09/07/2025 07:36 GMT+7

Khi nào khám chữa bệnh ở tuyến cuối được chi trả bảo hiểm y tế?

Bảo hiểm y tế là một chính sách an sinh xã hội quan trọng, góp phần chia sẻ chi phí y tế, giảm gánh nặng tài chính cho người bệnh. Tuy nhiên, trên thực tế không ít người dân vẫn còn lúng túng, chưa nắm rõ quyền lợi của mình.

bảo hiểm y tế - Ảnh 1.

Người dân nộp tiền khám sức khỏe tại Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Vậy khi nào người dân được hưởng bảo hiểm y tế (BHYT) tại bệnh viện tuyến cuối? Nếu sử dụng dịch vụ khám theo yêu cầu thì BHYT sẽ thanh toán như thế nào và cần chuẩn bị giấy tờ gì?

Những giấy tờ cần mang khi đi khám BHYT

Giải đáp về những thắc mắc này, bác sĩ Trần Thái Sơn, phó trưởng phòng kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Bạch Mai, cho hay theo quy định hiện hành, người dân cần xuất trình thông tin về thẻ BHYT bằng một trong các hình thức sau: căn cước công dân hoặc tài khoản định danh điện tử mức 2 trên ứng dụng VNeID đã tích hợp thông tin BHYT.

Trường hợp chưa tích hợp, người bệnh cần mang thẻ BHYT hoặc mã số BHYT kèm theo một giấy tờ tùy thân có ảnh (như căn cước, hộ chiếu, giấy xác nhận nhân thân…).

Đối với trẻ em dưới 6 tuổi, chỉ cần xuất trình thẻ BHYT hoặc giấy khai sinh. Đối với trường hợp đang trong quá trình cấp lại hoặc đổi thẻ cần mang theo giấy hẹn trả kết quả và một trong các giấy tờ chứng minh nhân thân.

Khi nào được hưởng BHYT tại bệnh viện tuyến cuối?

Theo bác sĩ Sơn, là bệnh viện tuyến trung ương chuyên sâu, Bạch Mai chỉ tiếp nhận thanh toán BHYT ngoại trú cho người bệnh trong một số trường hợp cụ thể như người có giấy chuyển tuyến từ cơ sở khám chữa bệnh tuyến dưới và giấy còn hiệu lực. Người có phiếu hẹn tái khám do chính Bệnh viện Bạch Mai cấp.

Đặc biệt, theo quy định mới của Bộ Y tế, người mắc một trong 62 bệnh/nhóm bệnh đặc biệt theo phụ lục 1 thông tư 01/2025/TT-BYT được đến thẳng cấp chuyên sâu. Tuy nhiên, bác sĩ Sơn lưu ý một số bệnh trong danh mục này cũng có những điều kiện kèm theo để được hưởng BHYT.

Ví dụ nếu không có ghi chú "người bệnh được hưởng quyền lợi ngay trong lượt khám chữa bệnh có kết quả xác định bệnh" thì người bệnh chỉ được hưởng quyền lợi BHYT sau khi đã được một cơ sở khám chữa bệnh chẩn đoán xác định mắc bệnh thuộc danh mục.

Do vậy, để đảm bảo quyền lợi khám chữa bệnh BHYT, trong các trường hợp này người bệnh phải mang theo đơn thuốc hoặc giấy ra viện của các cơ sở khám chữa bệnh trước đó để làm bằng chứng.

Đối với người bệnh được hưởng BHYT đúng tuyến nếu tái khám tại Bệnh viện Bạch Mai hay các bệnh viện tuyến cuối khác đều phải mang theo phiếu hẹn do chính bệnh viện này cấp.

Phiếu hẹn phải đúng mẫu quy định và còn hiệu lực. Nếu có dấu hiệu bất thường, người bệnh cũng có thể đến trước ngày hẹn. 

Trường hợp không thể tái khám đúng hẹn vì lý do khách quan, nên liên hệ lại bệnh viện để được hỗ trợ sắp xếp thời gian phù hợp nhằm không làm gián đoạn quyền lợi.

Khám theo yêu cầu, tại nhà vẫn chi trả, nhưng có điều kiện

Bác sĩ Sơn hướng dẫn cụ thể quỹ BHYT sẽ thanh toán các chi phí thuộc phạm vi được hưởng (thuốc, dịch vụ kỹ thuật, tiền giường...) theo mức giá BHYT quy định.

Người bệnh sẽ chi trả phần chênh lệch giữa giá dịch vụ yêu cầu và giá BHYT. Ví dụ, công khám BHYT là 50.600 đồng/lượt, nhưng nếu người bệnh chọn khám với bác sĩ yêu cầu có mức giá 300.000 đồng/lượt thì sẽ tự trả 249.400 đồng.

Trong phần còn lại, BHYT vẫn chi trả phần tương ứng với mức hưởng (80%, 95% hoặc 100%), người bệnh chỉ đồng chi trả phần còn lại (nếu có). 

Riêng với thuốc điều trị, BHYT vẫn thanh toán đầy đủ nếu thuốc đó thuộc danh mục được quỹ chi trả, không phân biệt khám thường hay khám yêu cầu.

Ngoài ra, chuyên gia này cũng hướng dẫn chính sách BHYT hiện cho phép thanh toán cho dịch vụ khám chữa bệnh tại nhà, một hướng đi nhân văn, đặc biệt hữu ích với người cao tuổi, người bại liệt hoặc khó di chuyển.

Tuy vậy, việc triển khai cần có sự phối hợp chặt chẽ, tránh lạm dụng quỹ BHYT và đảm bảo chất lượng điều trị.

"Hiện chưa triển khai đại trà khám tại nhà. Bác sĩ khuyến cáo người dân nên ưu tiên đến khám tại cơ sở y tế chuyên môn cao để đảm bảo chẩn đoán và điều trị đầy đủ, chỉ nên sử dụng khám tại nhà khi thật sự cần thiết nhằm duy trì điều trị liên tục, tránh bệnh chuyển nặng và phải nhập viện", bác sĩ Sơn chia sẻ.

Vì sao nhiều bệnh ung thư không thuộc 'danh mục không cần giấy chuyển viện tuyến cuối'?

Có 62 bệnh, nhóm bệnh được đến thẳng tuyến cuối, không cần giấy chuyển viện và người bệnh được hưởng 100% bảo hiểm y tế. Nhưng vì sao nhiều bệnh ung thư khác không có trong danh mục này?


Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cảnh sát giao thông dẫn đường taxi chở bé trai co giật đến bệnh viện cấp cứu kịp thời

Thấy con trai bị sốc phản vệ, lên cơn co giật, người mẹ nhanh trí nhờ cán bộ Cục Cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ trên cao tốc dùng mô tô đặc chủng dẫn đường đến bệnh viện nhanh chóng.

Cảnh sát giao thông dẫn đường taxi chở bé trai co giật đến bệnh viện cấp cứu kịp thời

Đái tháo đường âm thầm 'tấn công' người trẻ, 5 người sẽ có 1 người không biết bệnh

Đó là thông tin được PGS Nguyễn Thị Bích Đào - chủ tịch Hội Đái tháo đường và nội tiết TP.HCM - chia sẻ tại hội thảo khoa học Chiến lược quản lý các bệnh lý tim mạch - chuyển hóa từ khuyến cáo đến thực hành lâm sàng do Bệnh viện Gia An 115 tổ chức.

Đái tháo đường âm thầm 'tấn công' người trẻ, 5 người sẽ có 1 người không biết bệnh

Cách nhận biết, điều trị bệnh 13% dân số thế giới mắc: Kém khoáng men răng hàm - răng cửa

Kém khoáng hóa men răng hàm - răng cửa (MIH) là bệnh lý phổ biến liên quan đến khiếm khuyết cấu trúc men răng trong quá trình phát triển, với tỉ lệ xác định khoảng 13% dân số thế giới.

Cách nhận biết, điều trị bệnh 13% dân số thế giới mắc: Kém khoáng men răng hàm - răng cửa

Bệnh viện Chợ Rẫy ứng dụng nhiều phương pháp tiên tiến trong điều trị ung thư

Tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), các phương pháp điều trị hóa trị, xạ trị, phẫu thuật, phối hợp đa mô thức tiên tiến đã và đang được triển khai, giúp quản lý bệnh tốt từ giai đoạn sớm, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân ung thư.

Bệnh viện Chợ Rẫy ứng dụng nhiều phương pháp tiên tiến trong điều trị ung thư

Bộ Y tế chỉ đạo báo cáo vụ 'bác sĩ dỏm' giữa thủ đô và đi thẩm mỹ rồi tử vong

Từ “bác sĩ dỏm” hoạt động giữa trung tâm Hà Nội, một cơ sở thẩm mỹ bị tố sai phạm ở Hải Phòng đến vụ tử vong khi chuyển viện tại Thanh Hóa đều là những vi phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực khám chữa bệnh vừa xảy ra.

Bộ Y tế chỉ đạo báo cáo vụ 'bác sĩ dỏm' giữa thủ đô và đi thẩm mỹ rồi tử vong

Khám, phát thuốc miễn phí cho cựu chiến binh, người có công

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ, Sở Nội vụ TP.HCM phối hợp tổ chức chương trình khám bệnh xương khớp - thần kinh và cấp phát thuốc miễn phí cho người có công với cách mạng.

Khám, phát thuốc miễn phí cho cựu chiến binh, người có công
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar