14/10/2013 12:55 GMT+7

Chết vì ăn quá nhiều kẹo chứa caffein

HÀ AN 
HÀ AN 

TTO - Cái chết bất thường do ăn quá nhiều kẹo của một người đàn ông quốc tịch Anh như một lời cảnh tỉnh cho công chúng về mối nguy hiểm tiềm ẩn của thứ kẹo ngọt này.

Phóng to
Nạn nhân xấu số John Jackson (ảnh lớn) và gia đình cầm hộp kẹo nhãn hiệu Hero Instant Energy Mints - Ảnh: Mirror

Theo trang Gentside, kết luận mới đây của các bác sĩ pháp y cho thấy anh John Jackson, 40 tuổi, sống gần thành phố Birmingham, đã tử vong hồi tháng 5 là do ăn quá nhiều kẹo bạc hà chứa caffein của nhãn hiệu Hero Instant Energy Mints.

“Tôi nghĩ chính quyền cần được biết về thông tin trên và đưa ra các biện pháp phòng ngừa. Tình trạng này rất nguy hiểm. Tôi chắc chắn rằng anh John cũng không lường trước được mối nguy hiểm tiềm tàng của loại kẹo chứa caffein” – Bác sĩ pháp y Robin Balmain khuyến cáo.

Anh John được vợ phát hiện đã chết tại nhà nhưng kết luận của BS Balmain vào thời điểm đó chỉ ghi “tử vong bất thường”. Tuy nhiên, vài tháng sau cái chết của anh John, BS Balmain đã tiết lộ trên tờ Independent về nguyên nhân thực sự cái chết đột ngột trên. Theo BS Balmain, anh John đã lạm dụng kẹo Hero với hàm lượng caffein tương đương với hàm lượng 80 mg có trong nước uống tăng lực Red Bull.

Kết luận này ngay lập tức được phía tòa án mở cuộc điều tra bằng cách cử nhà bệnh lý học Dragana Cvijan tìm hiểu lại toàn bộ sự việc. Kết quả, BS Cvijan cũng đã phát hiện hàm lượng 155 mg caffein hiện diện trong cơ thể của nạn nhân xấu số.

Dù trước đó anh John mắc bệnh xơ gan nhưng BS Cvijan cho biết căn bệnh đó không phải là nguyên nhân gây ra cái chết mà nguyên nhân chính là những viên kẹo bạc hà chứa caffein do sử dụng quá liều.

Khi biết được sự thật, gia đình của nạn nhân rất tức giận vì kẹo Hero chứa caffein lại được xếp chung với khu vực kẹo ngọt bình thường khác tại các quầy trong siêu thị. Họ cũng yêu cầu thu hồi loại kẹo “giết người” này ra khỏi thị trường kẹo ngọt.

Tuy nhiên, phía nhà sản xuất kẹo ngọt Hero cho biết họ luôn cảnh báo người tiêu dùng về hàm lượng caffein và tuân thủ quy định bằng cách ghi rõ hàm lượng trên mọi sản phẩm. Đồng thời, công ty Hero cũng gửi lời chia buồn đến gia đình và bạn bè của nạn nhân.

HÀ AN 

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tình hình sức khỏe 3 bệnh nhân chấn thương nặng trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Tối 9-7, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) và Bệnh viện Nhi đồng 2 đã thông tin về tình hình sức khỏe của 3 bệnh nhân được chuyển đến TP.HCM.

Tình hình sức khỏe 3 bệnh nhân chấn thương nặng trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Xếp hạng 10 cơ sở y tế ở TP.HCM có điểm cao nhất và thấp nhất

Sở Y tế TP.HCM vừa công bố bảng xếp hạng 10 bệnh viện có điểm chất lượng cao nhất và thấp nhất, sau khi kiểm tra chất lượng các bệnh viện trên địa bàn.

Xếp hạng 10 cơ sở y tế ở TP.HCM có điểm cao nhất và thấp nhất

TP.HCM nâng cấp 168 trạm y tế thành 'bệnh viện mini, cửa ngõ' chăm sóc sức khỏe

Sau sáp nhập, TP.HCM tập trung nâng cao năng lực 168 trạm y tế trên địa bàn thành 'bệnh viện mini, cửa ngõ' chăm sóc sức khỏe người dân.

TP.HCM nâng cấp 168 trạm y tế thành 'bệnh viện mini, cửa ngõ' chăm sóc sức khỏe

Thợ điện lạnh phá cửa kính cứu tài xế đột quỵ trong ô tô

Một người thợ sửa chữa điện tử, điện lạnh ở Nghệ An thấy chiếc xe trôi tự do đã nhanh trí phá cửa kính, đưa tài xế bị đột quỵ bên trong xe đi cấp cứu.

Thợ điện lạnh phá cửa kính cứu tài xế đột quỵ trong ô tô

Hà Nội sẽ hỗ trợ 100% tiền đóng bảo hiểm y tế cho những trường hợp nào?

HĐND TP Hà Nội thông qua nghị quyết quy định mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế cho các trường hợp chính sách.

Hà Nội sẽ hỗ trợ 100% tiền đóng bảo hiểm y tế cho những trường hợp nào?

'Kê huyết đằng' vị thuốc quý bổ máu, chữa đau xương khớp nhưng cần sử dụng cho đúng

Gần đây trên mạng xã hội nhiều TikToker sống ở vùng cao đã khai thác và bán cây kê huyết đằng, có người gọi là cỏ máu. Đây là vị thuốc có khả năng chữa bệnh, nhưng cần kết hợp đúng cách với các dược liệu khác mới mang lại hiệu quả cao.

'Kê huyết đằng' vị thuốc quý bổ máu, chữa đau xương khớp nhưng cần sử dụng cho đúng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar