29/05/2019 16:56 GMT+7

Ngộ độc caffein

Nguồn: Viện Y học Ứng dụng Việt Nam
Nguồn: Viện Y học Ứng dụng Việt Nam

Uống cà phê được xem như thói quen không thể bỏ của nhiều người. Tuy nhiên, nếu uống nhiều cà phê trong một ngày cũng có những tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.


Ngộ độc caffein - Ảnh 1.

Uống quá nhiều cà phê có thể dẫn đến ngộ độc caffein - Ảnh: lamudi.com.ph

Caffein có những lợi ích riêng, nhưng lại có thể gây ra một số vấn đề cho sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu xem bao nhiêu là quá nhiều, nếu bạn cần cắt giảm lượng caffein uống vào.

Sử dụng thức uống có caffein được xem như thói quen không thể bỏ của nhiều người. Tuy nhiên, nếu uống nhiều caffein trong một ngày cũng có những tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.

Triệu chứng

Một khi được tiêu hóa, caffein sẽ được hấp thu và truyền đi nhanh chóng lên não. Caffein không tích lũy lâu trong dòng máu hoặc trong cơ thể, mà được bài tiết qua nước tiểu sau một vài giờ tiêu thụ.

Các ảnh hưởng của caffein lên sức khỏe đã được rất nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu, đặc biệt là các tác động lên u nang tuyến vú, các bệnh lý tim mạch, dị tật bẩm sinh, chức năng sinh sản và hành vi ở trẻ em. Các nghiên cứu đã đưa ra kết luận: người uống trà, cà phê ở mức độ vừa phải chắc chắn không gặp phải các vấn đề sức khỏe liên quan tới tiêu thụ caffein với điều kiện các thói quen sống khác (chế độ ăn, tiêu thụ rượu bia) cũng ở mức vừa phải.

Sử dụng caffein ở mức độ thấp và vừa phải nhìn chung không dẫn đến các triệu chứng đáng lo ngại về sức khỏe, thậm chí có thể mang đến một số lợi ích sức khỏe như: Giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ, hỗ trợ điều trị đau nửa đầu, tăng sự tỉnh táo và nhạy bén của đầu óc, giảm triệu chứng trầm cảm, thậm chí giúp giảm nguy cơ mất trí nhớ. Đối với một số người, những lợi ích này có thể lấn át các nguy cơ và những ảnh hưởng tiêu cực gây ra cho cơ thể liên quan đến caffein. Tuy nhiên, khi sử dụng quá mức có thể dẫn đến "ngộ độc caffein".

Ngộ độc caffein là việc sử dụng caffein ở mức cao gây bồn chồn không yên, lo lắng, phấn khích, da mặt đỏ, mất ngủ, tiểu nhiều, cào ruột, nhịp tim bất thường, co giật cơ, giật mình hốt hoảng hay run rẩy, hoặc bất cứ triệu chứng kết hợp nào. Lượng tiêu thụ caffein ở mỗi người là khác nhau nên rất khó để đưa ra được một định nghĩa chung về "quá liều" ở đây.

Mặc dù một số nghiên cứu chỉ ra rằng sử dụng caffein thường xuyên giống như một thói quen hơn là nghiện, nhưng trong thực tế, quá liều sẽ gây ra những triệu chứng về cả thể chất lẫn tâm thần. Ngoài ra, khi ngưng sử dụng các đồ uống có caffein, người dùng sẽ gặp phải các triệu chứng như cai nghiện. Điều này chứng tỏ caffein là chất gây nghiện.

Các triệu chứng cai caffein có thể bao gồm đau đầu, vô cùng mệt mỏi, buồn ngủ, tâm trạng trì trệ, khó tập trung và thậm chí có các triệu chứng giống cảm cúm như buồn nôn hoặc đau cơ. Triệu chứng cai thường bắt đầu 12 đến 24 giờ sau lần sử dụng cuối cùng, đỉnh điểm sau 1 đến 2 ngày không sử dụng, và có thể kéo dài tới 9 ngày.

Nguyên nhân

Không có một nhu cầu cụ thể nào về chế độ ăn uống liên quan đến caffein. Tuy nhiên phải luôn hiểu rằng việc sử dụng vừa phải thường sẽ không gây ra nguy cơ nào cho sức khỏe. Liều lượng khoảng 250 đến 300mg caffein mỗi ngày (tương đương khoảng 3 tách cà phê) được xem là một liều lượng vừa phải. Hơn 10 tách cà phê một ngày là quá mức (227g/tách), sử dụng trên mức này có thể gây ra ngộ độc caffein.

Caffein được coi là một chất gây nghiện như ma túy vì tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương. Tuy nhiên, việc sử dụng thường xuyên có thể gây lệ thuộc về mặt thể chất nhẹ nhưng nói chung không ảnh hưởng lên cơ thể, đời sống xã hội hay tài chính như những chất gây nghiện khác.

Một nghiên cứu trên thanh thiếu niên để tìm hiểu mối liên hệ giữa việc sử dụng caffein và các chất có cồn đã phát hiện ra rằng những người trẻ tuổi sử dụng nước tăng lực có chứa caffein sẽ có khả năng sử dụng rượu bia nhiều hơn về sau. Điều này xảy ra có thể là do phụ huynh không giám sát kỹ và thiếu biện pháp can thiệp sớm.

Việc trẻ em sử dụng caffein nên được giám sát kỹ càng. Đồ uống có chứa caffein nếu sử dụng thay thế cho các loại thực phẩm dinh dưỡng như sữa có thể cản trở hấp thu một số chất dinh dưỡng nhất định như canxi và sắt. Một đứa trẻ có thể ăn ít hơn sau khi uống caffein vì nó là chất ức chế thèm ăn. Vì caffein không có giá trị dinh dưỡng nên nói chung khuyến cáo trẻ em nên tránh sử dụng. Đối với trẻ tăng động, cần đặc biệt loại bỏ caffein ra khỏi chế độ ăn vì đây là chất kích thích.

Phụ nữ có thai, người mắc bệnh tim mạch hoặc loét đường tiêu hóa có thể cần bác sĩ tư vấn để cắt giảm hoặc tránh sử dụng caffein.

Đặc biệt trong trường hợp ở những người đang mắc các bệnh lý, việc sử dụng caffein có thể gây tương tác với các loại thuốc. Hãy trao đổi cùng bác sĩ của bạn để được giúp đỡ và hỗ trợ khi cần thiết.

Điều trị

Vì rối loạn sử dụng caffein không được xem là một bệnh lý chính thức nên vẫn chưa có hình thức điều trị chuẩn hóa nào. Các nhà khoa học vẫn đang xem xét có nên đưa nó vào danh sách các rối loạn sử dụng chất hay không, vì quá liều caffein tích lũy sẽ làm cơ thể bị lệ thuộc, dẫn đến những hệ quả tiêu cực cho cơ thể, tâm lý và xã hội. Hãy cân nhắc và hỏi ý kiến bác sĩ trong trường hợp cần nhập viện nếu bị quá liều caffein.

Nguồn: Viện Y học Ứng dụng Việt Nam

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sau ồn ào, Sở An toàn thực phẩm TP.HCM sẽ kiểm tra sản phẩm giảm cân của DJ Ngân 98

Chiều 20-5, đại diện Sở An toàn thực phẩm TP.HCM cho biết sẽ kiểm tra sản phẩm giảm cân của người bán nổi tiếng trên mạng xã hội là Ngân 98, sau ồn ào thời gian gần đây.

Sau ồn ào, Sở An toàn thực phẩm TP.HCM sẽ kiểm tra sản phẩm giảm cân của DJ Ngân 98

Ăn gì, vệ sinh răng thế nào khi đang niềng răng?

Niềng răng là phương pháp điều trị được sử dụng phổ biến hiện nay, giúp dịch chuyển răng mang lại hàm răng đều đặn. Tuy nhiên, khi niềng răng thường dễ bám thức ăn và mảng bám hơn và làm tăng nguy cơ sâu răng, viêm lợi.

Ăn gì, vệ sinh răng thế nào khi đang niềng răng?

Kiểu tính cách nào là 'thủ phạm' khiến bạn mất ngủ?

Một nghiên cứu vừa phát hiện các đặc điểm tính cách có thể là lý do dẫn đến việc mất ngủ.

Kiểu tính cách nào là 'thủ phạm' khiến bạn mất ngủ?

Sau vụ chỉ số chống nắng ghi 50 nhưng kiểm nghiệm 2,4: Tăng cường kiểm nghiệm sản phẩm chống nắng

Cục Quản lý dược, Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị các sở y tế tỉnh thành và các cơ sở sản xuất, kinh doanh tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm đối với sản phẩm chống nắng.

Sau vụ chỉ số chống nắng ghi 50 nhưng kiểm nghiệm 2,4: Tăng cường kiểm nghiệm sản phẩm chống nắng

Cách ly phòng COVID-19 hiện nay có còn cần thiết?

Thời điểm đại dịch COVID-19 xuất hiện đầu năm 2020 tại Việt Nam, những người tiếp xúc gần 2m đã thuộc diện nghi nhiễm và phải cách ly, người bệnh phải cách ly 14 ngày. Còn hiện nay, việc thực hiện cách ly COVID-19 như thế nào?

Cách ly phòng COVID-19 hiện nay có còn cần thiết?

Sốt xuất huyết vào mùa, ba việc cần làm ngay trước khi quá muộn

Mỗi năm, sốt xuất huyết lại bùng phát vào mùa mưa khiến hàng ngàn trẻ em phải nhập viện, nhiều ca trở nặng nguy hiểm tính mạng. Bà con mình cần làm ngay ba việc quan trọng.

Sốt xuất huyết vào mùa, ba việc cần làm ngay trước khi quá muộn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar