06/07/2025 15:27 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bún treo Như Ý: Sài Gòn xưa nay là vậy đấy, thương nhau qua từng bữa cơm, tô bún

Giữa lòng thành phố tấp nập, có một quán bún nhỏ nằm lọt thỏm ở phường Bình Đông (quận 8 cũ, TP.HCM), không bảng hiệu cầu kỳ, chỉ có dòng chữ bún 'treo' đầy nổi bật. Nghe thì lạ mà lại quen vô cùng.

Bún treo - Ảnh 1.

Tô bún riêu nóng hổi, thơm nồng tại Quán ăn Như Ý - Ảnh: LAN HƯƠNG

Nằm trên con đường Phạm Thế Hiển, ngày từ 6h sáng quán ăn Như Ý tấp nập người ra, người vào. Trên bảng hiệu đơn sơ, quán giới thiệu ba món bún đặc trưng: bún riêu, bún mọc và... bún "treo". 

Bún riêu, bún mọc thì ai cũng biết, là món ăn thân thuộc của người Sài Gòn, nhưng bún "treo" thì lạ quá, khiến ai cũng phải tò mò hỏi han rồi lại gật gù khi biết rằng hóa ra bún "treo" không chỉ là món ăn mà còn là cách cô Hồng - chủ quán - san sẻ tình yêu thương đến với mọi người. 

Mẹ tôi có biệt tài là ăn món nào là nấu được ngay

Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, chị Trương Trần Như Ý (28 tuổi) - con gái cô Hồng - cho biết tính đến nay, quán ăn Như Ý đã bán được gần 20 năm. Hồi đó, cô Hồng từng thử bán nhiều món, từ bò kho, phở cho đến cơm tấm... nhưng cuối cùng lại dừng lại ở nồi bún mọc, bún riêu. 

"Vào thời điểm bán cơm tấm, vì khách đông, mẹ tôi mải bán nên sơ ý làm bỏng cả cánh tay phải. Từ đó gia đình nhất quyết không cho mẹ bán cơm nữa. Mẹ nhớ nghề, muốn bán nên chuyển sang bán bún - món ăn đỡ phải dùng bếp nhất có thể" - chị Như Ý hồi tưởng lại. 

Bún treo - Ảnh 2.

Nước lèo trong, phần topping "ê hề" - Ảnh: LAN HƯƠNG

Dù chỉ là quán ăn nhỏ nhưng cô Hồng luôn tất bật từ sáng sớm đến đêm muộn. Không biết đi xe máy, cứ 4h sáng hằng ngày cô phải bắt xe để ra chợ lựa những đồ tươi ngon nhất cho nồi nước dùng và các nguyên liệu. 

Mỗi tô bún riêu, bún mọc quán ăn Như Ý chỉ vỏn vẹn 25.000 đồng nhưng lại "đầy ú ụ", một người lớn có thể ăn no căng bụng. 

Bún riêu có phần nước lèo trong nhưng rất đậm đà. Nước dùng ngọt thanh từ cua đồng tươi hòa quyện với vị chua dịu của cà chua và chút thơm nồng của mắm tôm tạo nên một hương vị rất riêng, khiến ai ăn một lần cũng nhớ mãi. 

Một phần bún riêu 25.000 đồng có riêu cua, chả lụa, chả cua... - Video: LAN HƯƠNG

Còn bún mọc thì nước dùng ngọt thanh từ xương hầm, từng viên mọc tự làm được nặn tỉ mỉ, dai dai, đậm vị thịt, tạo nên sự hài hòa tuyệt vời cho món ăn.

Điều đặc biệt ẩn giấu sau mỗi tô bún hấp dẫn, thơm ngon tại quán ăn Như Ý là phần công thức do cô Hồng tự mày mò, đúc kết qua kinh nghiệm mấy chục năm. 

Theo chị Như Ý, đó là biệt tài riêng của mẹ chị: "Mẹ tôi có một cái lạ lắm, ăn ở đâu món gì ngon là về mày mò làm lại được y chang. 

Tôi hay đi du lịch ăn được mấy món ngon mà chưa thấy ai bán thì sẽ đem về nhà cho mẹ ăn thử rồi hai mẹ con cùng nghiên cứu.

Bún riêu, bún mọc cũng vậy. Mẹ thích ăn bún, xung quanh cũng chưa ai bán nên mẹ bắt đầu mày mò rồi mở quán. Ấy vậy mà ai ăn rồi cũng thích". 

Làm bún "treo", nhận niềm vui là hạnh phúc rồi!

Vào một năm trước, trong lúc lướt mạng xã hội, cô Hồng tình cờ thấy mô hình phở "treo" ở Hà Nội. 

Như chạm vào điều gì đó ấm áp trong lòng, cô ấp ủ ý tưởng này cho riêng quán bún. Sau khi được con gái giải thích và động viên, cô Hồng bắt đầu áp dụng mô hình bún "treo" cho quán ăn Như Ý.

Bún treo Như Ý: Sài Gòn xưa nay là vậy đấy, thương nhau qua từng bữa cơm, tô bún - Ảnh 4.

Cô Hồng (phải) ấp ủ dự định làm bún "treo" sau khi tham khảo mô hình này trên mạng xã hội - Ảnh: Facebook Bún Treo 1829

Bắt đầu áp dụng mô hình bún "treo" từ ngày 9-9-2024, vào thời gian đầu, số lượng bún được treo lên đến 70 - 80 tô mỗi ngày nhưng rồi dần dần ít đi, duy trì mỗi ngày từ 15-20 tô.

 Đôi khi hết bún "treo" thì quán cũng sẽ tự bỏ tiền ra để dành tặng mọi người. Nếu hết bún "treo", cô Hồng sẽ treo bánh bao, xôi, bánh mì... để hễ ai đến là không phải đi tay không về.

Ngoài treo bún trực tiếp, nhiều người ở xa thích thú với mô hình này sẽ chọn cách treo online cho cô Hồng. Để thông tin minh bạch, chị Như Ý đã lập ra trang Facebook Bún Treo 1829, mỗi tháng đều đăng sao kê rõ ràng tất cả các khoản đóng góp của nhà hảo tâm.

Bún treo - Ảnh 4.

"Bạn có thể để lại một phần ăn để san sẻ với những hoàn cảnh khó khăn trong cộng đồng mà vẫn ủng hộ quán ăn địa phương" - Ảnh: LAN HƯƠNG

Nhắc đến kỷ niệm trong gần một năm làm bún "treo", chị Như Ý hồi tưởng: "Lần mà hai mẹ con nhớ nhất một chú bán vé số khuyết tật đến quán treo 200.000 đồng, tức 8 tô bún. Chú bảo rằng vì bán được nhiều nên muốn san sẻ cho người khó khăn. 

Một lần khác, chú đến để nhận bún treo thay vì treo bún. Lúc đó tôi nhận ra rằng đôi khi người cho đi không phải là người quá dư dả mà đơn giản vì hôm đó họ có nhiều hơn và họ muốn trao đi yêu thương mà thôi".

Vào đầu năm 2025, quán bún "treo" của cô Hồng đã được vinh danh tại WeChoice Awards 2024. Chị Như Ý hãnh diện gọi đây là "ước mơ cả đời" và là thành tựu mà cả hai mẹ con không thể nào quên.

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Trong con hẻm 72 trên đường Bành Văn Trân, quận Tân Bình, TP.HCM có một quán bún riêu khá đặc biệt, bởi được nấu bằng bếp củi trong 48 năm qua.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Han Kang và Người ăn chay

Có thể nói văn nghiệp của Han Kang chỉ khởi sự rực rỡ kể từ khi xuất bản cuốn sách trên dưới hai trăm trang: Người ăn chay.

Han Kang và Người ăn chay

Như chưa hề có cuộc chia ly: Cùng 1 cái tên hai số phận

Có một người đàn ông trung niên tên Thuần ngày đêm nhớ thương khắc khoải về gia đình ruột thịt. Một người mang thân phận Thuần đã dừng cuộc sống ở tuổi 19.

Như chưa hề có cuộc chia ly: Cùng 1 cái tên hai số phận

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Chiều 5-7, chương trình giao lưu bóng đá Việt - Nhật 2025 diễn ra sôi động tại làng thể thao Tuyên Sơn (TP Đà Nẵng), thu hút đông đảo khán giả đến cổ vũ.

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Bình Bông Bụp cùng hai 'bạn' chó rong ruổi khắp Việt Nam cảnh đẹp quên lối về

Từ tháng 3 năm nay, mạng xã hội quen với hình ảnh bộ ba Bình Bông Bụp, một nhiếp ảnh gia trẻ tuổi, rong ruổi khắp các tỉnh thành Việt Nam cùng hai chú chó Golden Retriever dễ thương.

Bình Bông Bụp cùng hai 'bạn' chó rong ruổi khắp Việt Nam  cảnh đẹp quên lối về

Bún bò Huế được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tri thức dân gian về bún bò Huế vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bún bò Huế được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

150 năm Kim Vân Kiều muôn mặt: Truyện Kiều là bản đồ văn hóa, ngôn ngữ và tâm hồn

Theo TS Bùi Trân Phượng, Truyện Kiều không chỉ là tác phẩm văn học đơn thuần mà còn là một bản đồ văn hóa, ngôn ngữ, tâm hồn của người Việt. Đã là người Việt mà không hiểu rõ ý nghĩa của Truyện Kiều là đáng tiếc.

150 năm Kim Vân Kiều muôn mặt: Truyện Kiều là bản đồ văn hóa, ngôn ngữ và tâm hồn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar