến tranh là tiền vé

Ngày mai 30-6 hết hạn nhận bài cuộc thi viết Dấu ấn Tuổi Trẻ trong tôi

Tính đến ngày 29-6, ban tổ chức cuộc thi viết Dấu ấn Tuổi Trẻ trong tôi đã nhận hơn 500 bài dự thi. Cuối ngày mai 30-6 sẽ hết hạn nhận bài.

Ngày mai 30-6 hết hạn nhận bài cuộc thi viết Dấu ấn Tuổi Trẻ trong tôi
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar